Tìm đâu giếng làng? – Tản văn Phan Nam (Tiên Phước – Quảng Nam)
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015
Không
biết tự lúc nào giếng làng dần biết mất trong tâm tưởng hồn cốt của làng quê
Việt. Một ngày đi trên đường tôi chợt nhìn thấy những cái giếng làng bị vùi lấp
mất bạc màu thời gian. Giếng làng đã chìm vào giấc ngủ êm đềm của một thời quá
khứ tươi mát làm sao! Tìm đâu mạch ngầm tĩnh lặng của làng quê khi xưa.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Phan Nam
Họ tên Phan Văn Nam
Quê quán: Tiên Phước – Quảng Nam
Hiện đang học tại lớp báo chí k13 CBC, Trường ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẵng
Phone: 01686 642 109
Email: phanvannamsp@gmail.com
_____
TÌM ĐÂU GIẾNG LÀNG?
Không
biết tự lúc nào giếng làng dần biết mất trong tâm tưởng hồn cốt của làng quê
Việt. Một ngày đi trên đường tôi chợt nhìn thấy những cái giếng làng bị vùi lấp
mất bạc màu thời gian. Giếng làng đã chìm vào giấc ngủ êm đềm của một thời quá
khứ tươi mát làm sao! Tìm đâu mạch ngầm tĩnh lặng của làng quê khi xưa.
Xưa
kia, giếng làng là một trong những huyết mạch của làng quê. Cây đa – giếng nước
– mái đình có thể gọi là những đặc trưng khó tách khỏi nỗi nhớ của biết bao
người gìn giữ hồn xưa cõi làng. Những giọt nước mát của giếng làng thực khó tìm
ở bất kì nơi đâu. Những cái giếng còn thơm mùi rêu phong thực sự gắn chặt với
nỗi nhớ làm sao quên được. Nhớ những trưa nắng hè, tôi cùng đám bạn vui chơi
lấm lem bùn đất về gột rửa dưới làn nước mát rượi. Làn nước ngày xưa thấm đẫm
vị ngọt quê hương tưới mát tâm can, cho ta một tâm hồn thư thái, bình yên đến
lạ kì. Làn nước đắm say tắm mát tâm hồn một đời ấu thơ, đẩy lùi cái nóng mùa
hạ.
Giếng
làng ngày xưa thật thi vị, đẹp đẽ làm sao. Giếng làng là nơi mọi người tụ tập
để tận hưởng sự thanh khiết của đất trời, đã gắn kết biết bao trái tim của tình
làng ngõ xóm. Bất chợt một buổi chiều có chàng trai làng ra hàn huyên tâm sự
với cô gái tuổi đôi mươi đang giặt giũ bên giếng làng, mà họ đã trở thành những
cặp đôi thanh mai trúc mã, rồi họ đến bên nhau đến bên tình quê đậm đà khói rạ.
Rồi giếng làng nơi mà khách lạ đến tận hưởng nguồn nước mát lạnh của làng ta.
Giếng làng là một phần không thể thiếu trong sự liên kết tình làng nghĩa xóm, trong
sự thống nhất của những dư vị gắn kết trái tim với trái tim.
Bước
vào cổng làng sẽ là một luỹ tre xanh mướt reo vui, đầm sen toả hương ngan ngát
thơm cả một vùng trời, hồn đất linh thiêng ngun ngút khói nhang của mái đình,
cây đa lặng lẽ phủ bóng toả bóng mát gọi lũ chim về ca hát… Giếng làng chễm chệ
dành cho mình một góc, nơi trời đất giao hoà để cho ra nguồn nước nuôi dưỡng
sữa ngọt của biết bao đứa trẻ thấm mùi đất quê nhà. Bước chân đầu đời khắc sâu
với giếng làng kể từ thuở nằm nôi, giọt nước trong lành như giọt sữa của mẹ
trắng trong nhưng tâm hồn chân chất, giản dị, đầy yêu thương. Để rồi lớn lên
bay đến những phương trời xa lạ mà tâm hồn vẫn thầm nhớ, thầm ước ao một ngày
được quay về hồn quê bến cũ: “Tròn tròn giếng nước gốc đa/ Ai gần nhớ ít, ai xa
nhớ nhiều” (Ca dao).
Ngày
nay, giếng làng phần nhiều đã không còn nữa. Thay vào đó là giếng khoan, giếng
máy. Một vài cái giếng làng may mắn còn sót lại được con người đặt máy bơm hút
cạn mạch nước. Dặt dìu lang thang chiều quê muốn tìm về giếng làng quê nhà ngày
xưa mà sao khó đến thế. Giếng làng đã lặng lẽ rời bỏ chúng ta trong nền văn
minh hiện đại đang dần phủ bóng làng quê. Hồn quê xưa rơi vào mong manh, hi
vọng được gìn giữ để nét đẹp ngàn đời của làng quê được thắp lên, toả sáng. Có
lẽ mọi thứ đã đổi thay làm con tim mong ngóng, hồi tưởng. Làng quê từ khi sinh
ra đã gắn chặt với những hình ảnh giản dị như thế, cây đa – giếng nước – mái
đình có lẽ sẽ đi vào tâm khảm của những kỉ niệm đẹp, gắn chặt trong trái tim.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Quảng Nam ngày 16.11.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét