Quán Đợi Chờ - Truyện ngắn Một Lúa P1(USA)
Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015
"Câu tôm ngủ gục, vớt hụt con tôm càng Phải
chi anh vớt đặng, anh sắm vàng cho em đeo" - Ê, đi đâu mà hò hót xiên
xẹo kẻ hèn nầy vậy, Tám Lớ? - Sáng đến giờ tao có chuyện ở gần dốc cầu Danh
Tấm. Tao chạy ngang đây thấy xe của mầy, ghé lại kiếm cà phê. Ai mà không biết
Hai Chích của mình ngày nào cũng cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy. Trưa nay cô chủ
quán đi đâu mà Hai của mình ngồi ngủ gục thấy thương vậy ta.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nguyễn Thế Điển
Sinh
năm 1952
Bút
danh: NguyễnThế Điền, LíLắc, Một
Lúa
Quê
quán: Ấp 5, Tam Bình, Vĩnh Long
Chỗ
ở hiện tại: New Jersey, USA
Email: diennguyen52@gmail.com
_____
QUÁN ĐỢI CHỜ
"Câu tôm ngủ gục, vớt hụt con tôm càng
Phải chi anh vớt đặng, anh sắm vàng
cho em đeo"
-
Ê, đi đâu mà hò hót xiên xẹo kẻ hèn nầy vậy, Tám Lớ?
-
Sáng đến giờ tao có chuyện ở gần dốc cầu Danh Tấm. Tao chạy ngang đây thấy xe
của mầy, ghé lại kiếm cà phê. Ai mà không biết Hai Chích của mình ngày nào cũng
cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy. Trưa nay cô chủ quán đi đâu mà Hai của mình ngồi
ngủ gục thấy thương vậy ta.
- Ở
đây là ấp Năm, Tam Bình, Vĩnh Long. Nói bắt quàng qua vụ bờ kinh Ngã Bảy, Phụng
Hiệp, Hậu Giang là sao. Còn chữ nghĩa cắm sào bên bờ kinh và trên bờ kinh khác
nhau xa lắc nghe Tám Lớ. Bởi vậy tao nghe thằng Năm Cua Đinh nói hoài, có bà
Bảy Cai Lậy lên phây-búc bắt giò Tám mầy chuyên môn miệng nói cây cà mà mắt xà
cây ớt.
-
Đừng có "oanh tạc" lầm thường dân vô tội nghe Hai. Sáu câu vọng cổ
Tình Anh Bán Chiếu mà Út Trà Ôn ca buồn não nuột, không phải soạn giả Viễn Châu
muốn đề cao mối si tình 'one way' trên quê ngoại Phụng Hiệp của tao. Chuyện đó
cũng gần như chuyện của mầy hôm nay, tao nói oan cho mầy chỗ nào hả Hai
Chích.
-
Thời chưa có điện thì tụi bây muốn gọi tao tên gì cũng được, còn thời nay tao
hết chích rồi, tụi bây kêu chích chích hoài, tao nhột quá. Ba má khai sanh tên
tao là Chính, nghĩa là chánh. Không phải chích châm gì hết.
-
Mầy chích tao không nhột, mắc gì mầy nhột. Mà sao có vụ điện không điện là
chuyện gì hả Hai.
-
Mầy đừng giả nai. Hồi chưa có internet thì lời đồn truyền miệng chỉ quanh quẩn
xóm thôn, cao lắm là từ ấp Tư bò qua ấp Năm là hết trớn. Còn bây giờ thì chỉ
trong 3 tiếng đờn cò ò-ót-e là cả thế giới đều hay hết trọi.
-
Người ta nói thời gian nhanh như 3 nốt nhạc, bắt chước văn chương cũng không
giống. Còn từ ngữ tân tiến nói là đàn cò, đàn nguyệt, đàn lục huyền vân vân, ai
mà nói đờn cò quê chác như Hai mình.
-
Cũng vụ đờn đàn mà tao tởn rồi Tám mầy ôi. Hôm trước tao đi đám đính hôn con
nhỏ cháu vợ thằng Sáu Bờ-rô. Nhậu chừng quá nửa tà-líp thì tụi tao nghe um sùm
bên bàn khứa lão. Tao ngó qua thấy thằng Sáu ngoắc ngoắc lia lịa. Tao chạy qua
để được lãnh nhiệm vụ kè ông sui trai, còn Sáu Bờ-rô lo cản ông anh vợ chủ nhà
cũng là sui gái. Chuyện cãi vả bắt đầu khi ông sui trai cao hứng mượn đàn cò ra
chơi vài câu vọng cổ. Lúc đó ông sui gái cũng vui vẻ nói đùa, đàn cò bay trên
trời thì làm sao tui cho anh mượn được. Thế là hai ông sui gia trao qua đổi
lại, xém chút nữa là bể luôn dĩa mứt gừng của hai đứa nhỏ. Tao thấy hai thằng
cha già không ai nhường ai, bất chấp hai đứa con kinh sợ lạy như tế sao. Tự
nhiên tao hết thèm thịt vịt, không khí vừa êm thì tao lén kêu xe ôm dọt
trước.
-
Ủa, mình đi đến đây để uống cà phê mà Hai Chích.
-
Tám mầy chạy vô quán thằng Út Nhót làm một ly cho tỉnh, tao ở đây chờ cô chủ có
chút chuyện.
-
Muốn đuổi khéo tui hả bạn thân. Chắc là hôm nay tốt ngày, Hai mình quyết định
xổ bầu tâm sự cho xong. Tụi tao riết rồi cũng ngán như chè đậu vở tuồng Tình
anh bán chiếu tập hai của mầy.
-
Bác Ba gái quê ở Phụng Hiệp, Tám Lớ mầy từng nghe ai nói câu chuyện ghe chiếu
Cà Mau đó có thật hay không?
-
Tao có hỏi mấy ông cậu ở Ngã Bảy vẫn còn minh mẫn, không ai biết câu chuyện
chàng trai từ dưới ghe bước lên xóm rẫy có một lần mà tình nhớ thiên thu. Ngày
xưa con gái người ta khuê môn bất xuất, hai người lạ hoắc không quen không
biết, lại nữa cô ta chuẩn bị lấy chồng, mà anh chàng ghe chiếu đó đem lòng yêu thương
là cái nghĩa lý gì. Chuyện Trương Chi, tao nghĩ có nhiều người chấp nhận. Còn
chuyện anh chàng ghe chiếu nầy, tao mang hết mười thành công lực tình cảm để
thử nhập vai, nhưng đành phải chào thua. Trở lại chuyện mình nè Hai Chích, mầy
chết vợ thì cũng như không vợ, con cái lớn hết rồi. Còn cô chủ quán Đợi Chờ
cũng phòng đơn chiếc bóng, cũng không vướng bận con cháu. Hai đứa son giá mà có
cảm tình, hoàn cảnh và tuổi tác ngang nhau, lý do gì mà không mau mà ghép đôi
lại cho làng xóm vui vẻ ăn nhậu tưng bừng.
-
Tao cũng đôi lần ngỏ ý, nhưng cổ thối thoát là dành thì giờ lo cho cha già bịnh
tật. Tao hứa cưới hỏi xong thì tao dọn về ở chung, nhập vốn làm ăn. Có hai
người cùng chăm sóc ông già, phải đở hơn không. Như hôm nay cổ đi Vĩnh Long,
cũng bỏ ông già nằm một mình không ai cho uống nước.
-
Vậy là nãy giờ anh Hai mình ở đây coi chừng ông già dùm cho người yêu.
-
Tao đến đây trước mầy chừng hơn một tiếng, thấy ông già ở nhà một mình nên tao
nán lại thôi. Hôm trước trong đám nói cháu vợ Sáu Bờ-rô, tao có nghe ông Mười
Thìn kể một chuyện tình xưa rất ly kỳ ở vùng nầy.
-
Hấp dẫn không Hai Chích, xưa là hồi nào, mầy kể lại nghe chơi.
-
Hồi những năm kinh tế...
-
Năm kinh tế là năm gì vậy Hai?
-
Tao mới uống miếng nước muốn sặc luôn. Năm kinh tế là nói tắt vụ khủng hoảng
kinh tế toàn thế giới khoảng một chín ba mấy. Trào Pháp thuộc, quận lỵ Tam Bình
có lúc đóng tại Ba Kè. Ngoài con đường xe huyết mạch lên tỉnh qua ngã ba Long
Hiệp, thì tuyến đường sông Ba Kè-Cái Ngang-Ba Càng cũng quan trọng không kém.
Thời đó vùng cặp mé sông từ vàm Danh Tấm chạy dài lên ấp Năm của mình, dân cư
giàu có sung túc, người ta thi nhau cất nhà ngói đỏ rực dọc hai bờ sông, thanh
bình vui vẻ lắm Tám mầy biết không.
-
Má sanh tao ra ở xóm Nhà Giàu, bây giờ thuộc ấp Năm. Lớ tao chỉ biết tình hình
sơ sơ bao nhiêu đó.
-
Hồi xưa vàm nầy người ta gọi là vàm Ông Tấm, vì dân thời đó không có thói quen
kêu luôn tên họ. Ông Tấm là một chủ điền giàu có khét tiếng. Ông Tấm là một
người theo Tây học, nên ông gởi cô con gái lớn là cô Hai Nương lên Sài Gòn học
trường đầm và ở luôn nội trú trong phạm vi trường học. Xui cho hầu hết dân giàu
như ông. Những năm kinh tế khủng hoảng kéo dài, khiến cho giá lúa rẻ mạt còn 2
cắc một giạ, ông Tấm không kham nỗi tài chánh, ông đành cắt ngang việc học của
cô Hai Nương. Năm sau thì ông Tấm vì tránh vỡ nợ hứa gả cô Nương cho cậu Ba
Quờn con phú hộ cũng ở vùng nầy, vì ba má cậu Ba Quờn hứa giúp ông chuộc lại số
đất ruộng cầm cố cho Chà 'Xét-ty' mấy năm trước đó. Cô Hai Nương phản đối cuộc
hôn nhân ép uổng của cha mẹ bởi hai lẽ: Một là cô hấp thụ văn hoá Tây Âu từ
nhỏ, hai là cô trót thương Hai Quá, là nam sinh đi học xa nhà và cũng bị tình
trạng eo hẹp tài chánh phải thôi học như cô. Năm ngoái, họ tình cờ quen nhau
trên một chuyến xe về quê nghỉ hè, và thích thú khi biết nhà của họ cách nhau
chỉ vài cây số. Ông Tấm và Ba Quờn khám phá tình yêu của cô Hai Nương, họ chĩa
mủi dùi qua Hai Quá. Cô Hai Nương tự biết nếu còn dây dưa tình cảm với Hai Quá
thì Ba Quờn cậy thế lực sẽ hại người yêu của mình. Cô đành chọn giải pháp đau
lòng là bỏ trốn lên Gò Công tạm lánh nạn tại nhà của gia đình bạn học có bà con
thân thuộc với bà Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại. Sau đó thì cô Hai Nương
kết hôn với anh của người bạn học, anh nầy làm việc ở Toà án Trà Vinh. Cũng nhờ
chồng mình quen biết giới toà án Vĩnh Long mà cô Hai Nương cứu được Hai Quá vì
phẩn uất mà ấu đả với Ba Quờn. Vì vậy mà dân chúng vùng sông Cái Ngang dài ra
Ba Càng có câu vè: Bà Nương thương Cai Quá, Cai Quá đá Cai Quờn, Cai Quờn hờn Ông
Tấm, Ông Tấm cấm Bà Nương..
-
Vậy thì các địa danh còn tồn tại đến hôm nay đều nằm trong cổ tích nầy, phải
không Hai Chích?
-
Thời gian sau khi cô Hai Nương bỏ đi biệt tích, Hai Quá, Ba Quờn lập gia đình
và thừa hưởng gia tài phụ ấm. Nhưng cả hai cũng còn chút ganh tức trong lòng,
vì vậy khi người nầy bỏ tiền ra mua chức hàm cai tổng thì người kia cũng làm y
vậy. Vàm Cai Quá và vàm Cai Quờn là những nhánh sông chảy ngang đất của họ còn
lưu danh tới ngày nay. Chỉ có Ông Tấm chưa kịp mua chức cai tổng thì không may
bạo bịnh mà chết.
-
Còn cô Hai Nương ra sao.
-
Khi chiến tranh nổ ra thì chồng cô Hai Nương xin nghỉ việc toà án. Vợ chồng họ
về quê ngoại cô Hai Nương mua đất một vùng rộng lớn cặp theo khoảng sông Măng
Thít, đoạn vừa chảy qua chợ Cầu Mới về hướng Tam Bình. Địa phương mà bây giờ
vẫn còn gọi là Bà Nương.
Lớ
tui còn đang lơ mơ nghĩ ngợi những chuyện tình trắc trở xưa nay, tâm trí chưa
kịp xuất hiện niềm cảm thông các nhân vật. thì có tiếng xe giảm máy và ngừng trước
cửa quán. Cô Năm chủ quán mặt mày tươi rói bước vào.
-
Hai anh chờ tui lâu không?
-
Lâu vừa đủ, chưa lâu quá, cô Năm ơi.
-
Anh Lớ lúc nào cũng vậy. Anh đừng chọc tui cười, để tui làm ngay hai ly phê đá
nghen. Bữa nay tui có chuyện vui, gặp mối khoe luôn. Hồi sáng tui ghé nhà em
anh Tân, nó nói tháng sau anh Tân về Việt Nam. Chèn ơi, gần 30 năm ngày ảnh ra
đi không một lời từ giả, biền biệt tăm hơi, bây giờ về như ánh chớp.
Lớ
tui nhìn mặt Hai Chích lúc đó rất khó coi, tui cố gắng giải toả ức chế tâm lý
cho bạn mình:
-
Anh Tân đó về với vợ con ảnh hả cô Năm.
-
Vợ ảnh ly dị năm ngoái. Tui nghe em ảnh nói, kỳ nầy ảnh thoát thân về kiếm
người xưa. Cà phê đây, hai anh từ từ uống. Tui lên nhà cho ba tui hay để ổng
mừng, tin vui nầy giúp ổng sống thêm vài năm nữa.
Ly cà phê trước mặt Hai Chích đầy tràn. Chẳng
phải hắn chờ đợi ly cà phê nầy sao. Lâu lắm mới nghe hắn nói nhỏ như tiếng con
dế mái:
-
Từ đây tao không biết gọi là quán đợi chờ hay ly cà chờ đợi!
(Hết Phần 1)
©
Tác giả giữ bản quyền.
Cập
nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ New Jersey, USA ngày 21.10.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét