Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (Hải Phòng): Người Chăn Kiến/ Khói
Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014
Người
Chăn Kiến – Truyện ngắn: Bùi Ngọc Tấn (Hải
Phòng)
Ngày 26/07/2011
Ngày 26/07/2011
Cái tay
B trưởng* ấy hoặc đã chán mọi chuyện đánh đấm, hoặc có máu hài hước. Ông M vừa
bị vài cú khai vị tưởng rụng quai hàm thì hắn hét bọn đàn em vây quanh ông đang
nổi cơn say đấm đá: - Thôi.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Bùi Ngọc Tấn
Bút
danh Bùi Ngọc Tấn
Hội
viên Hội nhà văn Việt Nam
Địa
chỉ: TP. Hải Phòng
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
NGƯỜI CHĂN KIẾN
Cái
tay B trưởng* ấy hoặc đã chán mọi chuyện đánh đấm, hoặc có máu hài hước. Ông M
vừa bị vài cú khai vị tưởng rụng quai hàm thì hắn hét bọn đàn em vây quanh ông
đang nổi cơn say đấm đá:
-
Thôi.
Hắn
bước tới gần ông. Nhìn. Ngắm:
-
Trắng.
-
...
-
Làm nghề gì?
Ông
nuốt một bụm máu, nửa cái răng gẫy vào bụng và biết nên nói thật:
-
Giám đốc.
B
trưởng reo lên:
-
Thảo nào. Trắng như con gái.
Rồi
thật bất ngờ:
-
Cho làm nữ thần Tự Do.
-
...
-
Tượng nữ thần Tự Do ở bờ biển Nữu Ước. Làm giám đốc mà không biết à?
Ông
thoát khỏi trận đòn nhập B mà chưa ai lường hết được sự ghê gớm và hậu quả của
nó. Thay vào đó ông phải khoả thân leo lên bậc thang cao nhất, giáp cửa song
sắt ngăn với sân xê rom**, cái sân thượng chỉ về đêm mới có lính gác. Tay ông
giơ lên cao khi gói kẹo, khi quả dưa chuột ố những đồ tiếp tế của anh em tù --
để làm nữ thần Tự Do. Trần truồng trước hàng trăm con mắt, thật nhục nhã, quá
sức chịu đựng đối với một người từng làm giám đốc lại đã đứng tuổi như ông. ở
trên ấy ông thèm được như ông già chủ nhiệm hợp tác xã dưới kia, chỉ phải bế
bọc nội vụ đi quanh, hát ru em bài Bé bé bằng bông.
Ðúng là tay B trưởng này có máu đại hài hước. Trời nóng, hắn ngồi phè phẹt giữa sàn, hét:
Ðúng là tay B trưởng này có máu đại hài hước. Trời nóng, hắn ngồi phè phẹt giữa sàn, hét:
-
Hitachi!
Gần
hai chục người lập tức vây quanh hắn.
-
Quạt.
Tất
cả quạt. Bằng tay. Nhưng mát, bay cả tóc. Hắn lại hét:
-
Panasonic.
Những
người trong đội Panasonic sẵn sàng.
-
Quạt.
Lại
còn thêm:
-
Tuốc năng.
Cái
vòng người Panasonic vừa quạt vừa chạy quanh hắn giống đèn kéo quân bỗng đồng
loạt đổi chiều như cùng một bánh xe truyền lực.
Cô
đơn khoả thân trên cao, cái nóng từ máy chàm vào người như nướng, ông M ao ước
được ở trong đội quạt, nhưng ông không dám nói với ai. Ngoài những lúc đi cung
hoặc học tập chính sách cải tạo, giờ chính quyền còn lại ông ngoan ngoãn đứng
làm nữ thần Tự Do. Cho đến một ngày... Hôm ấy đi làm vệ sinh về, tay B trưởng
bắt ra 4 con kiến đỏ bé xíu đựng trong cái vỏ bao thuốc lá. Hắn cầm mẩu gạch
non khoanh 4 vòng tròn xuống nền xi măng. 12 anh tù được hắn chỉ định chia
thành 3 ca chăn 4 con kiến nhỏ. Ông M không ngờ mình lại mê chăn kiến đến như
thế. Công việc kì dị ngày càng hấp dẫn ông. Nó làm ông khao khát đến bồn chồn.
Cho dù đó là khổ ải. Phải giữ kiến luôn ở trong vòng tròn. Trong ấy có bánh
bích qui, có đường, có thịt, kiến ăn nhưng không chịu ngủ, kiến vẫn bò tìm tổ.
Phải luôn tay chặn kiến lại và không được làm sứt một cái chân của kiến. Chính
những điều ấy khiến ông thèm khát. Nó sẽ giúp ông quên thời gian, quên những
thiên thu tại ngoại. Hơn nữa ông quá chán trò cởi truồng đứng trước mặt mọi
người.
Thế
là một hôm ông gặp B trưởng, chìa ra một con kiến ông vừa bắt được trong khi đi
làm vệ sinh và rụt rè, ấp úng xin được chăn... B trưởng cố kìm cơn giận. Hắn
miết chết con kiến và quắc mắt, hất hàm về phía sân xê rom.
Ông
hiểu. Ông lại khoả thân bước lên. Nhưng ông không được làm thần Tự Do nữa. Ông
biến thành con chim. Con chim nhỏ trên cành cây cao. B trưởng đứng dưới, giả
cầm súng lom khom, chui lủi, rình ngắm:
-
Ðoàng.
Ông
phải rơi từ sát mái nhà xuống. B trưởng không bằng lòng với cách rơi giả vờ,
rơi có chuẩn bị, rơi chân xuống trước ấy. Phải rơi như thật. Như bị bắn rụng
thật. Hiểu chửa. Làm lại.
"Thật
quá rùng rợn. Cầu mong đừng gẫy cổ, vỡ mặt, mù mắt, gẫy tay là được. Cố vượt
qua. Ðể còn ra".
Ông
M đã được ra. Ông được ra sau bốn tháng giam cứu. Ông được ra bởi ông không có
tội. Những người gây ra vụ án oan ức của ông đã bị kỉ luật.
Người
ta đã khôi phục lại cho ông tất cả. Ông lại làm giám đốc nhưng ở một xí nghiệp
tận trong Nam, để ông có thể quên được những gì vừa trải qua. Ông cám ơn cấp
trên về điều tế nhị ấy.
Cũng
như mọi xí nghiệp, giờ nghỉ trưa ở đây nhiều vẻ... Uống bia. Ðánh cờ tướng.
Tiến lên. Làm vài séc bóng bàn. Chuyện gẫu...
Giám
đốc mới không tham dự. Ăn trưa xong ông về phòng. Các vị chức sắc cũng muốn kéo
ông vào cuộc vui nhưng trả lời tiếng gõ cửa là sự im lặng.
Họ
bảo nhau:
-
Thôi. Ðể sếp ngủ.
Chẳng
một ai biết sau khi gài trái cửa, giám đốc rút ngăn kéo lấy ra một lọ nhỏ,
trong đựng 4 con kiến. Ông thả lũ kiến vào một vòng tròn bằng phấn vẽ trên bàn.
Ông bẻ bánh cho chúng ăn và lấy những các-vi-dít (Có rất nhiều trong ngăn kéo ố
của khách và của ông) chặn chúng lại. Thỉnh thoảng ông còn đặt cả ghế lên bàn
làm việc. Và khoả thân trên ghế. Ðứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao.
Như kiểu thần Tự Do.
----
*
B: buồng xà lim. B trưởng: trưởng buồng, do ban giám đốc nhà tù chỉ định trong
số tù nhân, thường là một tay anh chị.
Cập nhật lại- ngày 10/08/2014
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 26/07/2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Khói – Truyện ngắn: Bùi Ngọc Tấn (Hải Phòng)
Ngày 10/08/2011
________________________________________________
Khói – Truyện ngắn: Bùi Ngọc Tấn (Hải Phòng)
Ngày 10/08/2011
Mặt
trời khuất sau ngọn núi cao nhất của cả một dải rừng. Trên đỉnh núi nhô lên như
một cái vú bầu bĩnh ấy mọc những cây đại thụ, giờ đây không trông thấy chiều
dầy của cành lá nữa mà giống như một bức màn mỏng đính vào nền trời xám. Ông
Thản khoác khẩu AK đã lên đạn sẵn nhưng được khoá cơ bẩm và ngước nhìn về phía
ấy. Chung quanh ông là rừng rậm. (Gọi "ông" Thản là gọi theo cách của
tù. "Ông" Thản là một thanh niên chưa quá 19 tuổi).
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Bùi Ngọc Tấn
Bút danh Bùi Ngọc Tấn
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam
Địa chỉ: TP. Hải Phòng
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
KHÓI
Mặt
trời khuất sau ngọn núi cao nhất của cả một dải rừng. Trên đỉnh núi nhô lên như
một cái vú bầu bĩnh ấy mọc những cây đại thụ, giờ đây không trông thấy chiều
dầy của cành lá nữa mà giống như một bức màn mỏng đính vào nền trời xám. Ông
Thản khoác khẩu AK đã lên đạn sẵn nhưng được khoá cơ bẩm và ngước nhìn về phía
ấy. Chung quanh ông là rừng rậm. (Gọi "ông" Thản là gọi theo cách của
tù. "Ông" Thản là một thanh niên chưa quá 19 tuổi).
Ông
Thản biết trên đỉnh núi cao nhất kia, các đồng chí của ông đang đưa ống nhòm
phóng tầm mắt ra bốn phía, tìm trong tán lá rừng già trải ở phía dưới những dấu
hiệu khả nghi. Một bóng người lộ ra ở bìa rừng, lối xuống bản đồng bào Mán. Một
sợi khói mỏng như tơ. Và lùng sục. Tay giữ chặt dây xích, ghì lại những con
béc-giê giống Đức hăng hái lao đi phía trước. Cố tìm ra một dấu vết nào đó như
một mẩu vỏ bí dúi vào bụi cây, một hạt cơm vãi bị lá rừng phủ lên, một cành cây
gẫy đáng nghi, một chút hơi người trên thảm lá mục. Dân bản cho biết đêm trước
một nhà bị mất một quả bí trong vườn, một nhà khác có nồi cơm nguội để dưới bếp
bị vét sạch. Vậy là thằng Dương còn quanh quẩn vùng này. Cái tên tù trốn trại
ấy. Nó chưa thể đi xa được. Một bán kính 15 ki lô mét quanh trại đã được bủa
vây chặt chẽ. Các bến tầu, bến xe đều có người canh gác.
Nhưng
thằng Dương vẫn bặt tăm hơi. Nó trốn trại vào ban đêm. Đi lối nhà mét (1). Cũng
may, nó trốn cách ấy. Không ai bị quy trách nhiệm cả. Chứ nếu nó trốn trong lúc
đi làm thì lôi thôi to. Hẳn bọn ông đã có người khốn khổ.
Có
tiếng động phía sau lưng. Ông Thản quay lại, cúi nhìn. Không. Không có ai. Hình
như là một cành cây gẫy. Còn sáng thế này nó chưa dám đi đâu. Còn chui rúc ở
một hang hốc nào đó. Có khi nó lại leo lên cây, ngồi ngay trên đầu mình. Bất
thần ông ngước mắt nhìn lên. Rừng rậm. Một thứ rừng quanh năm xanh tươi, không
có mùa rụng lá. Những cành cây phủ đầy rêu ken dầy, quấn quít dây leo. Những
dây leo vĩ đại lá to như lá cọ, im lặng để rơi những bông hoa hình loa kèn nặng
nề, chín nẫu "bộp, bộp" xuống thảm lá mục. Một con chim lớn từ đâu
bay tới, đỗ xuống ngọn cây, ông thấy thoáng đôi cánh rộng êm ru ở khoảng trời
xám nhạt hiếm hoi lộ ra trên tán lá.
Ông
lại khoác súng bước đi. Suối chảy róc rách dưới chân chỉ làm tăng thêm vẻ hoang
vu tịch mịch của rừng. Ông đi không nghĩ ngợi và cũng chẳng biết mình đang đi
đến nơi nào nữa.
Bất
chợt ông nhìn thấy một nương sắn đã rỡ. Giữa nương sắn có một cái miếu nhỏ
hoang tàn và một cây si cằn cỗi nhưng có rất nhiều rễ phụ toả xuống. Vậy là sắp
tới nhà bò. Ông biết mình đang đi dần về phía trại. Ông dừng lại, nhìn ngắm.
Những buổi chiều cô đơn trong rừng buồn tái tê. Đành rằng có rừng ở chung quanh
đấy, nhưng cũng như người, rừng cô đơn. Và cũng như người, rừng im lặng với nỗi
cô đơn của mình, không trò chuyện.
Ông
lại đi. Ông nghĩ tới thằng Dương. Nó là sinh viên năm thứ tư, vào tù vì tội
đánh nhau với thanh niên địa phương trường sơ tán. Án tám năm. Đã tù bẩy năm.
Chỉ còn một năm nữa. Mà không cố được. Đã vượt qua bẩy năm. Rồi bỗng thấy không
chịu đựng thêm nổi một ngày. Thật là khó hiểu. Và ngu xuẩn. Chỉ vì nó mà bao
nhiêu người phải khổ. Năm ngày đêm rồi. Không biết năm ngày vừa rồi nó sống
bằng gì. Tý cơm nguội. Quả bí non. Lẩn lút chui lủi trong rừng mãi sao nổi.
Trước mắt nó chỉ có một con đường: Chịu sự cải tạo.
Tiếng
suối vẫn khi gần khi xa. Bài ca muôn thuở của rừng. Ông lại nhìn lên đỉnh núi
cao nhất như một cái bầu vú, tìm ánh mặt trời còn sót lại. Bỗng ông giật mình:
Khói. Phía rừng bên kia có khói. Làn khói mỏng manh thẳng đứng lẫn trong sương
tỏa trên tán cây rừng. Ông định thần nhìn lại. Đúng là khói. Phấn chấn hẳn lên,
linh hoạt hẳn lên, ông bước sang phía rừng bên ấy, nhẹ nhàng như một con báo.
Tay lăm lăm khẩu AK, ông bước khom khom, căng thẳng. Chốt hãm cơ bẩm được nhẹ
nhàng kéo xuống. Nếu đấy là thằng Dương, nếu nó chạy, ông cũng không bắn đuổi
theo đâu. Ông chỉ bắn chỉ thiên thôi. Vừa là để cảnh cáo bắt nó đứng lại, vừa
để báo động cho đồng đội đến mà bắt mà trói nó, giải nó về trại. Nó phải hiểu
rằng nó không thể trốn đâu thoát. Dù có ra khỏi trại. Dù có vượt qua được những
cánh rừng bạt ngàn này. Nó đã làm xáo động cả trại. Nó làm bọn ông xiết bao khổ
sở. Hôm nay trời khô, còn đỡ. Mấy hôm trước trời đổ mưa dầm. Mỗi cái lá là bao
nhiêu nước. Bọn ông lội suối, chui rừng. Người, chó ướt đẫm. Rét cóng. Đói nữa.
Vắt bám cả trên gáy, cả dưới nách. Nó hành hạ bọn ông. Cái thằng khốn nạn ấy...
Tất
nhiên nó phải vào xà lim. Cùm. Húp cháo loãng. Về tội trốn tránh cải tạo. Nhưng
trước khi dong nó về trại phải cho nó biết thế nào là trốn trại... Đấy là bực
lên thì nghĩ thế, nói thế thôi. Có khi bắt được nó, nhìn vẻ mặt thiểu não,
tuyệt vọng, dáng vẻ tiều tuỵ của nó lại thương, lại kín đáo dúi cho nó mẩu
lương khô chưa biết chừng.
Ông
Thản tháo giầy lội qua suối. Nước cắn vào chân từng miếng. Người ông run lên.
Chẳng đợi khô chân, ông xỏ vội vào đôi giầy vải. Và nhẹ nhàng rẽ bụi cỏ lau.
Bước lên bìa rừng bên kia.
Thật
sự ông không tin đó là thằng Dương. Chẳng tên tù trốn trại nào lại đi nổi lửa
vào lúc trời còn sáng như thế này. Nhưng dù sao làn khói cũng là mục tiêu để
ông đi đến. Để ông tìm hiểu. Để ông trò chuyện. Để ông chấm dứt cảnh cô đơn. Và
biết đâu từ đám khói lại mò ra tung tích thằng Dương.
Trước
mặt ông là một đống lửa nhỏ. Nhưng rừng rực than hồng. Hẳn là một loại củi
chắc. Một người quần áo xanh xám, thứ mầu vải quá quen thuộc với ông. Mầu quần
áo của bọn phạm. Thoáng nhìn ông đã biết ngay không phải thằng Dương. Đó là
Thắng chăn bò. Anh ta ngồi trên gốc cây bị cưa cụt, gục đầu vào hai cánh tay,
bất động. Lâu lâu nó lại giơ hai tay ra huơ huơ trên đống than hồng hoặc vun
những mẩu củi ngắn vào đống lửa. Không thấy anh ta đun nước. Cũng không thấy
nấu nướng cái gì đó. Anh ta chỉ ngồi sưởi. Mà cũng không phải là sưởi. Ngồi gục
đầu im lặng trước đống lửa. Thế thôi.
Gần
một năm trời lên đây, ông vẫn không hiểu được vì sao đám phạm rất thích lửa. Đi
làm, việc đầu tiên là nổi lửa cái đã. Họ tản ra mỗi người một phía và trở về
với những củi gộc, củi cành. Chỉ một thoáng đống lửa đã bốc lên rừng rực. Rét
như thế này, họ đốt lửa đã đành. Về mùa nực cũng một đống lửa to không kém.
Nhìn
đống lửa đã vạc, tự nhiên ông thấy rét run người. Ông thèm được sưởi, được trò
chuyện. Ông Thản khoá nòng súng, bước thẳng về phía đống lửa.
Anh
tù chăn bò giật mình khi thấy ông công an vũ trang khoác súng đi tới. Anh đứng
lên, hai tay duỗi thẳng, ép vào đùi:
-
Chào cán bộ.
Ông
Thản ra hiệu cho anh chăn bò tự nhiên. Anh tù lễ phép ngồi xuống một cành củi
gần đó, nhường gốc cây cụt cho ông vũ trang.
-
Cho bò về chuồng rồi à?
-
Báo cáo ông, vâng.
-
Chưa về trại à?
-
Thưa cán bộ, tôi sưởi một tý. Hôm nay rét quá.
-
Anh tù bao lâu rồi?
-
Thưa cán bộ, tám năm rồi.
-
Án bao nhiêu?
-
Hai mươi năm.
-
Anh năm nay bao nhiêu tuổi?
-
Thưa cán bộ, năm mươi hai ạ.
Được
nói chuyện một tý ông Thản thấy vui vui, lại được hơi lửa hắt vào mặt, vào
người dễ chịu quá. Ông định tiếp tục câu chuyện, muốn hỏi Thắng mắc tội gì, nói
với Thắng rằng bọn ông cũng rất nhớ nhà và nếu ai cũng tự giác cải tạo như
Thắng thì bọn ông đỡ vất vả, nhưng một hồi kẻng từ xa vọng lại. Tiếng kẻng đập
vào vách núi này, hắt sang vách núi khác như tất cả rừng núi cùng ngân vang.
Kẻng cấm một. Nghĩa là kẻng điểm danh. Anh chăn bò là tù tự giác không phải
đứng trong hàng cho cán bộ đếm, nhưng cũng phải về trại. Anh tù đứng lên:
-
Xin phép cán bộ, tôi về.
Ông
Thản nhìn theo anh tù một tay khoác bị cói, một tay xách cặp lồng đi khuất vào
trong rừng.
Còn
lại một mình ông. Rừng càng hoang vắng, im lặng. Đã nom thấy sương dầy trên
thảm lá mục, dưới những gốc cây. Sương hay hơi đất, hơi rừng bốc lên. Không một
tiếng động. Chưa đến giờ thú đi ăn. Vậy cũng là chưa đến giờ thằng Dương mò ra
khỏi ổ.
Ông
Thản với tay nhặt những cành cây khô người tù chăn bò để lại cạnh đấy cho vào
đống lửa. Ngọn lửa bùng lên. Khói bốc dầy hơn, quyện cùng sương. Ông nhìn lửa,
nhìn sương, nhìn khói, nhìn rừng. Rồi ông gục đầu xuống hai cánh tay khoanh
trên gối, nghe chiều sâu im lặng của rừng. Ông nghe lửa ấm quen thuộc trên da
mặt. Lửa làm ông ấm áp cả trong lòng, giúp ông thấy mình không bị tách rời khỏi
cuộc sống, tách rời khỏi gia đình, bố mẹ anh em đang ở một nơi nào xa lắm. Bởi
vì lúc này ông nhìn thấy một cánh đồng mùa đông đã gặt xong chỉ còn trơ gốc rạ.
Mặc cho những con trâu gặm cỏ, ông và các bạn chăn trâu nhổ gốc rạ, đổ thành
đống, đốt lửa. Khói bốc lên. Tất cả ngồi chung quanh. Khói tạt về phía nào, đứa
ngồi ở phía đó lấy tay xua, miệng nói:
Khói
về đằng kia ăn cơm với cá
Khói
về đằng này lấy đá đập đầu.
Gục
đầu trên cánh tay, ông nhìn rõ cảnh ấy.
Gục
đầu trên cánh tay, ông im lặng chờ tiếng chân thú đi kiếm mồi.
Đến lúc ấy,
ông sẽ khoác súng đứng lên, đi sâu hơn nữa vào trong rừng.
Ngọc Châu gửi đăng.
Cập nhật lại- ngày 10/08/2014
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 10/08/2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét