Tiên Lãng, Một vùng văn bia – Bài Vũ Quang Tần (Hà Nội)
Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016
Ngày
09/05/2012
Nằm ở
phía Nam thành phố Hải Phòng, giữa hai con sông; sông Văn Úc và sông Thái Bình,
ngàn năm bồi lắng phù sa, tạo nên khu đất trù phú, mỡ màu. Tiên Lãng được bao
bọc bởi ba bề sông nước; phía trước là Biển Đông. Xưa kia, con người du lập nơi
này, khai cơ lập nghiệp. Phù sa bồi lắng đến đâu, quai đê lấn biển, lập Ấp, lập
Làng, lập Xã. Gieo trồng cây lúa, ngô, khoai, bắt tôm đánh cá sinh nhai.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Vũ Quang Tần
Họ tên thật Vũ Quang Tần
Hội viên Hội Nhà Văn Hà Nôi
Hội viên Hội VNDG Hà Nội
Quê: Hùng Thắng Tiên Lãng Hải Phòng
Địa chỉ: Số 23/ 152/1-Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
ĐT: 04 38360943 DĐ: 0945045599
Email: vu_quang_tan41@yahoo.com.vn
_____
Nằm
ở phía Nam thành phố Hải Phòng, giữa hai con sông; sông Văn Úc và sông Thái
Bình, ngàn năm bồi lắng phù sa, tạo nên khu đất trù phú, mỡ màu.
Tiên
Lãng được bao bọc bởi ba bề sông nước; phía trước là Biển Đông. Xưa kia, con
người du lập nơi này, khai cơ lập nghiệp. Phù sa bồi lắng đến đâu, quai đê lấn
biển, lập Ấp, lập Làng, lập Xã. Gieo trồng cây lúa, ngô, khoai, bắt tôm đánh cá
sinh nhai. Đời này đời nọ nối dài. Họ còn phải chống trả với thiên tai, mưa bão
lũ lụt, sâu bọ phá hoại mùa màng, đói ăn, thiếu mặc, bệnh tật mà còn chung sức
chung lòng chống giặc xâm lăng.
Trên
đất Quán Trang (sông Văn Úc), thời nhà Lý, nơi Ngô Lý Tín dấy quân giúp Vua dẹp
loạn hải tặc. Tại cửa Đại Bàng (cửa sông Văn Úc), năm 1288 quân dân Đại Việt
đánh chìm 300 chiến thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông.
Trong
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Tiên Lãng kiên cường chiến đấu bảo vệ quê
hương. Trận chống càn nổi tiếng thắng lợi ngày 21 tháng 8 năm 1953 đã đi vào
lịch sử của Tiên Lãng. Và Tiên Lãng được phong tặng danh hiệu AHLLVT; nơi có
nhiều xã AHLLVT; nơi có 30 bà mẹ VNAH trong một xã nhiều nhất thành phố; nơi có
3 bà mẹ VNAH trong một gia đình, ba thế hệ liệt sỹ: Ông, cha, con; nơi đặc biệt
có ba AHLLVT đang ở tuổi Thiếu Niên…
Người
Tiên Lãng thuần hậu, chất phác, yêu thương đùm bọc nhau, tạo nên nếp sống nhân
văn phong phú, bề dày truyền thống Văn hiến. Ngoài thực thi phép nước, họ xây
dựng những quy ước riêng: Việc mở đường, xây cầu, dựng Đình, Chùa, mở chợ,
khuyến học, cưới hỏi, ma chay, đến quân dịch, thuế má… Đều được thể hiện, khắc
lên bia đá để cùng nhau thực hiên. Do biến động của thiên nhiên, do chiến tranh
tàn phá, phần cũng do ý thức của con người… nên các tấm bia bị mai một, thất
lạc. Bây giờ không còn bao nhiêu.
Những
di tích văn hóa nổi danh của Tiên Lãng hiện nay, trước tiên, phải nói đến
“NGŨ
LINH TỪ” (5 ngôi đền thiêng) Đó là:
Đền
Hà Đới (xã Tiên Thanh) thờ Trần Quốc Thành, thời nhà Trần
Đền
Để Xuyên (xã Đại Thắng)
Đền
Gắm (xã Toàn Thắng) thờ Ngô Lý Tín. Ông là bậc trung thần của nhà Lý, dưới thời
Vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông, có công lớn dẹp hải tặc phía biển và dẹp giặc
quấy nhiễu phía Tây.
Đền
Kinh Sơn (Vân Đôi, xã Đoàn Lập) (Đền trên) thờ Kim Cương Sơn, đền có kiến trúc
độc đáo, xây dựng hoàn toàn bằng đá, hoa văn khéo léo còn nguyên vẹn đến ngày
nay…
Đền
Long Bì (Tử Đôi, xã Đoàn Lập) (Đền dưới) thờ Bạt Hải Long Vương Đại Vương.
Tại
Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt nam, hiện còn lưu giữ nguyên vẹn, bản dập của 291
tấm bia, gồm 500 thác bản của huyện Tiên Lãng xưa. (có bản danh mục thống kê
kèm theo) Nội dung các văn bia thể hiện
rất phong phú, đa dạng về số lượng và nhiều kích cỡ… Hình thức văn bia chạm
khắc rất tinh vi, nghệ thuật cao xảo, họa tiết hoa văn mềm mại, uyển chuyển… Phản
ánh rõ nét: Tiên Lãng là vùng đất có bề dầy văn hóa, truyền thống, chứng kiến
bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử.
Là
một “PHO SỬ VIẾT BẰNG ĐÁ” ghi nhận dấu ấn, quá trình hình thành và phát triển
của vùng đất và người Tiên Lãng. Nó phản ánh về mọi mặt đời sống xã hội vùng
Duyên Hải, nhiều nhất ở vào thế kỷ 15, thời kỳ phát tích của nhà Mạc ở vùng
này.
Có
thể dịch một vài tấm bia điển hình như sau:
Ví
dụ: Tại chùa Minh Phúc (xã Toàn Thắng), có bức tượng đá Adiđà và 4 tấm bia
hậu thời nhà Mạc: Năm Sùng Khang thứ 7,
Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, bỏ tiền dựng cầu, làm chùa, mua đất cho dân cày cấy
và còn cho biết. cách 400 năm, đây là khu thương cảng Minh Thị nổi tiếng. Điều
này cũng phù hợp với những tài liệu lưu trữ của Công ty Đông Ấn, Hà Lan nói vào
triều Mạc: Cảng biển ĐômMe nằm trên đất Tiên Lãng khá lớn, kéo dài đến mấy
kilômét”.
Ví
dụ: Tại thôn Cổ Duy, vì chiến tranh liên miên, dân làng phải chạy tản cư, khi
yên bình trở về, thiếu thốn đủ thứ. Ông Đào Đình Xuân và vợ là bà Phạm Thị
Chúng, bỏ ra 75 quan tiền để mua trâu bò, cày, cuốc cho dân cấy cày và xây dựng
lại làng cũ. Hay ông Dương Lãnh Hầu ở xã Để Xuyên, đã nhiều lần bỏ tiền để dân
chi vào công dịch, nay lại bỏ ra 1 mẫu ruộng để dân lo việc hương đăng. Hoặc ở
Đình thôn Hộ Khẩu, xã Giang Khẩu, tấm bia ghi: Vợ chồng ông Tôn Thọ Nam, cúng
cho làng 5 mẫu ruộng và 80 quan tiền để chi phí cho dân việc đắp đê. Vợ chồng
ông được bầu làm hậu thần, được hưởng cúng tế cùng 3 vị Thành hoàng làng là:
Linh Lang Đống Cao Đại Vương – Nam Hải cửa Ngòi Đại Vương – Đống tỉnh Đại
Vương. Đây là tấm bia có niên đại sớm nhất ở Tiên Lãng, dựng năm Dương Hòa 6
(1640).
Giá
trị văn bia Tiên Lãng, thường gắn liền việc ghi nhớ công đức, nhắc nhở hậu thế,
lưu truyền công danh sự nghiệp, đánh dấu sự kiện trọng đại, ca ngợi cái tốt,
cái đẹp, những luật lệ…của làng, của xã, của vùng phải tuân theo.
Sưu
tầm, dịch, giới thiệu, tái tạo, giữ gìn…”VĂN BIA TIÊN LÃNG” là một việc làm cần
thiết, có ý nghĩa nhân văn, làm cho con cháu chúng ta, và mọi người hiểu hơn,
tự hào về di sản văn hóa (kho báu văn hóa vô giá) do cha ông gom đúc nhiều đời để lại.
Vì
vậy, huyện Tiên Lãng, cho xuất bản tập “VĂN BIA TIÊN LÃNG – HẢI PHÒNG” do NXB
Khoa học Xã hội ấn hành năm 2009. Với gần 300 văn bia, hình ảnh đất nước con
người Tiên Lãng đã được ghi khắc thật sinh động. Đây là tài sản tinh thần vô
giá của tiền nhân để lại cho muôn đời con cháu mai sau. Sách dày 1200 trang,
khổ19X27, bìa cứng trang trọng. Tiên Lãng là cấp huyện đầu tiên trong cả nước,
sưu tầm, dịch hoàn chỉnh hệ thống văn bia, và cũng là Huyện có nhiều văn bia
nhất. Toàn bộ văn bia được dịch, gồm: Nguyên bản chữ Hán Nôm, phiên âm, dịch
nghĩa, hiệu đính đầy đủ, do tập thể giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia… của Viện
nghiên cứu hán Nôm Việt Nam thực hiện. Ngay sau khi ra mắt bạn đọc, VĂN BIA TIÊN
LÃNG HẢI PHÒNG” đã đạt được hai sự kiện: Một trong mười sự kiện nổi bật của Hải
Phòng năm 2009, và đạt “Giải Bạc – Sách đẹp sách hay” của Bộ Văn hóa Thể thao
Du Lịch năm 2010.
Chúng
ta vô cùng tự hào và mơ thấy: Một “VĂN CHỈ - VĂN BIA TIÊN LÃNG” được tái tạo,
tọa lạc trên khu đất rộng chừng 5-10 héc ta, khuôn viên thoáng đãng, có khám
thờ để thắp hương, có nhà bia hàng nối hàng trang trọng, có bến bãi đỗ xe thuận
lợi, có nhà đợi, có nơi lưu niệm cho khách thập phương… Trở thành khu Du Lịch
sinh thái, tâm linh, nối mạch cùng với khu tưởng niệm Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh
Khiêm, khu nước khoáng nóng, với các địa danh “Ngũ linh từ”. Và theo con đường
212, rực rỡ Hoa Phượng Vỹ, mùa hè đến tận khu Du lịch sinh thái biển Vinh Quang
(chỉ trồng Phượng Vỹ thôi).Du khách tận hưởng gió biển trong lành, tắm phù sa
“tươi sạch” khi thủy triều xuống, bằng phương tiện “xe đạp chuyên dùng – kiểu
dụng cụ cào cua”…Thật thú vị biết bao!
Tiên
Lãng sẽ là điểm đến của du khách bốn phương, trước hết là du khách Hải Phòng sẽ
đổ dồn về khi cầu Khuể bắc qua sông Văn Úc đã xong.
Càng
ngẫm kỹ, câu sấm của cụ Trạng Trình, hàng chục thế kỷ trước, đã tiên tri về quê
ngoại của mình:
Bao giờ Tiên Lãng chia đôi
sông Hàn nối lại trạng tôi lại về.(*)
----
(*)
“Câu sấm trạng trình đã được giải mã: Năm 1955, Tiên Lãng đào con Kênh trung
thủy nông dọc huyện (chia đôi), đưa nước ngọt đầu nguồn, thau chua rửa mặn, cấy
trồng mùa màng tốt tươi. Con đường 212 dọc theo con kênh thành con đường huyết
mạch giao thông, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
Còn sông Hàn nối lại… trước đây hai huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo phải qua con sông
nhỏ bởi bến đò Hàn.
Năm
1985, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Trạng Trình- Nguyễn Bỉnh Khiêm lần đầu
tiên được tổ chức tại Vĩnh Bảo (quê nội), người ta cho xây dựng cầu phao để các
phương tiên xe cộ đi lại thuận tiện, cho đến hiện tại”
----
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 10/02/2016
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 09/05/2012
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét