Bài thơ “Chiều lạ” của Đặng Xuân Xuyến và những cảm nhận (HN)
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019
Bài
thơ ngắn diễn tả chỉ một hành động nhưng nó đem cho ta một chiếc áo
quá đẹp, một nụ cười quá đẹp, một khung trời quá đẹp, quá bình
yên, quá thơ mộng và một giấc mơ mang hình ảnh tuyệt vời của một
buổi chiều rất quen mà dường như rất lạ vì cảm nhận được những điều
tinh tế trong thơ./.
Tác giả Đặng Xuân Xuyến
Họ tên Đặng Xuân Xuyến
Sinh sống tại Hà Nội
ĐT: 0903413075
Email: baothang_xuanxuyen@yahoo.com.vn
_____
BÀI THƠ “CHIỀU LẠ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN
*
CHIỀU LẠ
- Tặng L.L -
***
Sợ đêm
về
quẩn
gió
xáo xác
khuya
Cố vét
vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh
chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Te tẻ
chiều
nhớn
nhác
nhón
chân qua.
*.
--
1.
Cảm nhận của nhà Nghiên cứu Văn hóa Bùi Đồng:
MỘT
CÁI NHÓN CHÂN… THẬT LẠ!
***
"Sợ đêm về quẩn gió, xáo xác
khuya!"
Cái
lo thường tình của người đa cảm, thi tâm; bởi trong sự cô tịch, vắng vẻ của màn
đêm người ta hay hoài niệm, mơ hồ và lòng trắc ẩn được giấu kín ban ngày thì đêm
về dễ òa ra, trào dâng một cách khó kiểm soát.
Chính
bởi lẽ ấy mà tác giả chín hơn, khôn hơn, rón rén mà: “nhón chân” qua cái “te tẻ
chiều”!
Mặc dù vậy nhưng tâm nào có an, vẫn bị cái điều
mơ hồ, không thể đặt tên kia làm cho tâm trạng: nhớn nhác.
"Cố vét vớt nắng chiều rơi
trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ"
Kiểu
tâm trạng: “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”! (Xuân Diệu) Cố gắng vơ vét,
nhọc nhằn những điều đáng có nhất để làm gì? Không biết! Có được rồi thì đặt
vào đâu? Không biết nốt. Vì tất cả đều mơ hồ, mặc định và ước lệ như: “nụ cười
nhòe” trên “áo lạ”!
Tác
giả tránh đêm nhưng lại vướng ngày, vướng cái hoàng hôn đầy trắc ẩn, trầm trầm
với vài giọt nắng cuối cùng rơi trên lá.... thì tâm trạng cũng “nguy hiểm”
không kém mấy ban đêm. Chính vì vậy phải “nhớn nhác” mà “nhón chân qua” cái chiều
“te tẻ”.
Bài
thơ hay ở chỗ dùng từ, đọc lên người đọc cũng chuếnh choáng, nhớn nhác theo:
xáo xác, vét vớt, chênh chao, te tẻ, nhớn nhác là những cặp từ được đặt đúng chỗ,
hợp với tâm cảnh, hồn người nên cứ thấy hay.
Điều
đặc biệt là bài thơ không thể chỉnh sửa, sắp xếp lại cấu trúc câu từ vì ý đủ, lời
chỉnh, từ cô đọng. Đặc biệt hơn là cả bài không có đại từ nhân xưng nên đọc lên
ai cũng thấy mình trong đó và đó cũng chính là thủ pháp "hỏa mù" chả
ai “bắt đền”, “kiện cáo”, “cấu véo” được của tác giả…
Ồ!
Mà lạ chưa: tâm động qua một cái nhón chân thi vị.
*.
Thành
Nam, 03/10/2016
Bùi
Đồng
Địa
chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Email:
hatbuinhangian.db@gmail.com
Điện
thoại: 090.219.18.04
---
2. Cảm nhận của nhà Phê bình Văn học Châu Thạch:
THẢO LUẬN
BÀI THƠ “CHIỀU LẠ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
***
Bài
thơ có tiêu đề “Chiều lạ” nhưng qua mấy câu thơ ta không thấy buổi
chiều có gì lạ.
Bài
thơ chỉ có một câu thơ đề cập đến chiều: “nắng chiều rơi trên lá”.
Nắng chiều rơi trên lá là một chuyện bình thường trong mọi buổi chiều.
Vậy buổi chiều lạ ở chỗ nào? Nó lạ vì chiều nay có chiếc “áo lạ”.
Chiếc áo lạ làm cho buổi chiều thay đổi hẳn, hay đúng ra, chiếc áo
lạ đã đánh động tâm hồn của người thơ làm cho dậy lên trong lòng thi
sĩ sự băn khoăn đến độ nếu không nhìn được nó thì “Sợ đêm về/ quẩn
gió/ xáo xác khuya”.
“Quẩn
gió/ xáo xác khuya” chỉ là mượn cảnh để diễn tả cái tình xảy ra
trong lòng, hay đúng hơn là diễn tả cái tâm trạng thao thức trong đêm của
người muốn nhìn chiếc áo lạ. Chiếc áo đó dầu đẹp đến đâu cũng
không khiến cho lòng người xao động đến thế. Sở dĩ lòng người xao
động đến thế vì chiếc áo lạ nhưng người không lạ. Người không lạ vì
người nếu không là hình bóng của kẻ mà nhà thơ say đắm thì cũng là
người có sợi dây vô hình gắn bó, có tiền duyên từ một kiếp nào để
đánh thức niềm đam mê, làm sống dậy khối tình đang ngủ từ trăm năm,
từ ngàn năm trước chăng?
Đọc
bảy chữ đầu của bài thơ:
“Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya”
thì
ai cũng đặt trong đầu mình một dấu hỏi vì sao phải sợ như thế. Đọc
đến các câu thơ kế tiếp cho ta một cảm giác thiết tha với tà áo vì
tà áo trong thơ quan trọng quá, nó thoáng qua trong đôi mắt, nó mỏng
manh nhưng nó đã làm cho “quẩn gió/ xáo xác khuya” là làm ảnh hưởng
không gian, thời gian, thay đổi khí hậu hay đúng ra, nó dằn vặt một
tâm hồn bình an để thấy vạn vật chung quanh đều chuyển đổi.
Hai
câu thơ:
"Cố vét vớt nắng chiều
rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ"
thật
là khó hiểu. Tuy thế qua thơ ta cũng đoán được rằng “áo lạ” xuất
hiện vào một buổi chiều tắt nắng. Trời chưa tối hẳn nhưng ánh nắng
chỉ còn rơi lẻ loi trên lá, để cho tác giả phải “cố vét vớt” cái
nắng chiều, tìm thêm ánh sáng mà nhìn cho rõ thêm tà áo lạ. Cái anh
nắng “cố vét vớt” đó nó chênh chao. Vì sao nó chênh chao? Vì nó rơi
trên lá, mà lá rung trong gió nên nó phải chênh chao. Lạ thay, thứ ánh
nắng cố vét vớt đó tác giả lại cho “thể nụ cười” tức là như nụ
cười, mà nụ cười ấy lại làm cho “nhòe áo lạ”.
Ta
biết thứ ánh nắng sót lại của buổi chiều nó vô cùng dịu mát, nó
cũng làm cho cây cỏ được dát vàng, nghĩa là nó rất đẹp. Vậy thì
trong bài thơ này nó đại diện cho nụ cười của người mặc chiếc áo.
Chiếc áo lạ đã đẹp. Vậy mà nụ cười “như nắng chiều rơi trên lá
chênh chao” làm nhòe chiếc áo lạ thì nụ cười ấy đẹp biết bao. Đọc
thơ, người ta tưởng khoe chiếc “áo lạ” là đẹp nhất, nhưng không, chiếc
áo lạ dầu đẹp cũng vô tri mà nụ cười mới mang linh hồn của người
mặc áo. Nụ cười đẹp hơn chiếc áo. Té ra tác giả dùng chiếc áo lạ
để tá khách nụ cười vào đó, tôn vinh nụ cười đến chỗ tuyệt mỹ khôn
lường.
Và
lạ lùng thay, ba câu thơ chót như bức màn nhung kéo xuống, kéo xuống
để khán giả nhìn xuyên qua bức màn nhung thấy cả buổi chiều trở nên
êm ái, để người đọc cảm khái cái im lìm của hoạt cảnh xảy ra:
"Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua."
Ta
hãy nhớ lại bài thơ Trăng của nhà thơ Xuân Diệu:
“Trong vườn đêm ấy trăng nhiều
quá
Ánh sáng tuôn đầy cả lối đi
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ
Im lìm, chẳng dám nói năng chi”.
Vì
sao qua nhè nhẹ, vì sao im lìm? Nhà thơ Xuân Diệu nói vì:
“Tôi sợ đường trăng tiếng dậy
vang
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
và làm sai lỡ nhịp trăng đang”
Ở
đây nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cũng thế. “Te tẻ chiều” là buổi chiều
bình an quá, thơ mộng chẳng khác gì trăng trong vườn nhiều quá, trăng
đầy cả lối đi. “Nhớn nhác/ nhón chân qua” vì muôn giữ sự yên tịnh
của một buổi chiều, vì muốn hình bóng tuyệt vời của tà áo lạ
không biến đi, vì muốn giữ nụ cười thơ mộng như giọt nắng chênh chao
trên lá cho của riêng mình không tan ra bởi biến động nào, nhà thơ
đành nhẹ chân trong im lìm nhón gót theo em.
Bài
thơ ngắn diễn tả chỉ một hành động nhưng nó đem cho ta một chiếc áo
quá đẹp, một nụ cười quá đẹp, một khung trời quá đẹp, quá bình
yên, quá thơ mộng và một giấc mơ mang hình ảnh tuyệt vời của một
buổi chiều rất quen mà dường như rất lạ vì cảm nhận được những điều
tinh tế trong thơ./.
*.
Đà
Nẵng, chiều 05/10/2016
CHÂU
THẠCH (Tên thật: Trương Văn Trạn)
Địa
chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT:
0929128967 – 05113894610
Email:
truongvantran@hotmail.com
---
3.
Những comments dưới bài viết:
“THẢO LUẬN BÀI THƠ “CHIỀU LẠ” CỦA ĐẶNG XUÂN
XUYẾN” ngày 05 tháng 10 năm 2016 trên dòng thời gian của facebook Trạn
Trương Văn:
Phan
Minh Châu - Anh hay thật anh TRẠN à, bài thơ nào cũng bình được mà lại bình thật
xuất sắc nữa chứ. Riêng bài thơ CHIỀU LẠ này thì tui chịu, đọc thì hiểu nhưng
chữ nghĩa bài này thật vớ vẩn. Ví dụ XÁO XÁC, CHÊNH CHAO, TE TẺ, NHỚN NHÁC. Ôi
chữ nghĩa gì mà kỳ quá, hiểu không nổi anh TRẠN ơi!
Trạn
Trương Văn- Mấy chữ nầy dễ hiểu mà anh Phan Minh Châu. Xáo xác là rối
tung lên, chênh chao là vừa nghiêng vừa lảo đảo, te tẻ gần như yên
lặng, nhớn nhác là rướn mình lên ngó qua lại. Tất nhiên mấy chữ nầy
tìm trong tự điển khó có, nhưng đó là do thiếu sót của tự điển thôi
chớ ngoài đời vẫn thường dùng, nhất là người Bắc.
Phan
Minh Châu - Đùa với anh cho vui chứ chơi chữ kiểu này đọc chối lắm. Tôi đi nhiều
và đọc rất nhiều anh ạ, ngôn ngữ thì phải được sự đồng thuận của người đọc, từ
ngữ được đưa vào từ điển qua sự sàng lọc của những người có uy tín và chuyên
môn cao. Khi từ điển ghi chữ nào mang dấu hỏi, ngã, chữ nào có G chữ nào không
v..v và vâng vâng. Còn những chữ tôi vừa nêu trên anh cho rằng có lẽ họ quên
đưa vào từ điển là một cách nói liều lĩnh, còn anh nói dân Bắc thường dùng lại
càng hồ đồ. Chúng ta là những người làm thơ, viết văn hoặc những ai đang làm
cái việc phê bình văn học thì việc đầu tiên là làm trong sáng tiếng Việt. Chữ
nghĩa gì lại mang tính đánh đố người đọc hay cố tình tạo ra cái mới mang tính
phản cảm như thế đều không thể chấp nhận.
Trạn
Trương Văn- Bạn Phan Minh Châu nói rất đúng. Nhưng cũng thông cảm một vài trường
hợp chữ "cắc cớ" làm bài thơ hay thêm. Bài thơ nầy Đặng Xuân Xuyến cố
ý hành cái đầu của bạn đọc đấy. Càng đau cái đầu thi càng yêu bài thơ đấy. Thôi
không bàn nữa nhé. Chúc vui và sáng tác càng hay hơn xưa.
Văn Thanh- Phải chăng đó là một thủ thuật của tác giả, muốn tạo nên sự mập mờ qua từ ngữ gây sự chú ý của người đọc tưởng tượng đa chiều tìm ra những ý tưởng hay hơn ngoài ý tưởng tác giả?
Văn Thanh- Phải chăng đó là một thủ thuật của tác giả, muốn tạo nên sự mập mờ qua từ ngữ gây sự chú ý của người đọc tưởng tượng đa chiều tìm ra những ý tưởng hay hơn ngoài ý tưởng tác giả?
Trạn
Trương Văn- Đúng vậy anh Văn Thanh. Đây là cách dùng chữ táo bạo dễ gây phản cảm
cho người đọc thơ. Tuy vậy nó tạo cho người đọc suy tư như bước chân qua những
mô đất gập ghềnh để khám phá nhiều bông hoa đẹp ẩn mình trong đó. Nếu không đổ
mồ hôi thì không thấy hoa, mà đổ mồ hôi cũng làm cho con mắt thưởng thức hoa của
mỗi người mỗi khác.
Vũ Thị
Hương Mai- Các cặp từ láy XÁO XÁC, TE TẺ, CHÊNH CHAO, NHỚN NHÁC được
tác giả sử dụng rất hợp cảnh, hợp tâm trạng, đã diễn tả được chiều sâu của tâm
trạng, tình cảm... nên đọc lên thấy xúc động.
Các
cặp từ láy này dân dã, dễ hiểu nhưng qua cách sử dụng của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
lại trở nên “độc đáo” bởi tác giả đã đặt đúng với ngữ cảnh, hoàn cảnh, vì thế
mà hay.
Phan
Minh Châu- Hì! Cũng lắm người binh Đặng Xuân Xuyến nhể... Thế hoá ra
mình sai rồi. Vớ vẩn như vậy mà cũng gọi là thơ. Vừa rồi có ông LẠI GIANG chủ xị
trang thơ VNTN chôm Xuân Diệu 4 câu trong bài CẢM XÚC bị phát hiện vội thanh
minh thanh nga quá trời, bên cạnh Lại Giang lại có một lực lượng hùng hậu nhảy
ra đở đạn. Chán thiệt.
Trạn
Trương Văn- Thôi. Bỏ qua đi bạn Phan Minh Châu ơi. Bạn không sai mà
người khác cũng không sai. Chẳng qua khác ý nhau thôi. Mình ở Đà Nẵng
mỗi tuần uống cà phê với Thế Lộc vài bận nhưng cãi nhau về thơ năm
hoặc sáu bận. Cuối cùng cứ thèm cãi nhau là gọi nhau đi uống cà phê
chớ không phải thèm cà phê đâu. ha ha ha. Đời như thế mới vui và tình
bạn như thế mới bền.
Vũ Thị
Hương Mai- Ấy chết bác Phan Minh Châu! Bác bảo cháu thuộc thành phần
bênh anh Đặng Xuân Xuyến là sai rồi ạ. Bác khen hay chê thơ của anh ấy là quyền
của bác, có ảnh hưởng gì đến cháu đâu mà cháu phải bênh anh ấy. Bác khoe bác là
dân văn chương, nhiều chữ, hiểu rộng... thì bác viết hẳn một bài phê bình bài
CHIỀU LẠ đi, thế mới hảo hán, quân tử, bác Phan Minh Châu ạ!
Thế Lộc-
Những từ XÁO XÁC, TE TẺ, CHÊNH CHAO, NHỚN NHÁC là những từ người ta thường viết
rất bình thường không có gì lạ cả. ông Phan Minh Châu có lẽ là một đại thi hào
trình độ ổng rất cao nên thấy lạ lẫm, khi đọc mấy câu cmt của ổng như
..."Chữ nào có G chữ nào không v...v.. và vân vân" thì biết trình độ
của ổng rồi. Lạy cụ, chúng tôi dân ngu khu đen, viết vài câu thơ cho bà ru cháu
ngủ thôi mà, có gì xin tha.
Trạn
Trương Văn- Mệt quá các bạn ơi. Bình luận văn thơ nên nhẹ nhàng kẻo làm
đau chữ đấy.
Hoang
Phung- Tất nhiên Từ điển là cần thiết, nhưng tin hết vào nó e không ổn,
ví dụ trong từ điển viết qui = quy thì chử nào đúng? Không nên nói cả hai đều
đúng.
Khatiemly
Haohan- Bình thơ hay bình bất cứ vấn đề gì đều đòi hỏi người bình phải
khách quan, không vì tình cảm riêng tư mà công kích hay lăng xê vô tội vạ. Châu
Thạch là người bình thơ, văn có đủ đức tính nầy. Ngoài ra, trong những người
bình, dù không chuyên, trong văn đàn ta còn thấy một Lê Liên với những bài bình
đáng trân trọng.
---
4. Bài
viết của tác giả Vũ Thị Hương Mai:
VÀI CẢM NHẬN VỀ NHÀ PHÊ BÌNH CHÂU THẠCH
***
Cũng
chỉ là tình cờ đọc nhà phê bình văn học Phạm Đức Nhì viết về tác giả Châu Thạch:
“Là người làm thơ và bình thơ nên tôi để ý đến những cây bút phê bình văn học
và những bài viết của Châu Thạch đã chiếm được cảm tình của tôi với cung cách đứng
đắn lịch sự, lời văn hòa nhã.” (LẠI BÀN VỀ TỐNG BIỆT HÀNH - Phạm Đức Nhì) mà
tôi tò mò muốn biết về tác giả Châu Thạch nên tìm đọc các bài viết của ông trên
các trang Đặng Xuân Xuyến, Đất Đứng, Sáng Tạo... Từ đọc vì tò mò, tôi bắt đầu
thích đọc những bài viết của ông và thường vào những trang hay đăng bài của ông
để tìm đọc những bài viết mới của tác giả Châu Thạch.
Tôi
thích đọc bài viết của ông bởi trước hết là những bài thơ được ông “để mắt” đến
đều là những bài thơ hay hoặc chí ít cũng là những bài thơ vượt trội trong vô số
những bài thơ của vạn vạn thi sĩ, xứng đáng được người yêu thơ chân chính đón
nhận và bổ sung vào bộ sưu tập thơ; tiếp đến là sự cẩn mực của ông khi bình về
thơ, văn của “thiên hạ”. Nói như nhà thơ Kha Tiệm Ly, yêu cầu với người bình
thơ (văn) là phải bình khách quan, không để tình cảm chi phối, chỉ đạo. Và cũng
nhà thơ tên tuổi (Kha Tiệm Ly) này nhận định tác giả Châu Thạch là người bình
văn thơ hội tụ đủ những yếu tố cần thiết đó.
Xin
trích dẫn một đoạn đối thoại của ông với những người bạn trên trang facebook cá
nhân khi ông bình về bài thơ CHIỀU LẠ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến:
"Minh
Châu Phan: Anh hay thật anh TRẠN à, bài thơ nào cũng bình được mà lại
bình thật xuất sắc nữa chứ. Riêng bài thơ CHIỀU LẠ này thì tui chịu, đọc thì hiểu
nhưng chữ nghĩa bài này thật vớ vẩn. Ví dụ XÁO XÁC, CHÊNH CHAO, TE TẺ, NHỚN
NHÁC.
Ôi
chữ nghĩa gì mà kỳ quá, hiểu không nổi anh TRẠN ơi!
Trạn
Trương Văn: Mấy chữ nầy dễ hiểu mà anh Phan Minh Châu. Xáo xác
là rối tung lên, chênh chao là vừa nghiêng vừa lảo đảo, te tẻ gần như
yên lặng, nhớn nhác là rướn mình lên ngó qua lại. Tất nhiên mấy chữ
nầy tìm trong tự điển khó có, nhưng đó là do thiếu sót của tự điển
thôi chớ ngoài đời vẫn thường dùng, nhất là người Bắc.
Minh
Châu Phan: Đùa với anh cho vui chứ chơi chữ kiểu này đọc chối lắm. Tôi
đi nhiều và đọc rất nhiều anh ạ, ngôn ngữ thì phải được sự đồng thuận của người
đọc, từ ngữ được đưa vào từ điển qua sự sàng lọc của những người có uy tín và
chuyên môn cao. Khi từ điển ghi chữ nào mang dấu hỏi, ngã, chữ nào có G chữ nào
không v..v và vâng vâng. Còn những chữ tôi vừa nêu trên anh cho rằng có lẽ họ
quên đưa vào từ điển là một cách nói liều lĩnh, còn anh nói dân Bắc thường dùng
lại càng hồ đồ. Chúng ta là những người làm thơ, viết văn hoặc những ai đang
làm cái việc phê bình văn học thì việc đầu tiên là làm trong sáng tiếng Việt.
Chữ nghĩa gì lại mang tính đánh đố người đọc hay cố tình tạo ra cái mới mang
tính phản cảm như thế đều không thể chấp nhận.
Trạn
Trương Văn: Bạn Phan Minh Châu nói rất đúng. Nhưng cũng thông cảm một
vài trường hợp chữ "cắc cớ" làm bài thơ hay thêm. Bài thơ nầy Đặng
Xuân Xuyến cố ý hành cái đầu của bạn đọc đấy. Càng đau cái đầu thi càng yêu bài
thơ đấy. Thôi không bàn nữa nhé. Chúc vui và sáng tác càng hay hơn xưa.
Văn
Thanh: Phải chăng đó là một thủ thuật của tác giả, muốn tạo nên sự mập
mờ qua từ ngữ gây sự chú ý của người đọc tưởng tượng đa chiều tìm ra những ý tưởng
hay hơn ngoài ý tưởng tác giả?
Trạn
Trương Văn: Đúng vậy anh Văn Thanh. Đây là cách dùng chữ táo bạo dễ gây
phản cảm cho người đọc thơ. Tuy vậy nó tạo cho người đọc suy tư như bước chân
qua những mô đất gập ghềnh để khám phá nhiều bông hoa đẹp ẩn mình trong đó. Nếu
không đổ mồ hôi thì không thấy hoa, mà đổ mồ hôi cũng làm cho con mắt thưởng thức
hoa của mỗi người mỗi khác.
Vũ Thị
Mai Hương: Các cặp từ láy XÁO XÁC, TE TẺ, CHÊNH CHAO, NHỚN NHÁC được
tác giả sử dụng rất hợp cảnh, hợp tâm trạng, đã diễn tả được chiều sâu của tâm
trạng, tình cảm... nên đọc lên thấy xúc động.
Các
cặp từ láy này dân dã, dễ hiểu nhưng qua cách sử dụng của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
lại trở nên “độc đáo” bởi tác giả đã đặt đúng với ngữ cảnh, hoàn cảnh, vì thế
mà hay.
Minh
Châu Phan: Hì! Cũng lắm người binh Đặng Xuân Xuyến nhể... Thế hoá ra
mình sai rồi. Vớ vẩn như vậy mà cũng gọi là thơ. Vừa rồi có ông LẠI GIANG chủ xị
trang thơ VNTN chôm Xuân Diệu 4 câu trong bài CẢM XÚC bị phát hiện vội thanh
minh thanh nga quá trời, bên cạnh Lại Giang lại có một lực lượng hùng hậu nhảy
ra đở đạn. Chán thiệt.
Trạn
Trương Văn: Thôi. Bỏ qua đi bạn Phan Minh Châu ơi. Bạn không sai mà
người khác cũng không sai. Chẳng qua khác ý nhau thôi. Mình ở Đà Nẵng
mỗi tuần uống cà phê với Thế Lộc vài bận nhưng cãi nhau về thơ năm
hoặc sáu bận. Cuối cùng cứ thèm cãi nhau là gọi nhau đi uống cà phê
chớ không phải thèm cà phê đâu. ha ha ha. Đời như thế mới vui và tình
bạn như thế mới bền.
Vũ Thị
Hương Mai: Ấy chết bác Minh Châu Phan! Bác bảo cháu thuộc thành phần
bênh anh Đặng Xuân Xuyến là sai rồi ạ. Bác khen hay chê thơ của anh ấy là quyền
của bác, có ảnh hưởng gì đến cháu đâu mà cháu phải bênh anh ấy. Bác khoe bác là
dân văn chương, nhiều chữ, hiểu rộng... thì bác viết hẳn một bài phê bình bài
CHIỀU LẠ đi, thế mới hảo hán, quân tử, bác Minh Châu Phan ạ!
Lộc
Dương Thế: Những từ XÁO XÁC, TE TẺ, CHÊNH CHAO, NHỚN NHÁC là những từ
người ta thường viết rất bình thường không có gì lạ cả. ông Minh Châu Phan có lẽ
là một đại thi hào trình độ ổng rất cao nên thấy lạ lẫm, khi đọc mấy câu cmt của
ổng như ..."Chữ nào có G chữ nào không v...v..và vân vân" thì biết
trình độ của ổng rồi. Lạy cụ, chúng tôi dân ngu khu đen, viết vài câu thơ cho
bà ru cháu ngủ thôi mà, có gì xin tha.
Trạn
Trương Văn: Mệt quá các bạn ơi. Bình luận văn thơ nên nhẹ nhàng kẻo làm
đau chữ đấy.”
Tôi
không hiểu, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến có quen biết và đã gây thù chuốc oán gì với
ông Minh Châu Phan khiến ông Minh Châu Phan hằn học đến thế. Tội cho nhà phê
bình Châu Thạch, đã nhún nhường, dĩ hòa vi quý với ông Minh Châu Phan hết cỡ mà
vẫn bị mắng là “liều lĩnh”, “hồ đồ”, làm ông Ngô Thanh Tuấn phải “nhảy vào”
tham gia: “Thấy bác Minh Châu Phan này thuộc thành phần NÓI LẤY ĐƯỢC.”. Cú đánh
đòn “lấy được” của ông Minh Châu Phan nhằm vào nhà thơ Đặng Xuân Xuyến làm cho
nhà phê bình văn học ôn hòa Châu Thạch xanh mặt đến tận khi ông “gặp” Mơ Trăng,
một bài thơ hay nữa của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến mà ông cũng chỉ dám rào đón:
“Thật tình tôi không biết thơ Đặng Xuân Xuyến hay hay là dở nhưng qua
những bài thơ mà tôi đọc được, tôi khám phá ở anh một tâm hồn đầy
ắp là thơ. Người thơ không phải người sáng tác mới là thơ, lại càng
không phải chỉ người sáng tác hay mới là thơ. Người thơ là người có
tâm hồn nhạy bén trong cảm thụ những điều mà nhà thơ Hàn Mặc Tử đã
viết: “Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ. Ai nói đến mộng là nói đến
tình. Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo. Trên đầu Người
là cao cả, vô biên và vô lượng: xung quanh Người là mơn trớn với yêu
đương vây phủ bởi trăm dây quyến luyến làm bằng êm dịu, làm bằng thanh
bai…” Thơ Đặng Xuân Xuyến chất chứa thật và đầy sự rung động của
Người đi giữa nguồn trong trẻo, cho nên có đôi lúc ý, từ “mới lạ”, gây
“phản cảm” cho một ít người nhưng chính những ý, từ đó phát tiết
được những điều bí ẩn của “nguồn trong trẻo” “vô biên và vô lượng”
mà một tâm hồn nhạy bén phải dùng nó như dùng một tiếng đàn phá
cách để truyền đi một thứ âm thanh lạ cho đời.”. Và kết thúc bài bình Mơ
Trăng, ông viết: “Mơ trăng của hàng vạn thi sĩ là một cơn mơ thú vị. Mơ
trăng của Đặng Xuân Xuyến là một cơn mơ xót xa rưng rức. Chỉ thế cũng
đủ chứng minh bài thơ là độc đáo. Khen nhiều cũng chẳng làm cho bài
thơ hay thêm nữa.”
Tôi
cảm phục ông! Nhún nhường mọi người nhưng vẫn kiên quyết bảo vệ chính kiến của
mình. Ông rào đón rằng, thơ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến hay hay dở ông không biết
nhưng (khẳng định rằng) Mơ Trăng rõ ràng là một bài thơ hay và độc đáo.
Tôi
nhớ có lần đọc Nguyễn Khôi, nhà thơ lão niên đã viết đại khái là Châu Thạch điềm
đạm, viết bằng cảm xúc chân thật của mình.
Tôi
vào trang facebook của ông, đọc được những dòng tri ân của nhà thơ Trần Mai
Ngân: “khi tôi đọc những bài anh viết cảm nhận về thơ văn của một tác giả nào
đó thì trong tôi luôn đầy cảm xúc và ngưỡng mộ. Không hẳn vì lời văn chương mượt
mà quá hay, quá tuyệt ...mà là lời cảm nhận của anh luôn được viết bằng niềm
đam mê về tác phẩm đó!”; hay của bạn ông- Nguyễn Lợi: “ tâm hồn Trạn (Châu Thạch)
rất trong sáng thân tình với hết mọi người một phẩm chất ít người có được .”
Tôi
cảm phục ông, định viết thêm nữa, thêm nữa về ông nhưng chợt nhớ câu nhà thơ
Kha Tiệm Ly đã viết: “Bình thơ hay bình bất cứ vấn đề gì đều đòi hỏi người bình
phải khách quan, không vì tình cảm riêng tư mà công kích hay lăng xê vô tội vạ.
Châu Thạch là người bình thơ, văn có đủ đức tính nầy.” nên dừng bút.
Mong
và chúc ông sức khỏe, cống hiến cho đọc giả những bài viết hay.
*.
Hà
Nội, ngày 07.10.2016
VŨ
THỊ HƯƠNG MAI
Địa
chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319
Long
Biên - Hà Nội.
Email:
huongmai8081@yahoo.com.vn
---
5.
Những comments dưới bài viết: “VÀI CẢM NHẬN VỀ NHÀ PHÊ BÌNH CHÂU THẠCH” ngày 07
tháng 10 năm 2016 trên dòng thời gian của facebook Vũ Thị Hương Mai:
Văn
Thanh- Đừng tranh biện nữa quý vị ơi! Ngôn từ vốn là Sinh ngữ, mà có sinh ắt có
tử. Xem như mấy từ XAO XÁC, TE TẺ, CHÊNH CHAO NHỚN NHÁC, nó cũng đã sinh ra lâu
rồi, không phải con hoang nên có nhiều người biết và chấp nhận, nếu chưa có hộ
khẩu văn học thì ta bổ sung sau, Chúng cũng có cha có mẹ, (từ phát sinh).
Nước
nhà ngày càng văn minh phát triển, ngôn ngữ cần phải sinh nhiều. Nếu từ nào thiếu
sức sống thì nó sẽ tự hủy thôi. Tất cả các bạn đều có quyền sinh đẻ (nếu không
được xã hội ngôn ngữ công nhận nó sẽ chết yểu khỏi cần chúng ta đụng dao kéo)
Nguyễn
LỢi- Anh Văn Thanh ơi có thể anh nói và trình độ tôi còn kém nhưng suốt
những năm tháng học hành và xem sách, thú thật với anh bây giờ cũng over 70
nhưng tôi chưa một lần bắt gặp chỗ nào người ta dùng TE TẺ và nghĩa làm sao tôi
đành chịu, tuổi trẻ bây giờ họ giỏi và sáng tạo quá anh nhỉ?!
Trạn
Trương Văn- Tẻ nghĩa là vắng vẽ, buồn nhiều. Ví dụ: Buồn tẻ, chợ chiều
tẻ ngắt.. Vậy chữ te tẻ làm cho cái buồn ít lại, cái vắng vẽ ít đi.
Nguyễn
LỢi- Theo mình nghĩ có những từ khi đứng một mình nghĩa khác khi đi
chung với một từ khác: vẻ # nghĩ với vắng vẻ rất xa. Nếu hiểu "te tẻ"
là "buồn ít" đi, vậy te tua thì nghĩa thế nào?
Trạn
Trương Văn- Te tua là xé nát ra, nhưng te te lại là tiếng kèn, tiếng gà
gáy hay là sự nhanh nhẩu của một ai đó. Khi nghe ta phải tùy theo câu nói của
người phát âm để hiểu được họ muốn truyền thông cho mình cái gì. Nhất là đọc
thơ, ta phải nhập hồn ta vào hồn tác giả. Nếu ta cứ nặng nề từng câu chữ của
thi nhân thì ta chẳng bao giờ sâu nhiệm được cái ý của họ. Khi đọc một bài thơ
mà ta có cảm nhận chung là hay thì nếu gặp một từ bí hiểm thì không nên vội chế
mà phải suy tư để cố hiểu cho được tác giả muốn nói gì. Khi hiểu được có khi ta
lại thấy sướng hơn tác giả, người đặt ra chữ ấy nữa đó bạn ạ./.
Nguyễn
LỢi- Mình đồng ý với bạn nhưng theo mình anh OMC cũng không sai. Trong
tiếng Việt với hiểu biết thiển cận của mình chữ TẺ thường đi chung để bổ nghĩa
cho một chữ khác như. Buồn tẻ, tẻ nhạt, tẻ ngắt chứ chưa khi nào gặp một tác giả
nào dùng cái từ Te Tẻ như thế nầy cả. Mình khen tuổi trẻ bây giờ giỏi và sáng tạo
cũng như một số cách viết mà các thầy giáo cũng bó tay về chính tả. Đến giờ
phút nầy mình mói học thêm ngôn ngữ Việt Nam từ TE TẺ đó ông bạn thân. Cám ơn bạn
và nhà sáng tạo Đặng Xuân Xuyến rất nhiều.
Trạn
Trương Văn- Vâng. Mình có nói ai sai đâu. Chẳng qua khác ý nhau thôi.
Mình thích anh Văn Thanh nói: sinh ngữ nên có sinh và có tử. Ai sinh ra được từ
nào hợp lý thì nó sẽ sống dai và người ấy có công với văn học. Ai sinh ra những
từ bất hợp lý thì nó sẽ chết và bị chê cười. Tuy thế con người có nhiều cái chướng.
Ví dụ như chữ te tẻ thì chê nhưng lại dùng chữ "tự sướng" rất thô tục
để chỉ về việc tự chụp ảnh, lại cho là chữ nầy hay vì phát xuất từ tiếng Mỹ.
Nguyễn
LỢi- Mình nghĩ bạn nói chệch rồi đó. Chữ tự sướng là do những người
trong nước dịch ẩu từ tiếng Mỹ. Ở Mỹ nói thật với bạn nói đến cách dịch nầy tất
cả người Việt ở đầy đều không ai nghe lọt và chấp nhận được. Nhiều khi mình
nghĩ tiếng Việt lúc nầy sao càng ngày càng mất dần sự trong sáng của ngày xưa
và đẻ ra hàng trăm hàng ngàn tiếng quái dị. Cha ông mình mà sống dậy chắc họ chẳng
hiểu được cái gì với những nhà sáng tạo ngôn như như thề nầy. Đồng ý với bạn là
nhà thơ có quyền sáng tạo nhưng không nên làm tối nghĩa tiếng Việt. Từ trước đến
nay có những nhà thơ nhà triết học thì khó hiểu cũng chỉ Phạm Công Thiện và Bùi
Giáng không lẽ bây gi1ờ có thêm Đặng Xuân Xuyến?
Vũ Thị
Hương Mai - Các cặp từ láy mà nhà thơ Đặng Xuân Xuyến sử dụng trong bài
CHIỀU LẠ thì chỉ duy nhất cặp “te tẻ” là mới lạ, là sáng tạo của nhà thơ Đặng
Xuân Xuyến vì chưa thấy ai dùng cặp từ này cả và nghĩa của cặp từ láy “te tẻ”
thì như nhà phê bình Châu Thạch đã định nghĩa: buồn lãng đãng, in ít.
Hay
như trong bài MƠ TRĂNG, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cũng rất táo bạo khi anh sáng tạo
2 từ “hà hít” ở vế thơ đầu. Nếu để 2 từ “hà hít” ở hoàn cảnh khác, ngữ cảnh
khác thì thật buồn cười nhưng ở trong hoàn cảnh và ngữ cảnh của bài thơ thì lại
lột tả được sự trớ trêu trong tình yêu của MƠ TRĂNG.
Rất
nhiều bài thơ có dấu ấn phá cách về sử dụng câu từ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến.
Đúng như bác Châu Thạch viết: “Khi nghe ta phải tùy theo câu nói của người phát
âm để hiểu được họ muốn truyền thông cho mình cái gì. Nhất là đọc thơ, ta phải
nhập hồn ta vào hồn tác giả. Nếu ta cứ nặng nề từng câu chữ của thi nhân thì ta
chẳng bao giờ sâu nhiệm được cái ý của họ. Khi đọc một bài thơ mà ta có cảm nhận
chung là hay thì nếu gặp một từ bí hiểm thì không nên vội chế nhạo mà phải suy
tư để cố hiểu cho được tác giả muốn nói gì. Khi hiểu được có khi ta lại thấy sướng
hơn tác giả, người đặt ra chữ ấy nữa.” Thật tiếc là nhà thơ Phan Minh Châu
không hiểu vì lý do gì mà đả phá rất cay cú nhà thơ Đặng Xuân Xuyến?.
Trạn
Trương Văn- Ôi bạn so Đặng Xuân Xuyến với Phạm Công Thiện và Bùi Giáng
thì tuyệt quá rồi. Hai nhân vật nầy là trí tuệ mà. Thôi ngưng tại đây bạn ơi.
Mình là dân Quảng Nam chớ bạn đâu phải. Huề cả làng cho rồi.
Nguyễn
LỢi- Cô Vũ Thị Hương Mai nói chữ hà hít thì tôi có thể hiểu hà hít =
hít hà dùng vậy cho âm điệu còn te tẻ không thể là tẻ te. Bởi vậy với tôi nó tối
nghĩa như anh Phan Minh Châu nói. Đồng ý là nhà thơ có quyền sáng tạo nhưng
sáng tạo để thăng hoa ngôn từ và ý nghĩa chứ không phải sáng tạo để mập mờ đánh
lận con đen làm què quặt đi tiếng Việt nghĩa là muốn viết sao cứ viết ai hiểu
sao thì hiểu. Các nhà ngôn ngữ học ơi, nghe sao sợ quá!
Văn
Thanh- Nguyễn LỢi chưa nghe là phải rồi, vì TE TẺ là trạng từ ghép mà
tác giả mới sinh, vì trạng thái cần biều cảm chưa tìm thấy trong từ điển. Đó là
sáng kiến của tác giả để sử dụng. Mọi người tự do có ý kiến nhưng không có quyền
phủ quyết. Nếu được đa số công nhận và sử dụng thì nó sống nếu không thì nó chết
thôi. Khỏi bàn!
Nguyễn
LỢi-
Cám ơn anh đã hồi đáp nhưng như anh đọc tôi chưa một lần nói là phủ quyết, mà
tôi lấy quyền gì để phủ quyết hả anh? Tôi chỉ nói với anh: từ khi đi học cho đến
lúc biết đọc tòm tèm vài quyển sách tôi chua gặp cái từ ngộ nầy bao giờ do đó
tôi không đủ để biết nghĩa nó là gì. Tôi chỉ thảo luận với Châu Thạch cho vui
thôi chứ thật ra tôi biết chữ nghĩa mình còn kém cỏi lắm đâu dám luận bàn những
điều mới lạ như thế. Tuổi trẻ bây giờ giỏi và sáng tạo ghê anh nhỉ!
Văn
Thanh- Tôi nhất trí bạn chưa biết là phải. Còn nói không phủ quyết là
nói chung, khách quan thôi. Tôi nghĩ mọi ý kiến đều có từ nhiệt tình. Thông cảm
nhé!
(Đặng Xuân Xuyến tổng hợp)
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 27/10/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét