Trang văn xuôi Bùi Nguyệt & bạn văn
Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015
Nỗi nhớ
ngày xuân - Bùi Nguyệt (Chemnitz, CHLB Đức)
Thứ
ba - 04/02/2014 19:56
“Bài
thơ Xuân ở nơi đây con viêt Năm mới sang điểm hoa tuyết trên cành Nỗi nhớ trong
con lại cồn cào da diết Bên bếp lửa hồng mẹ gói bánh chưng xanh…” Tôi không ngờ
bài thơ “Xuân xa xứ” của tôi lại được cô bạn gái người Kinh Bắc đọc thuộc lòng
và cứ ngâm nga, tỏ ra tâm đắc lắm. Có lẽ, cô ấy cũng đang như tôi da diết nhớ
những ngày Tết cổ truyền ở quê hương. ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Bùi Nguyệt
Quê
quán: Hà Nội
Định
cư tại: CHLB Đức
Hôi
Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Chemnitz, CHLB Đức
homthu. bimbenbon@yahoo.de
_______
NỖI NHỚ NGÀY XUÂN
“Bài thơ Xuân ở nơi đây con viêt
Năm mới sang điểm hoa tuyết trên cành
Nỗi nhớ trong con lại cồn cào da diết
Bên bếp lửa hồng mẹ gói bánh chưng xanh…”
Tôi không ngờ bài thơ
“Xuân xa xứ” của tôi lại được cô bạn gái người Kinh Bắc đọc thuộc lòng và cứ
ngâm nga, tỏ ra tâm đắc lắm. Có lẽ, cô ấy cũng đang như tôi da diết nhớ những
ngày Tết cổ truyền ở quê hương.
Ngày mai là ngày 30 Tết,
đêm mai còn gọi là đêm Trừ tịch. Đêm Trừ tịch ở quê, bếp nhà ai cũng đỏ lửa, và
quây quần bên nồi bánh chưng xanh, không khí gia đình rất yên bình và ấm áp.
Bất giác, tôi bật nên câu thơ:
Đêm Trừ tịch cùng nhau đi hái lộc
Tiếng nói cười náo nức cả trời khuya
Đó là cảnh; nam thanh nữ
tú vừa đi hái lộc đầu xuân vừa đi xem pháo hoa mà Nhà nước ta vẫn tổ chức để
đón mừng năm mới ở Thủ đô Hà Nội và những Thành phố lớn trong cả nước. Cái cảnh
tưng bừng náo nức này, ở đây- trên đất khách quê người, chúng tôi chỉ được nhìn
thấy trên màn ảnh truyền hình. Ngay cả những lời chúc của người thân trong gia
đình, của ban bè trong nước cũng chỉ được nghe trong điện thoại. Không gian
được xích lại cũng là nhờ thời đại thông tin. Đúng như một nhà thơ đã viết:
Thời
đại thông tin không gian như xích lại:
Anh với em xa thế mà gần
Hai người ở hai đầu điện thoại
Nghe nồng nàn hơi thở của người than
(Thời đại thông tin- HTĐ)
Năm nào, đêm Giao thừa,
các con tôi, bạn bè tôi cũng chúc Tết tôi trên điện thoại. Phút Giao thừa năm
ngoái, anh bạn tôi ở Mỹ Đức – Hà Nôi gọi điện chúc Tết tôi. Thật bất ngờ, tôi
nghe được cả tiếng gà gáy vọng vào trong điện thoại, thế là ngay đêm đó, tôi có
ngay một tứ thơ. từ trường liên tưởng ấy mà tôi viết được bài:
”Phút đầu năm” khổ mở đầu thế này:
Khoảnh khắc đầu năm
anh chúc em trên điện thoại
Ấm áp lời anh xao xuyến nghĩa tình
Quyện lời anh
vẳng tiếng gà gáy gọi bình minh
Da diết quá bao năm rồi nghe lại
Ngỡ hồn quê tha thiết gọi tên mình”
(Phút đầu năm - Bùi Nguyệt)
Nỗi nhớ gia đình, quê hương,
đất nước cứ trào dâng như sóng dậy trong lòng tôi lúc ấy. Ôi! Lúc ấy, chỉ ước
mình có phép cân đẩu vân như Tề Thiên Đại Thánh để bay về vui Tết ở quê hương.
Tâm trạng đó, giờ đây cũng
đang tái diễn trong tôi và có lẽ đó là tâm trạng chung của những người ở xa,
cháy lòng nỗi nhớ quê hương, nhớ cả những điều bình thường nhất:
Nhớ làn gió bấc cuối mùa Đông
Nhớ sợi mưa phùn bay lất phất
Nhớ cảnh đào hoa nở rực hồng
Dù ở bất cứ nơi đâu trên
năm châu, bốn biển, người Việt Nam chúng ta khi xa xứ, luôn tạo ra một không
gian riêng cho mình, trong cái không gian chung của nước sở tại. Nói theo cách
nói của Nhà văn Nguyễn Đình Thi thì đó là “Khoảng trời xanh” của cộng đồng
người Việt. Vâng! “Khoảng trời xanh” ở đây chính là bản sắc văn hóa Việt Nam:
Đó là lời ăn tiếng nói, là phong tục tập quán, là trang phục, là nếp sống mang
truyền thống quê hương.
Xuân về Tết đến, Đại sứ
quán cùng các hội đoàn tổ chức cho bà con cộng đồng họp mặt, phát phần thưởng
cho các cháu học sinh có thành tích trong học tập, rồi cùng múa cho nhau xem,
hát cho nhau nghe những làn điều dân ca mượt mà êm ái, những ca khúc hào hùng
đi cùng năm tháng và những bản tình ca đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Những
bài thơ ấy, bài ca ấy đã nâng cao lòng tự hào dân tộc và thắt chặt tình đoàn
kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau như lời ông cha khuyên nhủ:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Nơi đây, dưới trời Tây,
lúc xuân về Tết đến, chỉ có thông xanh cùng tuyết trắng, nhưng trên ban thờ ở
mỗi gia đình trong cộng đồng người Việt, nhà nào cũng có hoa đào hoặc hoa mai,
có khi đó chỉ là hoa giả nhưng bản sắc dân tộc thì rất thật. Thật như bánh
chưng, bánh tét dâng lên thờ cúng ông bà của những người con lúc nào cũng hướng
về quê cha đất tổ, lưu giữ dòng chảy văn hóa Việt Nam mãi mãi trường tồn trong
trái tim những người con xa xứ.
(Chemnitz-CHLB Đức)
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ CBLB Đức ngày 04.02.2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
phạm ngọc toàn - 10/02/2014
19:40
Xin
gửi đến Bùi Nguyệt sự sẻ chia tâm trạng xa xứ khi xuân về mà cách đây hơn ba
chục năm mình đã trải qua:
Ở nơi đây chỉ có cành thông
Trong ý nghĩ ta là hoa đào Hà Nội
Phút Giao thừa cồn cào không dấu nổi
Giọt lệ rơi trên tuyết trắng mênh mông!
Ở nơi đây chỉ có cành thông
Trong ý nghĩ ta là hoa đào Hà Nội
Phút Giao thừa cồn cào không dấu nổi
Giọt lệ rơi trên tuyết trắng mênh mông!
-----------------------------------------------------
Tiếng
lòng người xa xứ trong đêm thơ Nguyên Tiêu Berlin – Bài viết Bùi Nguyệt
Thứ
năm - 28/02/2013 21:01
Đêm Thơ
Nguyên Tiêu do CLB Thơ Berlin tổ chức vào 20 giờ ngày 23/02/1013. Đặc biệt năm
nay CLB tổ chức cuộc thi thơ lần thứ nhất với chủ đề "Mùa Xuân và Quê
Hương". Đây là nơi quy tụ những tâm hồn thi sỹ nói riêng và những người
yêu thơ trong Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống trên CHLB Đức nói chung.
Mỗi bài thơ là mỗi tiếng lòng cất lên hòa với niềm vui Xuân mới. Tuy tâm cảnh
mỗi người có những nét khác nhau– khác nhau về cung bậc cảm xúc, về hình tượng
nghệ thuật, về phong cách thể hiện nhưng đều chung một tấm lòng hướng về Tổ
quốc, quê hương, gửi gắm niềm thương nỗi nhớ của mình tới đại gia đình dân tộc
Việt Nam, và tới gia đình của mỗi người con xa xứ. ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
TIẾNG LÒNG NGƯỜI XA XỨ TRONG ĐÊM THƠ NGUYÊN TIÊU BERLIN
Tác giả Bùi Nguyệt
Quê quán: Hà Nội
Định cư tại: CHLB Đức
Hôi Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Chemnitz, CHLB Đức
homthu. bimbenbon@yahoo.de
_______
TIẾNG LÒNG NGƯỜI XA XỨ TRONG ĐÊM THƠ NGUYÊN TIÊU BERLIN
Đêm Thơ Nguyên Tiêu do CLB
Thơ Berlin tổ chức vào 20 giờ ngày 23/02/1013. Đặc biệt năm nay CLB tổ chức
cuộc thi thơ lần thứ nhất với chủ đề "Mùa Xuân và Quê Hương".
Đây là nơi quy tụ những tâm hồn thi sỹ nói riêng và những người yêu thơ
trong Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống trên CHLB Đức nói chung. Mỗi bài
thơ là mỗi tiếng lòng cất lên hòa với niềm vui Xuân mới. Tuy tâm cảnh mỗi người
có những nét khác nhau– khác nhau về cung bậc cảm xúc, về hình tượng nghệ
thuật, về phong cách thể hiện nhưng đều chung một tấm lòng hướng về Tổ quốc,
quê hương, gửi gắm niềm thương nỗi nhớ của mình tới đại gia đình dân tộc Việt
Nam, và tới gia đình của mỗi người con xa xứ.
Nhà thơ Thế Sáng “Ôn
cố để tri tân” anh nhớ tới hình ảnh tảo tần của mẹ dưới mái tranh nghèo ở làng
quê của thời “Bao cấp”:
Tết lại về con nhớ lắm Mẹ ơi!
Tất tưởi Mẹ đi mua thêm đấu lúa
Đấu to hơn bơ nhưng nhỏ
hơn rá, nông dân miền Bắc thường dùng để ao thóc. Đấu lúa có nhiều nhặt gì đâu
mà mẹ vẫn phải mua thêm để đón Tết mừng Xuân. Chỉ chừng đó thôi ta cũng đủ rơi
nước mắt, thương cha mẹ sống trong thời Bao cấp- đói ăn, thiếu mặc. Nghe
bàì thơ “Nhớ tết xưa” của anh, ta khó có thể cầm lòng được, nhất là qua đoạn
thơ này
Tết
nhà tôi là tết ăn đong
Mẹ cứ khất nợ, từng ngày từng buổi
Mẹ phải bán non đi từng nải chuối!
Mong trời nắng to hong lại áo nâu sờn
Tác giả Kim Liên thì phản
ánh thực tại đang diễn ra ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, chị thông cảm cho
cảnh tình những người nông dân mà nhà đất đã bị giải tỏa để nhường chỗ cho các
công trình nằm trên những dự án, trong quy hoạch.
Đất quặn đau vì đã mất đất rồi.
Con chim non muốn về xây tổ ấm,
Nhưng chẳng còn cây, tựa vào đâu?
Tác giả Hoàng Việt Hùng
thể hiện qua bài viết theo thể thơ Song thất lục bát mang nặng tính tự sự, có
thể gọi là “Viễn xứ ngâm khúc”
Bơ vơ ta lại mình ta
Đón Xuân đất khách, ngắm hoa xứ người
…
Đêm châu Âu tuyết rơi tơi tả
Nơi tha hương bao kẻ nhớ quê.
Nhớ quê mà chẳng thể về,
Công cha nghĩa mẹ bao giờ trả xong!
Đã mang vận long đong vất vả
Lại gặp thời kinh tế khó khăn.
Thế là lại một mùa Xuân,
Đầy vơi nỗi nhớ xa gần tình quê!
Tác giả Chu Văn Keng thể
hiện mùa Xuân qua bài thơ Thất ngôn bát cú "Ngẫu hứng Xuân"
Xuân về chen lộc, rộ Đường thi
Sắc nhuận Đào, Mai khéo nhắc gì
Chim Khách bên thềm, nghênh ngóng đợi
Nàng Xuân lẹ gót hải hà đi
Lưu tàng sức sống, vầng dương tỏa
Xuân đến Xuân đi, Xuân ngộ kỳ
Trang điểm đất trời, mây lướt gió
Vấn vương mưa bụi, khúc hùng bi.
Đọc bài thơ của anh, ta có
cảm giác như đang xem một bức tranh mùa xuân, có hoa Mai, hoa Đào rực rỡ,
có ánh bình minh lan tỏa, có cả làn mưa bụi vấn vương... từ cảnh ta hiểu được
tình. Đó là cảm xúc của tác giả lúc xuân về.
Riêng tác giả Minh Hải lại
nhìn Xuân ở góc độ vừa khái quát vừa cụ thể, qua bài “Xuân hẹn ước”
Khái quát là: Sự tươi thắm, rực rỡ của trời đất vào Xuân:
Khái quát là: Sự tươi thắm, rực rỡ của trời đất vào Xuân:
Mùa Xuân thắm lại đất trời
Hoa trao hương sắc ngỏ lời thương nhau
Cụ thể là một mối
tình cao đẹp- cao đẹp ở lòng chung thủy và sức mạnh phi thường của tình yêu đã
vượt qua cả phong ba bão táp, vượt qua mọi trở lực đi đến “Bến bờ ước hẹn đậu
nơi em chờ” để:
Anh
tấu nhạc em hòa thơ
Xốn xang gió sớm ngẩn ngơ nắng chiều.
Bài thơ có tầm khái quát
rộng mang đậm tính trữ tình và cả tính triết lý nhân sinh về hạnh phúc.
Hạnh phúc không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải là đi trên thảm
nhung, mà là "lửa thử vàng, gian nan thử sức", như con thuyền đã vượt
qua phong ba bão tố. Cốt lõi của hạnh phúc, của tình yêu là sự đồng điệu tâm
hồn. Chỉ đồng điệu tâm hồn mới có tình yêu vĩnh cửu.
Tác giả Lê Thị Thanh Bình
thì hóa thân vào người vợ của anh lính hải đảo bày tỏ tình cảm của mình với
người đầu ấp má kề, đang ngày đêm canh giữ biển trời cho Tổ quốc, da diết mong
ngày đoàn tụ:
Xin gửi về anh, tình nồng em dệt
Xin gửi về anh, tình nồng em dệt
Bằng những tin yêu đan kết hoa lòng
Em vẫn chờ, và anh cũng ước mong
Ngày hai đứa trùng phùng trong yên ấm!
Nhà thơ Thế Dũng cảm hứng
từ một bức họa của một cháu bé ở Cheb (CH Séc), đã thể hiên lòng trắc ẩn của
mình về cảnh tình Tổ quốc ở biển Đông và tự hào về truyền thống yêu nước của
dân tộc ta qua bài “Tên em là Nguyên khí! - Việt Nam ơi!”:
Thần hứng em là thần khí Việt
Cội nguồn em là linh khí Việt
Ngữ ngôn em là sinh khí Việt
Em tên là Nguyên Khí! - Việt Nam ơi…
Nguyễn Minh Thái lại thả
hồn thơ theo đường bay của hàng không Việt Nam Airlines. Anh không dấu nổi niềm
tự hào về phụ nữ Việt Nam “Những cô Tấm hiện về giữa hành lang vũ trụ” và những
“Cô Tấm” cũng mang lại niềm vui, xoa dịu nỗi buồn cho những khách hàng không là
những người viễn xứ:
Hàng không Airlines lộng lẫy kiêu sa
Rạng rỡ Việt Nam dáng lụa là quyến rũ
Những cô Tấm hiện về giữa hành lang vũ trụ
Xua nỗi buồn viễn xứ phôi pha
Ngoài những bài thơ về chủ
đề mùa Xuân, về nỗi nhớ quê hương, đất nước, còn có nhiều bài thơ viết về nhiều
khía cạnh, nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tác giả Lê Quang bày
tỏ lòng mình trước hai sự lựa chọn mang tính dí dỏm, nhưng rất chân tình qua bài
“Chọn bên nào- rượu hay em”:
Em hỏi thế, anh biết trả lời sao,
Dù anh hiểu, anh chẳng hề nói dối,
Rượu với chè là con ma đưa lối,
Tiễn anh đi xuống địa ngục trần gian,
Đấy cũng là cách trả lời
khôn khéo. Song khôn khéo nhất có lẽ là câu này
Nếu nghiện em, anh sẽ được vô vàn,
Cổng thiên đường, đã coi như vừa mở,
Bởi anh cần em như hơi thở,
Như nắng mặt trời, sưởi ấm những mầm xanh,
Bài “Gửi cho em” của
tác giả Thu Hà là sự khát khao về những hình ảnh, những tình cảm của những ngày
sống trên quê hương yêu dấu của mình. Qúa khứ và hiện tại cứ trào dâng trong
dòng cảm xúc cuồn cuộn chảy suốt bài thơ và dồn lại ở khổ kết:
Gửi cho em cả một góc bầu trời
Của Việt Nam quê hương em yêu dấu!
Xa quê hương ta mới nhìn được thấu
Tình yêu này xin hãy gửi cho em!
Nhà thơ Thanh Giang qua
bài “Khung trời bình yên” tìm ra một chân lý sống khá thú vị. Đó là khung trời
hạnh phúc của mình chính là mái ấm gia đình, chính là sự đồng hành của người
tri âm tri kỷ, đồng tịch, đồng sàng:
Dấu ấn cuộc đời cảm xúc thiêng liêng
Cám ơn anh người đồng hành tri kỷ
Chẳng phải mất công kiếm tìm chân lý
Khung trời bình yên giản dị vô cùng
Tác giả Quỳnh Nga khao
khát được bạn tình đáp lại tình yêu, trong tâm trạng tuyệt vọng của sự đợi chờ
mòn mỏi qua bài “Sao anh hờ hững”
Mắt buồn nhìn về cuối dòng song
Hoàng hôn giấu giọt nắng cuối cùng
Sông thì cuối dòng, ngày
thì cuối ngày, giọt nắng cũng cuối cùng. Điệp từ “Cuối” nằm trong các hình ảnh
ở đây gợi cho ta sự liên tưởng và đồng cảm cùng tác giả Quỳnh Nga nhìn về cuối
dòng sông hay chính là đang nghĩ về cuối dòng đời? Và giọt nắng cuối cùng kia
phải chăng cũng là tia hy vọng cuối cùng về một người ở chân trời xa xôi tít
tắp? Quả thật, rất logic với hai câu thơ tiếp
Bâng khuâng, em nhớ, em chờ mãi
Nhòa lệ... "anh còn nhớ em không?"
Thơ là tiếng hát của con
tim, tiếng hát ấy không ngừng cất lên trên xứ tuyết, dưới trời Âu nhất là lúc
Xuân về.Thơ là sự cộng hưởng của tâm hồn và trí tuê, được thể hiện trong từng
thi phẩm. Đã ánh lên những vẻ đẹp tâm hồn, trong những khúc nhạc lòng của con
Lạc cháu Hồng đang hướng về quê mẹ.Nó còn là người bạn tri âm, tri kỷ của những
tâm hồn thi sỹ, là ngọn lửa vô hình xua tan sương phủ tuyết rơi, là nhịp cầu
ngôn ngữ để chúng ta xích lại gần nhau:
Cầu thơ ta đến với người
Tình quê đượm sắc tình đời ngát hương
Mỗi bài thơ trong
"Đêm Thơ Nguyên Tiêu" hôm nay là tiếng lòng của từng tác giả
nói riêng, đồng thời cũng là của Cộng đồng người Việt nói chung. Mỗi bài
thơ là mỗi bông hoa làm say đắm lòng ta và thêm rạng ngời hương sắc mùa xuân.
Thật đáng tiếc, trong
khuôn khổ bài viết này, tôi không thể điểm hết những bài thơ còn lại. Mong các
tác giả và bạn đoc thông cảm.Tôi xin chân thành cám ơn.
(Chemnitz, CHLB Đức)
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Chemnitz, CBLB Đức ngày 28.02.2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Những
khúc nhạc trầm trong “Thơ Việt ở Đức” – Tác giả Bùi Nguyệt
Thứ
năm - 17/07/2014 08:44
Đọc
"Thơ Việt ở Đức", ta hiểu được phần nào tình cảnh của từng tác giả
nói riêng và cộng đồng người Việt nơi viễn xứ nói chung. Có thể nói, tập thơ là
một bức tranh hiện thực của cuộc sống tha hương, được khắc họa bằng những gam
màu đậm nhạt khác nhau. Đó là tiếng hát của những con tim cất lên từ nhiều cung
bậc, là tiếng lòng khắc khoải trong những đêm thâu, là cái rét cắt da trong
sương giăng tuyết phủ, là nỗi nhớ cồn cào về quê hương đất nước. Có nhiều bài
của những cây bút ở phái đẹp được xem là những khúc nhạc trầm. khi đọc lên, ta
cảm thấy như các chị đã vớt ngôn từ trong dòng suối nước mắt gửi vào thơ. Khi
đọc thơ của hơn ba mươi tác giả nữ trong tập “Thơ Việt ở Đức” tôi thấy ...
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
NHỮNG KHÚC NHẠC TRẦM TRONG "THƠ VIỆT Ở ĐỨC"
Tác giả Bùi Nguyệt
Quê quán: Hà Nội
Định cư tại: CHLB Đức
Hôi Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Chemnitz, CHLB Đức
homthu. bimbenbon@yahoo.de
_______
NHỮNG KHÚC NHẠC TRẦM TRONG "THƠ VIỆT Ở ĐỨC"
Đọc "Thơ Việt ở
Đức", ta hiểu được phần nào tình cảnh của từng tác giả nói riêng và cộng
đồng người Việt nơi viễn xứ nói chung. Có thể nói, tập thơ là một bức tranh
hiện thực của cuộc sống tha hương, được khắc họa bằng những gam màu đậm nhạt
khác nhau. Đó là tiếng hát của những con tim cất lên từ nhiều cung bậc, là
tiếng lòng khắc khoải trong những đêm thâu, là cái rét cắt da trong sương giăng
tuyết phủ, là nỗi nhớ cồn cào về quê hương đất nước. Có nhiều bài của những cây
bút ở phái đẹp được xem là những khúc nhạc trầm. khi đọc lên, ta cảm
thấy như các chị đã vớt ngôn từ trong dòng suối nước mắt gửi vào thơ.
Khi đọc thơ của
hơn ba mươi tác giả nữ trong tập “Thơ Việt ở Đức” tôi thấy phần nhiều là
nỗi nhớ, tình thương là tiếng lòng khao khát, là những lời tâm sự trong đêm, và
những nỗi đau xé lòng cùng bao nỗi thiệt thòi chồng chất mà chị em phái yếu
chúng tôi phải gánh chịu. Để rồi có những lời bật ra từ những dòng cảm xúc
trào dâng, từ tấm lòng chân thật bao dung trong những đắng cay mặn chát của
nước mắt mồ hôi, nên thơ cũng là nước mắt, nước mắt cũng là thơ.
Bao mùa lá đã thay màu
Ôm con thổn thức nhịp cầu giấc mơ
Mẹ hòa nước mắt vào thơ
Khẽ ầu ơ... thả vần mờ đêm sương
(Bùi Nguyệt –Viết cho con)
"Phải xa con trong
lúc các con còn nhỏ, người mẹ nhớ con trong nỗi nhớ tột cùng. Để rồi hàng đêm
chị nối nhịp cầu giấc mơ ôm con trong tưởng tượng, gọi con trong thần
giao cách cảm, trong giấc mơ của giấc ngủ chập chờn. Thế là trong tiềm thức đã
cất tiếng ru con trong tâm tưởng. Những giọt nước măt chảy tràn suốt canh thâu
trong đêm mờ thổn thức của người mẹ trẻ đã hòa vào thơ, thả những vần thơ làm
mờ cả đêm sương. Một không gian buồn đã trùm lên tâm hồn người mẹ. Đây là hình
ảnh ẩn dụ, nhưng không hề ẩn dụ- đó là nỗi đau rất thật của cảnh tình mẹ phải
xa con." (Ngọc Ánh)
Hơn ba mươi tác giả
nữ trong tập thơ là các mảnh đời khác nhau, nhưng cùng chung cảnh ngộ tha
hương, đều mang nặng niềm thương nỗi nhớ đất Tổ, quê cha. Họ đến nơi đất khách
quê người từ khi mái tóc còn xanh, má hồng còn thắm, tràn trề sinh lực của tuổi
thanh xuân.Ôi! vậy mà tính đến nay, đã xấp xỉ một phần ba thế kỷ, những mái tóc
dài, những dáng lưng thon ấy đã bị thời gian gặm nhấm trong cuộc mưu sinh dưới
không gian mênh mang sương tuyết .
Bài thơ "Sao anh hờ
hững" của tác giả Quỳnh Nga cũng làm ta xót xa trước tâm trạng bâng
khuâng, chờ đợi:
Mắt buồn nhìn về cuối dòng song
Hoàng hôn giấu giọt nắng cuối cùng
Bâng khuâng, em nhớ, em chờ mãi
Nhòa lệ... "anh còn nhớ em không?"
Sông thì cuối dòng, ngày
thì cuối ngày, giọt nắng cũng cuối cùng. Điệp từ “Cuối” nằm trong các hình ảnh
ở đây gợi cho ta sự liên tưởng và đồng cảm cùng tác giả. Tác giả nhìn về cuối
dòng sông hay chính là đang nghĩ về cuối dòng đời? Và giọt nắng cuối cùng kia
phải chăng cũng là tia hy vọng cuối cùng về một người ở chân trời xa xôi tít
tắp? Quả thật, rất logic với hai câu thơ tiếp:
Bâng khuâng, em nhớ, em chờ mãi
Nhòa lệ... "anh còn nhớ em không?"
Cảnh và tình trong khổ thơ
cùng chung một gam buồn. Em buồn cũng đúng thôi, vì em đã nhớ nhiều mong mãi,
và sự nhớ thương, chờ đợi ấy không kìm nổi hai dòng lệ ứa chẳng biết là “Anh
còn nhớ em không”? Một câu hỏi tu từ đặt đúng chỗ làm cho sự mong chờ khắc
khoải đươc dâng lên theo dòng cảm xúc.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Loan cũng không ngoài tâm cảnh ấy, chị cảm thấy bâng khuâng trống vắng:
Bên sông bến cũ con thuyền vắng
Bãi cỏ đìu hiu chẳng bóng người
(Nguyễn Thị Ngọc Loan -Vào Thu)
Sông, bến, thuyền đều là
những hình ảnh ẩn dụ khá quen thuộc. Dòng sông chính là dòng đời. Bến sông
chính là hình ảnh người phụ nữ chung thủy đợi chờ, con thuyền là đấng mày râu
nay nơi góc bể, mai phía chân trời để bến bờ vẫn ngày đêm trông ngóng.
Bài thơ "Vẫn một mình
em" của tác giả Kim Ngân, nhân vật trữ tình cũng trong hoàn cảnh mòn mỏi
chờ đợi:
Xin lỗi em yêu! Anh chẳng thể chở về
Anh sẽ tới một miền Tây khát vọng
Cuộc sống phồn hoa rực rỡ muôn màu
Em hãy đợi, hãy chờ và thế nhé!
Nhưng rồi hứa hẹn cũng chỉ
là hứa hẹn,chờ mong thì vẫn cứ chờ mong. Kết quả cuối cùng là:
Vẫn một mình em một nách hai con
…
Vẫn một mình em lặng lẽ với thời gian
(Kim Ngân -Vẫn một mình em)
Nguyễn Thanh trang thì đưa
người đọc tới một không gian và thời gian dễ cồn cào nhung nhớ, để thổ lộ tiếng
lòng:
Em vẫn về trong thơ anh đêm đêm
Dòng chữ nhỏ, bóng hình xưa ẩn hiện
Em vẫn về giữa bao nhiêu kỷ niệm
Em vẫn về giữa bao nỗi nhớ nhung
(Nguyễn Thanh Trang -Chắc tại mùa thu)
Điệp ngữ “Em vẫn về” thể
hiện sư khát khao, nhung nhớ nghĩa cũ tình xưa, chẳng bao giờ phai nhạt
cho dù tình cảm ấy, giờ đây, chỉ còn lưu dấu trong những dòng thơ và ẩn hiện
trong tư duy, tưởng tượng.
Khác với Thanh Trang, tác
giả Đặng Thị Hương đã đưa chúng ta vào cõi mộng, trong trạng thái xuất hồn qua
những câu thơ khá độc đáo:
Mỗi đêm khuya thanh khí thượng ngang trời
Hồn nhè nhẹ bay lên cùng sương khói
Bỏ lại phàm thân mê man mệt mỏi
Nhằm phương Nam hồn mải miết bay về.
(Đặng Thị Huơng -Mộng du)
Tác giả Nguyễn Thị Lý ôn
cố để tri tân:
Nhớ khi chia củ sắn lùi
"Ô quan đánh tú" ngọt bùi có nhau
Tóc xanh đã điểm tóc nâu
Tình người vẫn giữ một màu thanh xuân
(Nguyễn Thị Lý -Về quê Ngoại)
Ra đi từ tuổi thanh xuân,
nay mái tóc đã đổi màu nhưng tình nghĩa thì trước sau không hề thay đổi mà luôn
luôn canh cánh trong lòng chị
Ở nơi viễn xứ khi Xuân về,
Tết đến lại trỗi dậy nỗi nhớ quê hương cồn cào da diết, tác giả Trịnh Thị
Mùi đã phải thốt lên:
Chao ôi! Khoảng trống lòng ta
Đó là cố quốc, đó là cố huơng
Muôn đời vẫn cứ vấn vuơng
Vì ta thiếu vắng quê huơng, gia đình
(Trịnh Thị Mùi -Tết ơi)
Sự dồn nén cảm xúc của bao
tháng ngày tích tụ nỗi nhớ, niềm thương quê hương, đất nước trong lòng chị như
được bật lên, ở từ cảm thán "Chao ôi!", ta càng thấy rõ sự trống
trải, vì thiếu vắng hình bóng những người thân trong gia đình làng xóm khi Tết
đến Xuân về. Cái khoảng trống và thiếu vắng này ở đây thật thật khó lấp
đầy vì nỗi nhớ tình thương thì vô cùng vô tận. Nó cũng được thể hiện ở nhiều
khía cạnh, nhiều cung bậc trong nhiều bài thơ của chị.
Bài “Hãy gửi cho em” của
Thu Hà đã thể hiện tình yêu Tổ quốc nồng nàn. Chị muốn lấp đầy nỗi nhớ bằng một
góc trời xứ sở, quê hương qua nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ:
Gửi cho em cả một góc bầu trời
Của Việt Nam quê huơng em yêu dấu
Xa quê hương ta mới nhìn được thấu
Tình yêu này xin hãy gửi cho em.
(Hãy gửi cho em -Thu Hà Berlin)
Tác giả Giáp Thị Ngọ nhớ
thương người mẹ cực khổ tảo tần và người cha đã nằm trong lòng đất bằng những
dòng thơ xúc động lòng người, qua những từ tượng hình gợi cảm:
Rất nhiều kỷ niệm còn in
Con về tìm lại nổi chìm ngày xưa
Mộ cha sũng ướt sương mưa
Mồ hôi mẹ chảy mặn chua một đời
(Giáp Thị Ngọ -Lời ru mẹ).
Hình ảnh người mẹ dịu hiền
hiện lên trong những buổi trời chiều nhung nhớ trong thơ tác giả Trương Thị Hoa
Lài cũng làm ta xúc động:
Chiều nay gió thì thầm gợi kể
Con chạnh buồn nâng nhẹ chiều them
Chiều làm con đắng chát môi mềm
Chiều và mẹ...êm đềm như sông chảy.
(Chiều buồn nhớ mẹ -Trương Thị Hoa Lài)
Tục ngữ có câu:
Có rách áo mới thương người áo rách
Có đói cơm mới thương kẻ lạnh long
Ở xứ người, chúng tôi
không rách áo, không đói cơm, nhưng quả thật chúng tôi đói tình. Đó là tình gia
đình, tình quê hương đất nước. Chúng tôi thèm nghe từng làn điệu dân ca, tiếng
gà gáy sáng đến tiếng gọi nhau của chòm xóm láng giềng, tiếng rao ngày đêm của
những người buôn thúng bán bưng, khao khát mọi âm thanh, hình ảnh của gia đình,
quê hương, đất nước.
Có thể nói "Thơ Việt
ở Đức" Là những dòng nhật ký, là bức tranh hiện thực cuộc sống, mà chị em
phụ nữ chúng tôi đã trải nghiệm, là bức tranh tâm trạng, là:
Tiếng lòng thao thiêt nơi viễn xứ
Như giàn hợp xướng quyện thanh âm
Từ dòng nhạc lý tim bừng lửa
Thì những bài thơ, đoạn
thơ trong bài viết này là những khoảng lặng của tâm hồn, là những khúc nhạc
trầm buồn cất lên từ những con tim bên phái đẹp. Xin được sự đồng cảm và nâng
niu của cộng đồng người Việt Nam ở Đức chúng ta nói riêng và toàn thể bạn đọc
nói chung!
Chemnitz, CHLB Đức Ngày 15/7/2014
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Chemnitz, CHLB Đức ngày
17.7.2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Kỷ niệm
khó quên - Bùi Nguyệt (Chemnitz, CHLB Đức).
Chủ
nhật - 26/08/2012 15:22
Lâu đài
Augustusburg nằm trên một ngọn đồi của vùng trung du Erzgebirge miền Đông Nam
nước Đức. Gần như tất cả các thành quách xưa đều được xây dựng trên cao, vừa là
biểu hiện cho uy quyền, vừa là vị trí thuận lợi quan sát sơn hà và tự vệ trước
sự tấn công của quân thù. Đây là một ngọn đồi cao 516 m so với mực nước biển
trung bình, cách thành phố Chemnitz 20 km về phía Nam. Vương hầu người Đức
August von Sachsen đã cho xây dựng lâu đài này vào năm 1568 với mục đích ...
Tác giả Bùi Nguyệt
Quê quán: Hà Nội
Định cư tại: CHLB Đức
Hôi Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Chemnitz, CHLB Đức
Bùi Nguyệt (Chemnitz, CHLB
Đức)
Lâu đài Augustusburg nằm
trên một ngọn đồi của vùng trung du Erzgebirge miền Đông Nam nước Đức. Gần như
tất cả các thành quách xưa đều được xây dựng trên cao, vừa là biểu hiện cho uy
quyền, vừa là vị trí thuận lợi quan sát sơn hà và tự vệ trước sự tấn công của
quân thù. Đây là một ngọn đồi cao 516 m so với mực nước biển trung bình, cách
thành phố Chemnitz 20 km về phía Nam. Vương hầu người Đức August von Sachsen đã
cho xây dựng lâu đài này vào năm 1568 với mục đích phô trương quyền lực ở miền
đất vùng trung Đức. Ngày nay lâu đài này là một điểm du lịch hấp dẫn không chỉ
vì kiến trúc độc đáo, mà nó còn là một viện bảo tàng trưng bày vũ khí săn thời
trước.
Nhân ngày nghỉ lễ "Chúa
giáng trần” ngày 13/6, nhóm chúng tôi, những thành viên của Hội Văn học Nghệ
thuật Thành phố Chemnitz, tổ chức một buổi tham quan lâu đài nổi tiếng này.
Đường lên thành phố cùng tên Augustusburg nằm dưới chân đồi rất dốc và ngoằn
ngoèo như trong huyền thoại. Phóng xe giữa hai làn cây rất đều, chúng tôi được
thưởng thức sóng lúa đại mạch nhấp nhô trong gió. Trước đây chỉ chừng bốn tuần,
cả nước Đức vàng rực vì những cánh đồng hoa cải, nếu được ngồi trên máy bay lên
thẳng, bạn sẽ được chứng kiến một tấm thảm tuyệt mĩ của thiên nhiên. Đâu rồi
những vất vả mưu sinh kiếm ăn trên xứ người, chúng trốn hết chỉ còn lại những
con người rạng rỡ muốn giang tay ôm lấy thiên nhiên, muốn uống những thanh bình
của xứ này, muốn cười muốn nói với nhau những gì ấm áp nhất. Người ta nói rằng
cả châu Âu là một vườn hoa khổng lồ, ồ! đúng thật. Thành phố đây rồi, hai bên
đường là những ngôi nhà biệt thự hàng trăm năm tuổi, được bao bọc bởi cây xanh
và hoa. Chúng tôi có cảm giác rằng, cây cỏ ở xứ này cũng vội vàng tận hưởng mùa
hè ngắn ngủi, nên tất cả đều trổ hoa dù to dù nhỏ với những màu sặc sỡ. Chúng
vừa làm khổ những người dị ứng phấn hoa vừa cho những vị khách đến thăm xứ này
như lạc vào một thế giới huyền thoại.
Sau khi đậu xe, chúng tôi
rảo bước trên con đường dành cho người đi bộ, hai bên rực rỡ hoa mua, thỉnh
thoảng lại có những bông hoa sao giống hoa bằng lăng ở quê mình thế! Giọt mưa
đêm còn đọng trên cánh mềm, long lanh trong ánh mặt trời, nhẹ đưa trong gió như
những bàn tay nhỏ xíu vẫy chào khách từ mọi miền trên trái đất này đến thăm lâu
đài.
Đang bồng bềnh trong cảm
xúc thì đột ngột trời đổ mưa rào. Chị Nghĩa nói vui với bạn trai mình:"
Kìa anh Huy Tiến vào đi chung ô với Bùi Nguyệt cho có đôi". Chúng tôi bước
trong mưa. Đã lâu lắm rồi tôi mới lại được hưởng cái cảm giác ấm cúng đi cạnh
một người anh, một người bạn. Và tôi cảm thấy được che chở, được bảo vệ ...
Những bông hoa giống hoa
Bằng Lăng ở quê mình đến thế.
Tôi chưa thấy một đất nước
nào mà nền văn minh lại trải đều như ở nước Đức, Berlin hay thành phố nhỏ Aue,
Hamburg hay Freiberg, nền văn minh và kỷ cương Đức đâu có khác nhau nhiều. Nhìn
những cụ già gần 90 tuổi mà vẫn nhanh nhẹn khỏe mạnh, nụ cười vẫn luôn hồn
nhiên và tự tin, tôi mới hiểu cái ý nghĩa thanh bình và nhân bản đã thấm đến từng
chiếc lá cây ngọn cỏ. Có người nói tính cách người Đức hơi lạnh, nhưng đó chính
là vì họ tôn trọng không muốn quấy rầy người khác. Nếu bạn hỏi thăm hay nhờ
người ta làm giúp điều gì thì mới thấy cái nhiệt tình thực sự của họ. Chuyến
tham quan của chúng tôi tuy ngắn ngủi nhưng rất thú vị.
Khi ra bãi đậu xe có ba
thanh niên tiến lại chỗ chúng tôi. Một cô gái khoảng chừng 20 người nhỏ nhắn,
da trắng hồng, tóc quăn rủ xuống vầng trán thông minh, mắt to đen và hàng mi
cong rất đẹp đến bắt tay tôi và hỏi:
- Xin lỗi, ngài có phải là
người Việt Nam không?
- Xin chào, vâng tôi là
người Việt Nam.
Cô gái reo lên mừng rỡ và
nói với chúng tôi bằng tiếng Việt lơ lớ:
- Tôi có bố là người Việt
Nam, mẹ là người Đức.
Và thế là cô ôm chầm lấy từng
người reo lên vui sướng, làm cho chúng tôi bàng hoàng xúc động.
- Cháu năm nay bao nhiêu
tuổi – Anh Tiến hỏi và nhìn cháu bằng cái nhìn trìu mến.
- Dạ, năm nay cháu 24 ạ.
Đây là chồng cháu và đây là anh của chồng cháu – Cô gái giới thiệu và chỉ vào
hai thanh niên đi cùng. (họ là hai anh em sinh đôi)
Thật hồn nhiên cô gái cho
chúng tôi biết đã cùng chồng về Việt Nam tìm lại được bố đẻ của mình. Cô kể
rằng, hơn hai mươi năm về trước, mẹ cô đã yêu một thanh niên Việt Nam làm cùng
trong nhà máy. Hết hợp đồng lao động, anh phải về nước và để lại kết quả tình
yêu: là cô gái này trên xứ người. Cô được sinh ra trong vòng tay ấm áp của
người mẹ trẻ và tình thương của cả gia đình. Mang trong mình hai dòng máu Việt
– Đức mà chưa hề biết mặt bố, cô ấp ủ một dự định sẽ về Việt Nam để tìm người
cha của mình. Cô đã tự tìm thầy để học tiếng Việt và tìm hiểu quê nội của mình.
- Cháu học tiếng Việt ở
đâu và ai dạy cháu? – Anh Tiến hỏi.
- Dạ, cháu học tiếng Việt
ở Chemnitz. Một thầy giáo 70 tuổi dạy cháu. – Cô gái trả lời bằng tiếng Việt
khá trôi chảy – Tháng Tư vừa qua cháu và chồng đã về Việt Nam và gặp được bố
cháu rồi.
Cô đã chia sẻ với chúng
tôi niềm vui được gặp bố, bởi vì đối với người châu Âu niềm vui được chia sẻ
tức là niềm vui được nhân đôi. Cô kể lại giây phút thiêng liêng ấy hai bố con
ôm chầm lấy nhau, nước mắt tuôn trào. Lúc đó hình như trên hành tinh này chỉ
còn tình cha con, tình con người bao phủ. Giấc mơ của cô gái lai đã thành hiện
thực, có lẽ chỉ những người sống ở Đức lâu năm như chúng tôi mới thấm hết cái ý
nghĩa của sự khát khao này. Chúng tôi ôm hôn và chia tay cô gái trong niềm vui
và cả sự trống trải mơ hồ. Nhưng đó chính là những thông điệp đầy tính nhân văn
giữa người với người và chúng tôi hiểu thêm một điều: Tình yêu không bao giờ có
biên giới, nó trường tồn vĩnh hằng, không giấy bút nào mô tả siết.
Cuộc gặp tình cờ đầy thú
vị trên đã làm cho chuyến đi của chúng tôi là một kỷ niệm không thể nào quên.
Ngày hôm ấy chúng tôi có tất cả: Lịch sử, lâu đài, kiến trúc, cảnh đẹp, hoa,
tình đồng đội, tiếng cười và đặc biệt là cuộc gặp mặt tình cờ với ba người
thanh niên Đức kể trên.
Chemnitz, CBLB Đức
homthu. bimbenbon@yahoo.de
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Chemnitz, CBLB Đức ngày 10.7.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Mignon - Johann Wolfgang von Goethe (Nguyễn Thế Tuyền dịch)
Mignon - Johann Wolfgang von Goethe (Nguyễn Thế Tuyền dịch)
Chủ
nhật - 26/08/2012 15:16
Tôi nhận được bản
dịch bài thơ Mignon của Goethe vào một buổi sáng chủ nhật mùa hè đẹp trời và
thanh bình trên đất Đức. Còn gì sung sướng hơn khi được thưởng thức món quà đặc
biệt này. Nó đặc biệt vì cái khát vọng gói trong bài thơ đã tiềm ẩn trong tôi
từ lâu rồi, bây giờ nó có dịp bùng cháy. Trước hết tôi xin giới thiệu toàn bộ
bài thơ, như tự tay mình rót một ly rượu để rồi sau đó chúng ta cùng nhau
thưởng thức những giọt men của nó. Bùi Nguyệt
Johann Wolfgang von Goethe
Johann Wolfgang von Goethe
Nguyễn Thế Tuyền (Chemnitz CHLB Đức) dịch sang tiếng Việt
MIGNON
(Johann
Wolfgang von Goethe)
Chỉ có ai khát vọng
Mới hiểu được tôi đau
Cô đơn và tách biệt
Với tất cả sắc màu
Tôi ngước nhìn trời
đất
Nhìn tất cả mọi nơi
Người mà tôi yêu dấu
Ở mãi chốn xa vời
Làm cho tôi quay
cuồng
Tâm cam tôi lửa đốt
Chỉ có ai khát vọng
Mới hiểu được tôi
đau.
Goethe, ông là ai? Goethe
sinh năm 1749 tại Frankfurt am Main CHLB Đức và mất năm 1832 tại Weimar. Là
luật sư, bác sĩ, nhà triết học và đã từng giữ chức Bộ trưởng văn hóa trong
chính quyền thời bấy giờ, nhưng ông vẫn để lại cho hậu thế một số lượng tác
phẩm văn học đồ sộ. Goethe sống rất mãnh liệt, làm việc hết mình nhưng cũng
hưởng thụ hết mình. Ông đi du lịch nhiều nơi, thích bàn luận với bạn bè về văn
học, triết học nên có kiến thức có thể nói là toàn năng, thâu tóm được hầu hết
hiểu biết thời ông sống. Faust là một trong những kiệt tác của ông, đã được
dịch ra trên 50 thứ tiếng, được dựng thành phim, được đăng ở rất nhiều tờ báo
trên toàn thế giới. Tác phẩm này là một trong những tác phẩm trụ cột của trào
lưu Khai sáng, nền tảng quan trọng để châu Âu phát triển như ngày nay. Sau khi
gặp Schiller và Herder, đều là những nhà hiền triết Đức vĩ đại, ông vô cùng
phấn khởi và rủ họ về cùng sống ở thành phố Weimar, lập lên trường phái cổ điển
Đức, cả ba đều là những cây đại thụ của nền văn minh Khai sáng. Goethe là bậc
thầy mô tả nội tâm, chỉ vài dòng trong Mignon (tên một người con gái
Pháp) mà ông đã cho người đọc cảm giác bão tố vì phải xa cách người mình yêu.
Ông không tả cái quằn quại của nỗi nhớ mà lại nói gián tiếp : "Chỉ có ai
khát vọng, mới hiểu được tôi đau”. Ông biết có phải ai cũng thấm được cái nỗi
đau tinh thần này đâu. Nếu nó là nỗi đau cụ thể thì ai cũng cảm được, nhưng nỗi
đau tâm lý và khoảng trống trong tâm hồn người thì chỉ những người khát vọng
mới có thể hiểu được. Tôi chợt nhớ một câu của nhà văn Pháp (rất tiếc tôi không
nhớ tên ông) khi được hỏi: "Ông mong muốn điều gì dành cho kẻ thù của
mình?” Sau một thoáng trầm ngâm, ông nói: "Tôi mong anh ta đang yêu mà
không được yêu lại!”. Trời đất! Ông không mong cho kẻ thù của mình chết, hay
khánh kiệt mà chỉ mong "có thế” thôi à. Tôi viết từ "có thế"
trong nháy nháy, bởi vì "chỉ có người khát vọng” mới có thể hiểu cái nỗi
đau này. Nó sẽ dằn vặt người đó ngày, đêm, lúc thức giấc, lúc chiều tà… Một
người không khát vọng có lẽ cho đây là một câu vô thưởng vô phạt, còn đối với
người khát vọng thì… Ông kết thúc bài thơ bằng việc nhắc lại hai câu thơ này có
lẽ muốn kết nạp những con người khát vọng vào một thế giới khác, thế giới của
người đang yêu và được yêu. Xa người mình yêu, trong ông chỉ còn sự quay cuồng
trong trạng thái lửa đốt, không thể làm được bất cứ việc gì. Xin cám ơn ông và
cám ơn cả người dịch đã thấu được một phần suy nghĩ của ông, để cho những tâm
hồn Việt có thể thưởng thức cái giá trị nhân bản phương Tây bằng chính ngôn ngữ
mẹ đẻ của họ. Hôm nay tôi đã hưởng trọn vẹn một buổi sáng mùa hè lâu lắm rồi
mới có.
Chemnitz, CBLB Đức
homthu. bimbenbon@yahoo.de
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ CBLB Đức ngày 30.6.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Huyền thoại Titanic - Nguyễn Thế Tuyền (Chemnitz CHLB Đức)
HUYỀN THOẠI TITANIC
Nguyễn Thế Tuyền (Chemnitz CHLB Đức)
Đúng một thế kỷ đã trôi
qua, kể từ ngày con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống đáy Đại Tây Dương, ngày
14. 4. 1912 sau khi đâm vào một núi băng. Người ta tưởng rằng câu chuyện về nó
đã vĩnh viễn chìm vào dĩ vãng, nhưng sau khi Hải quân Mỹ phát hiện được xác con
tàu năm 1985 ở độ sâu 3800 m, Titanic đã sống lại trong phim, sách báo, nhạc và
trong tâm trí của rất nhiều người trên thế giới, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội.
Chỗ tàu chìm xảy ra trận động đất và động biển kinh hoàng năm 1929, nên người
ta cho rằng, hàng tỉ tấn bùn đã chôn vùi vết tích của Titanic, niềm tự hào một
thời của con sư tử nước Anh. Với kỹ thuật thời đó, Titanic được coi là một kiệt
tác, và được cho là con tàu không thể chìm, dù bất cứ hoàn cảnh nào. Tàu Titanic
được chế tạo như cấu trúc xã hội thời bấy giờ. Giới thượng lưu ở tầng trên có
sàn nhảy, bể bơi, nhà hàng, phòng hòa nhạc, thư viện…, còn phía dưới dành cho
giai cấp cần lao - chật chội, tối tăm và mất vệ sinh. Vì chủ quan, tàu chỉ
trang bị một số thuyền cứu nạn. Chính vì thế hơn một nửa trong số 1500 hành
khách đã phải làm mồi cho cá ở Đại Tây Dương.
Bộ phim Titanic của
Holywood thành công rực rỡ trên bầu trời điện ảnh thế giới năm 1997. Vì tính
nhân bản, nên nó được đón nhận khắp nơi trên thế giới. Lời bài hát đệm của bộ
phim thật ngọt ngào, được ca sĩ người Úc Celine Dion thể hiện, đã đưa người
nghe đến một thế giới huyền ảo của nghệ thuật. Đại dương bao la đã nhấn
chìm một tình yêu lãng mạn giữa Rose và Jack, một tình yêu vượt qua biên giới
của các giai tầng xã hội. Rose là con gái một gia đình quyền quý, còn Jack là
một chàng thanh niên thường dân. Lời bài hát là tâm sự sâu kín nhất của người
con gái còn sống sót gửi người tình đã vĩnh viễn ra đi cùng số phận con tàu. Bị
cuốn hút bởi tính trữ tình của bản nhạc, tôi đã dịch nó ra Việt ngữ, xin tặng
bạn đọc.
Nguyễn Thế Tuyền
(Chemnitz CHLB Đức)
Mein Herz wird weiter
schlagen
Jeder Nacht in meinen Träumen
Sehe ich dich, spüre ich dich
So weiss ich, dass du weiterlebst
Weither über Zeit
Und Raum zwischen uns
Bist du gekommen, um mir zu zeigen
Dass du weiterlebst.
Nah oder fern, wo immer du bist
Glaube ich daran
Dass das Herz weiterschlägt
Wieder einmal öffnest du die Tür
Und du bist hier in meinem Herzen
Und mein Herz
Wird weiter und weiterschlagen
Die Liebe kann uns einmal treffen
Und ein ganzes Leben andauern
Und niemals aufhören
Bis wir vereint sind
Es war Liebe, als ich dich liebte
Ein wahrhaftiger Moment
Den ich festhalte
In meinem Leben
Werden wir immer weiterleben
Nah oder fern, wo immer du bist
Glaube ich daran
Dass das Herz weiterschlägt
Wieder einmal öffnest du die Tür
Und du bist hier in meinem Herzen
Und mein Herz
Wird weiter und weiterschlagen
Es gibt eine Liebe
Die niemals vergeht
Du bist hier, es gibt nicht, was ich fürchte
Und ich weiss
Dass mein Herz weiterschlagen wird
So wird es für immer für uns bleiben
Du bist geborgen in meinem Herzen
Und mein Herz
Wird immer weiterschlagen.
Trái tim em đập mãi
Hàng đêm trong giấc mơ
Em gặp anh cảm được từng hơi thở
Em tin rằng anh vẫn sống vẫn chờ
Ở một xứ rất thơ và xa lắm
Vượt không gian tháng năm cách trở
Về đây để nói với em rằng
Anh vẫn sống cùng thời gian đằng đẵng
Dù rất gần hay xa thẳm trùng dương
Em vẫn tin rằng
Anh vẫn sống, anh của em vẫn sống
Bằng một trái tim hồng
Đắp bồi khoảng hồn em trống trải
Hình bóng anh đọng lại mãi ngàn thu
Tình yêu đã cho ta gặp nhau
Và suốt đời gắn bó
Chẳng bao giờ biệt ly
Cho đến khi quyện hoà thành một khối
Bồi hồi nhớ lại lúc yêu anh
Làm sao quên được những ảnh hình
Đã ghi vào mảnh đời em còn lại
Và chúng mình sống mãi với tình thương
Dù rất gần hay xa thẳm trùng dương
Em vẫn tin rằng
Anh vẫn sống, anh của em vẫn sống
Bằng một trái tim hồng
Đắp bồi khoảng hồn em trống trải
Hình bóng anh đọng lại mãi ngàn thu
Có những cuộc tình bất tử
Không bao giờ phôi phai
Anh ở bên em dù sa mạc hay đường dài
Chở che em, em đâu còn sợ hãi
Và em mãi tin rằng
Trái tim em chẳng khi nào ngừng đập
Để hồn em ôm ấp kỷ niệm chúng mình
Anh hãy yên lành trong tim một sinh linh
Chỉ biết yêu trọn đời trong thổn thức
Người dịch
Nguyễn Thế Tuyền
(Chemnitz CHLB Đức)
Bài viết này được
Bùi Nguyệt
Jeder Nacht in meinen Träumen
Sehe ich dich, spüre ich dich
So weiss ich, dass du weiterlebst
Weither über Zeit
Und Raum zwischen uns
Bist du gekommen, um mir zu zeigen
Dass du weiterlebst.
Nah oder fern, wo immer du bist
Glaube ich daran
Dass das Herz weiterschlägt
Wieder einmal öffnest du die Tür
Und du bist hier in meinem Herzen
Und mein Herz
Wird weiter und weiterschlagen
Die Liebe kann uns einmal treffen
Und ein ganzes Leben andauern
Und niemals aufhören
Bis wir vereint sind
Es war Liebe, als ich dich liebte
Ein wahrhaftiger Moment
Den ich festhalte
In meinem Leben
Werden wir immer weiterleben
Nah oder fern, wo immer du bist
Glaube ich daran
Dass das Herz weiterschlägt
Wieder einmal öffnest du die Tür
Und du bist hier in meinem Herzen
Und mein Herz
Wird weiter und weiterschlagen
Es gibt eine Liebe
Die niemals vergeht
Du bist hier, es gibt nicht, was ich fürchte
Und ich weiss
Dass mein Herz weiterschlagen wird
So wird es für immer für uns bleiben
Du bist geborgen in meinem Herzen
Und mein Herz
Wird immer weiterschlagen.
Trái tim em đập mãi
Hàng đêm trong giấc mơ
Em gặp anh cảm được từng hơi thở
Em tin rằng anh vẫn sống vẫn chờ
Ở một xứ rất thơ và xa lắm
Vượt không gian tháng năm cách trở
Về đây để nói với em rằng
Anh vẫn sống cùng thời gian đằng đẵng
Dù rất gần hay xa thẳm trùng dương
Em vẫn tin rằng
Anh vẫn sống, anh của em vẫn sống
Bằng một trái tim hồng
Đắp bồi khoảng hồn em trống trải
Hình bóng anh đọng lại mãi ngàn thu
Tình yêu đã cho ta gặp nhau
Và suốt đời gắn bó
Chẳng bao giờ biệt ly
Cho đến khi quyện hoà thành một khối
Bồi hồi nhớ lại lúc yêu anh
Làm sao quên được những ảnh hình
Đã ghi vào mảnh đời em còn lại
Và chúng mình sống mãi với tình thương
Dù rất gần hay xa thẳm trùng dương
Em vẫn tin rằng
Anh vẫn sống, anh của em vẫn sống
Bằng một trái tim hồng
Đắp bồi khoảng hồn em trống trải
Hình bóng anh đọng lại mãi ngàn thu
Có những cuộc tình bất tử
Không bao giờ phôi phai
Anh ở bên em dù sa mạc hay đường dài
Chở che em, em đâu còn sợ hãi
Và em mãi tin rằng
Trái tim em chẳng khi nào ngừng đập
Để hồn em ôm ấp kỷ niệm chúng mình
Anh hãy yên lành trong tim một sinh linh
Chỉ biết yêu trọn đời trong thổn thức
Người dịch
Nguyễn Thế Tuyền
(Chemnitz CHLB Đức)
Bài viết này được
Bùi Nguyệt
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ CBLB Đức ngày 27/06/2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét