Home
» Tin tức - Sự kiện - Bình - Luận
» Kỷ niệm 40 năm Nhà văn anh hùng Chu Cẩm Phong hy sinh (1971-2011) – Tin và ảnh Trọng Bảo
Kỷ niệm 40 năm Nhà văn anh hùng Chu Cẩm Phong hy sinh (1971-2011) – Tin và ảnh Trọng Bảo
Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015
Ngày
12/05/2011
Sáng
ngày 12-5, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Số 9-Nguyễn Đình Chiểu-Hà Nội), Ban
Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm Nhà văn
anh hùng Chu Cẩm Phong hy sinh (1971-2011). Tới dự buổi lễ có Nhà thơ Hữu
Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đại diện Ban Tuyên giáo trung ương, Hội
Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, đại
diện gia đình và đông đảo các nhà giáo, nhà văn, nhà thơ từng sống, chiến đấu
với nhà văn Chu Cẩm Phong và giảng viên, sinh viên khoa sáng tác, lý luận phê
bình văn học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Thông
tin liên hệ: (VanDanViet)
Tác
giả Trọng Bảo
Tên
thật: Hà Trọng Bảo
Sinh
năm: 1956
Quê
quán: Thị trấn Hoa Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Hiện
công tác tại: Phòng Thông tấn-Báo chí quân
đội
Địa
chỉ: 61- Cửa Đông-Hà Nội,
ĐT:
098.6676547
Email: trongbao.56@gmail.com
_____
KỶ NIỆM 40 NĂM NHÀ
VĂN ANH HÙNG CHU CẨM PHONG HY SINH (1971-2011)
Tin và ảnh Trọng Bảo
Sáng ngày 12-5, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Số 9-Nguyễn Đình
Chiểu-Hà Nội), Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ
niệm 40 năm Nhà văn anh hùng Chu Cẩm Phong hy sinh (1971-2011). Tới dự buổi lễ
có Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đại diện Ban Tuyên giáo
trung ương, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Tổng cục Chính trị QĐND
Việt Nam, đại diện gia đình và đông đảo các nhà giáo, nhà văn, nhà thơ từng
sống, chiến đấu với nhà văn Chu Cẩm Phong và giảng viên, sinh viên khoa sáng
tác, lý luận phê bình văn học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Tại
lễ kỷ niệm, sau khi thắp hương, tưởng niệm nhà văn Chu Cẩm Phong, nhà thơ Quang
Thiều, Phó chủ tịch BCH Hội Nhà văn Việt Nam đọc lời khai mạc; các nhà văn, nhà
thơ, nhà giáo như: Nguyễn Chí Trung, Hữu Thỉnh, Ngô Thảo, Thái Bá Lợi, Bùi Minh
Quốc, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Sỹ Tuyển (giáo viên chủ nhiệm lớp 7 của Chu Cẩm
Phong)... đã phát biểu ý kiến ôn lại cuộc đời, gương chiến đấu hy sinh dũng cảm
và sự nghiệp văn chương của nhà văn, anh hùng liệt sĩ Chu Cầm Phong. Kết luận
buổi hội thảo tại lễ kỷ niệm, nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhấn mạnh: “Qua những ký ức
các nhà văn, các đại biểu đã mà phác thảo thật sinh động một chân dung tinh
thần của một thế hệ các nhà văn cầm bút chiến đấu”.
Nhà
văn Chu Cẩm Phong tên thật là Trần Tiến sinh năm 1941 tại Hội An, Quảng Nam.
Năm 1954, Chu Cẩm Phong theo cha tập kết ra miền Bắc, học phổ thông tại các
trường học sinh miền Nam, là sinh viên khoa ngữ văn Trường Đại học tổng hợp Hà
Nội. Tốt nghiệp đại học, anh được chọn đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nhưng
cuối năm 1964, Chu Cẩm Phong đã xin về miền Nam trực tiếp cầm súng chiến đấu.
Thời gian đầu ở chiến trường anh là phóng viên TTXVN sau đó chuyển sang làm
phóng viên, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ (Khu 5),
bí thư chi bộ tiểu ban văn nghệ Ban tuyên huấn Khu 5. Ngày 1-5-1971, trong một
trận đánh không cân sức với quân thù, Chu Cẩm Phong cùng bốn chiến sĩ khác đã
chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh. Năm 2010, Chu Cẩm Phong
được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Anh là một nhà văn đầu tiên
được phong tặng danh hiệu anh hùng.
Cuốn
nhật ký cuối cùng mà anh đem theo bên mình tưởng đã bị mất vĩnh viễn không ngờ
đã được một sĩ quan quân đội Sài Gòn trân trọng gìn giữ, sau ngày giải phóng Đà
Nẵng tìm đến trao lại cho các bạn của nhà văn. Năm 2000, “Nhật ký chiến tranh”
của Chu Cẩm Phong được Hội Nhà Văn Việt Nam trao tặng thưởng.
Tin và ảnh Trọng Bảo
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 03/10/2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hà Nội ngày 12/05/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét