Home
» Thư viện văn xuôi
» Truyện ngắn Dương Thị Nhụn (Hải Phòng): Những con chèo bẻo/ Một lần xung đột/ Cái bóng
Truyện ngắn Dương Thị Nhụn (Hải Phòng): Những con chèo bẻo/ Một lần xung đột/ Cái bóng
Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014
Những
con chèo bẻo – Truyện ngắn Dương Thị Nhụn (HP)
Ngày
12/05/2011
Chèo
bẻo Một tất nhiên là sếp của Chèo bẻo Hai và Chèo bẻo Ba trong một cơ quan vài
chục con người mà đàn ông chiếm hầu hết. Như thế gọi là mất cân bằng giới tính.
Thường ít đi đôi với quý hiếm. Do vậy trừ sếp Nhất ra còn lại các đấng nam nhi
chả là cái đinh gỉ gì với ba con chèo bẻo. Ai cũng hiểu, để được mệnh danh là
chèo bẻo các nàng phải có cái mỏ như thế nào?
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Dương Thị Nhụn
Bút
danh Dương Thị Nhụn
Hội
viên Hội nhà văn Việt Nam
Địa
chỉ: TP. Hải Phòng
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
NHỮNG CON CHÈO
BẺO
Chèo
bẻo Một tất nhiên là sếp của Chèo bẻo Hai và Chèo bẻo Ba trong một cơ quan vài
chục con người mà đàn ông chiếm hầu hết. Như thế gọi là mất cân bằng giới tính.
Thường ít đi đôi với quý hiếm. Do vậy trừ sếp Nhất ra còn lại các đấng nam nhi
chả là cái đinh gỉ gì với ba con chèo bẻo. Ai cũng hiểu, để được mệnh danh là
chèo bẻo các nàng phải có cái mỏ như thế nào?
Chèo
bẻo Một mặc dù không nhiều tuổi nhất nhưng có quyền năng nhất vì giữ chức vụ
cao hơn hai con chèo bẻo còn lại. ở cơ quan không tính tuổi tác, ba con chèo
bẻo thống nhất với nhau như thế. Mỗi khi gặp việc, chỉ cần con đầu đàn cất
tiếng hót là hai con còn lại cũng hò nhau hót theo. Một cơ quan suốt ngày bù
đầu về tính toán lỗ lãi các công trình xây dựng thì tiếng hót của ba con chèo
bẻo khiến cho không khí cơ quan dịu đi. Sắt thép xi măng và cát cần phải rưới
lượng nước vừa đủ mới gắn kết được, nếu không mọi thứ sẽ rời rông rổng và phi
tác dụng.
Sếp
có khuôn mặt dài như cái bơm ngự trị trên một cái cổ cũng dài. Vắng mặt sếp ba
con chèo bẻo đặt cho sếp một cái nick của loài vật tận miền sa mạc: hươu cao
cổ. Để ngắn gọn sếp chỉ được gọi bằng một cái tên: Hươu. Không ai hiểu ba nàng
nói chuyện gì với nhau. Chỉ biết có một loài hươu xấu cả người lẫn nết, và cả tham
lam nữa.
Hươu
có khuôn mặt dài nhưng đôi mắt nhỏ tí. Từ xa nhìn lại Hươu như không có mắt,
một miếng da kéo liền từ trán xuống. Cửa sổ tâm hồn nhỏ thế thì khó có thể là
con người phóng khoáng. Chỉ không phóng khoáng thôi chứ phóng đãng thì Hươu có
thừa. Có quyền, có tiền Hươu muốn hưởng thụ cho thoả cái khao khát chết người
của một đấng trượng phu không thể giải quyết với người vợ "lép" của
mình (Hươu vẫn nói trộm bà vợ ở nhà như hạt thóc lép".
Là
người đứng đầu cơ quan có tầm nhìn chiến lược nên Hươu họp hành triền miên.
Ngồi họp suốt ngày lại phải nghe, phải trình bày toàn những điều cao siêu khiến
Hươu mệt nhoài, stress là cái chắc. Vì thế họp xong Hươu phải về cơ quan để
nghe ba con chèo bẻo nó véo von. Thực ra với hình thức như thế Hươu không phải
là đối tượng để ba con chèo bẻo phải phục vụ, vì thân thế của chúng không đến
nỗi. Các em đến cơ quan chủ yếu để thả dáng và để có chỗ mà thể hiện những bộ
cánh mới thửa. Ngày nào cũng thấy cái mới. Không biết thời gian đâu mà các em
để mắt đến gia đình con cái. Hỏi ra mới biết nhà em nào không có ôsin thì cũng
có mẹ chồng hiền lành như đất, chịu khó phục dịch con cái để nó yên tâm công
tác.
-
Hôm qua mình rẽ vào chỗ New Fashion. Hàng nó mới về trông choáng luôn. Chọn mãi
mới được cái áo đằng trước cổ cao còn đằng sau đan dây. Nhưng đau nhất là ông
xã và bọn trẻ chê mẹ chơi trống bỏi. Kệ nó chứ việc gì phải làm cho mình già
đi. Đúng không?
Con
Chèo bẻo Một vừa vứt toẹt cái túi da xuống bàn đã cất tiếng. Buổi sáng vẫn còn
những giọt sương đậu lơi lả trên cành quỳnh xanh mướt ngoài cửa sổ.
-
Sáng nay em đang đi thì có tiếng xe máy vèo qua. Sợ quá định quát cho đứa nào
đi ẩu một trận nhưng tự nhiên lưỡi em cứng đơ. Các chị biết không, con bé xinh
quên trời luôn. Mình là phụ nữ nhìn còn thích. Nó mặc cái áo như Britney, hở
hết cả vai và lưng. Da không trắng mà ngà ngà màu ôliu, tay chân nuột nà như
bắp chuối non. Thế là em quên cả mắng mỏ. Cũng may nó lại phóng vèo đi chứ
không tai nạn như chơi. -Chèo bẻo Hai lên tiếng.
-
Sáng nay thấy chị Hươu xách làn đi chợ. Đằng sau tưởng con bé nào nhưng dáng
dấp thì thấy quen quen. Hoá ra chị Hươu. Ông anh mình cũng khổ thật. Động vật
cấp cao giao phối với động vật cấp thấp không biết có hứng không?
-
Khiếp! Ăn với nói! Chuyện nhà người ta cứ châm chỉa vào.
Những
chuyện trên trời dưới bể được ba con chèo bẻo đem ra buôn hàng giờ hết ngày này
qua tháng khác không biết chán. Không thể ra oai bằng năng lực chuyên môn thì
cách tốt nhất là phô diễn những lợi thế của bản thân.
Vừa nhìn thấy sếp chui ra khỏi cái ô tô bóng
lộn, Chèo bẻo Ba cất tiếng vóng vót. Lập tức hai con chèo bẻo chạy ra. Đứa cầm
tay, đứa lấy ghế. Khi Hươu yên vị trên cái ghế bành có ngai thì một cốc sinh tố
được đưa tới. Các em cố gắng làm hài lòng Hươu từ những cử chỉ nhỏ nhất mặc dù
lúc trước con Chèo bẻo Ba càu nhàu là động vật cao cổ có giá. Con Chèo bẻo Một
mở màn:
-
Hôm nay họp có vấn đề gì không anh? Họp nhiều làm gì cho già người. Đây này,
lại một cái tóc trắng nữa đây này! Anh ngồi yên để em nhổ cho.
Mắt
sếp lim dim tận hưởng hương thơm từ da thịt mỡ màng của đàn bà toát ra và cái
mát lạnh của nước sinh tố từ ngoài ngấm dần vào cơ thể. Một cái giật là một
tiếng động nhẹ. Sếp khẽ nhướn đôi lông mày thủng thẳng:
-
Vẫn là chuyện đền bù giải phóng mặt bằng. Vẫn là mấy cái chuyện đất cát tranh
chấp. Họp mãi mà chẳng ra vấn đề. Chuyện lình sình này còn khuya mới giải quyết
được. Mệt quá!
-
Anh dại gì phải ngồi từ đầu đến cuối. Lần họp sau anh bảo ông Hùng đi cùng là
xong. Ông ấy nghe thủng chuyện rồi về báo cáo với anh có phải hơn không?
Đáng
lẽ cấp dưới không được nói cái giọng ấy với lãnh đạo nhưng ba con chèo bẻo quá
quen đâm suồng sã, nhất là lời nói ấy lại được phát ra từ cái miệng tươi như
hoa của con Chèo bẻo Ba. Cái răng khểnh lấp ló duyên đến lạ. Hươu tủm tỉm cười.
Các em suy nghĩ nông lắm, đi họp mệt thật đấy nhưng bù lại có thêm thu nhập và
đặc biệt là mối quan hệ. Thời này không có quan hệ thì chỉ ăn mắm mút dòi. Hươu
có thể vỗ vai anh này anh nọ xin cho cơ quan vài trăm triệu tiếp khách hoặc
thay đổi lại nội thất cơ quan. Mỗi năm một thứ, năm nào cũng phải có sự thay
đổi. Không còn bao cấp mà vẫn được hưởng chế độ bao cấp mới tài. Nếu không có
mối thân tình, còn khuya!
-
Dạo này anh đừng làm việc quá sức nữa. Mới qua ngày Chủ Nhật mà thêm mấy sợi
tóc trắng đây này. Hay là tuần tới cơ quan mình đi nghỉ mát mấy ngày cho khuây
khoả đi anh. Lâu rồi anh em mình chưa được thư giãn. Nhàm chán quá! Cứ đi làm
lại về nhà. Nhìn mãi bà mẹ chồng già cũng chán.
Con Chèo bẻo Hai dài miệng ra.
Con Chèo bẻo Hai dài miệng ra.
Hươu
ngả hẳn đầu ra sau cho ba con chèo bẻo vạch từng cái tóc. Lời mật ngọt làm đầu
lưỡi Hươu mềm ra. Lúc ấy con Chèo bẻo Một mới đưa ra tập chứng từ. Hươu tin
tưởng các nàng hoàn toàn. Có gì đâu, mấy cái chuyện chi tiêu hành chính cũng
thoang thoáng thôi. Vạch lá tìm sâu làm gì. Không cần nhìn, Hươu rút cái bút
trong túi kí xoẹt một cái rồi lại ngả người ra sau. Hoạch toán công trình ai
lại vừa nhổ tóc sâu vừa kí. Lúc ấy phải cửa đóng then cài mặc dù Hươu nhìn vào
bản vẽ loằng ngoằng có khác gì bức vách. Bất cứ cuộc họp trong hay ngoài công
ty phải nghe thuyết trình nhiều quá là đầu óc Hươu rối tinh lên. Ngần này tuổi
đầu rồi chứ ít gì. Khối thằng bạn cùng lớp Hươu đã nghỉ ngơi từ lâu. Hươu biết
thừa những anh ấy. Cuối ván không giữ chức vụ gì tốt nhất về đuổi gà cho vợ là
thượng sách. Mấy chục triệu vứt vào ngân hàng sinh lời bằng mấy đi làm. ở lại
nói ai nghe, kể cả mấy đứa chíp hôi mới chân ướt chân ráo về cơ quan.
Thực
ra không chỉ mấy anh học hành tông mà cả mấy con chèo bẻo cũng biết thừa là
chuyên môn của Hươu chẳng ra gì. Từ quê ra với hành trang là một anh thanh niên
tốt nghiệp lớp Bảy trường làng không nghề nghiệp, Hươu được thâu nạp vào đội
quân xây dựng. Làm phu hồ được mấy năm Hươu nhìn rõ quan hệ chủ thợ nó khác
biệt như thế nào. Nếu cứ mãi chịu thân phận thế này thì cuộc đời Hươu chẳng thể
đổi được. Những cô gái hơ hớ trên đường nào có để ý đến một anh phu hồ đang
xách xô vữa nặng trịch? Đến bao giờ Hươu mới có một gia đình riêng như cha mẹ
Hươu mong ước?
Trong đầu Hươu giương cao sự quyết tâm (Tại sao người ta hay nói là hạ quyết tâm nhỉ? Hươu không hiểu). Thế là ngày đi làm, tối Hươu đến lớp học bổ túc văn hoá. Hai năm ba lớp, học cấp tốc mà, bốn năm trời Hươu đã có hai tấm bằng đầu tiên trong đời. Bằng Tốt nghiệp cấp Ba Bổ túc văn hoá và Bằng Trung cấp xây dựng. Học mải thế nên kiến thức thu lượm được chẳng là bao song bù lại Hươu có được thâm niên mấy năm phu hồ nên cũng cứng cáp tay nghề. Công ty của Hươu liên tục nhận được những dự án béo bở. Ngày ấy chất lượng công trình không khắt khe như bây giờ. Thất thoát vài chục phần trăm nhưng không nhìn thấy ngay sẽ chẳng chết ai. Hươu được tí đỉnh trong đống lợi lộc đó. Hươu không hám tiền ngay mà mục đích Hươu hướng tới cao hơn nhiều. Hươu muốn mình thực hiện được ước mơ đổi đời.
Trong đầu Hươu giương cao sự quyết tâm (Tại sao người ta hay nói là hạ quyết tâm nhỉ? Hươu không hiểu). Thế là ngày đi làm, tối Hươu đến lớp học bổ túc văn hoá. Hai năm ba lớp, học cấp tốc mà, bốn năm trời Hươu đã có hai tấm bằng đầu tiên trong đời. Bằng Tốt nghiệp cấp Ba Bổ túc văn hoá và Bằng Trung cấp xây dựng. Học mải thế nên kiến thức thu lượm được chẳng là bao song bù lại Hươu có được thâm niên mấy năm phu hồ nên cũng cứng cáp tay nghề. Công ty của Hươu liên tục nhận được những dự án béo bở. Ngày ấy chất lượng công trình không khắt khe như bây giờ. Thất thoát vài chục phần trăm nhưng không nhìn thấy ngay sẽ chẳng chết ai. Hươu được tí đỉnh trong đống lợi lộc đó. Hươu không hám tiền ngay mà mục đích Hươu hướng tới cao hơn nhiều. Hươu muốn mình thực hiện được ước mơ đổi đời.
Sếp
của Hươu có cô con gái rượu mới ngoài hai mươi. Cô sinh đúng thời loạn lạc
thiếu đói đủ đường nên người đẹn như con chim di. Người như thế có đắp vàng
cũng không nâng hình thức lên được. Thử hỏi một con quạ đen được đeo đầy ngọc
ngà châu báu sẽ như thế nào? Hàng ngày quạ đứng ở lầu son gác tía cất tiếng hót
sẽ như thế nào? Vợ chồng sếp âm thầm đau khổ và bàn tính chỉ nhờ tiền mới có
thể kiếm cho con được một tấm chồng. May sao, Hươu xuất hiện và được sếp cho
vào tầm ngắm. Một anh nhà quê chân chất bản tính thật thà có nằm mơ giữa ban
ngày cũng không bao giờ gặp. Thế mà với con gái mình nó lại chịu nhịn thế. Hai
đứa quấn nhau như đôi sam. Hươu chịu được tất thói đỏng đảnh của một tiểu thư
đài các. Có điều, khi đặt lên môi nàng nụ hôn nào Hươu cũng phải nhắm tịt mắt
lại. Không phải Hươu thưởng thức sự khoái cảm trào dâng mà vì người yêu có
khuôn mặt khó coi quá. Môi nàng khô không khốc như bánh đa nướng. Hơi thở của
nàng không như mật ngọt vì nàng bị hở van dạ dày. Ôi thôi! Hươu chịu được tất.
Những lúc như thế trong đầu Hươu lại hiện lên hình ảnh mình đang đội mấy chục
thúng cát leo mấy tầng nhà. Quyết tâm là chịu được hết. Hươu đã giương cao
quyết tâm rồi mà!
-
Anh này! - Con Chèo bẻo Ba thủ thỉ - Cơ quan mình sắp tới trang bị lại nội
thất. Anh để bọn em thanh lí hết đồ cũ nhé. Anh giúp đỡ bọn em tí chút.
Hai
con chèo bẻo còn lại cùng hoà theo giọng hót ấy. Nào là nhà em còn thiếu mấy
thứ chưa có tiền mua, nào là tủ lạnh nhà em hết ga rồi, nào là bình nước nóng
nhà em ngốn điện khiếp quá, cần thay....
Hươu
đưa hai tay lên xua xua ý là lâu vấn đề (thỉnh thoảng Hươu cũng nhớ được vài ba
từ tiếng Anh song khổ nỗi, nước ăn làng Hươu nặng quá nên cái không cần cong
thì lưỡi nó cứ cong), các em cứ yên tâm. Hươu biết các em chỉ làm trò thế thôi
chứ nhà các em cần gì những đồ này. Chẳng qua ra ngoài chênh lệch được tí chút
thỉnh thoảng đi vui vẻ không phải móc tiền túi. Hươu không muốn các em phải kèo
nhèo thêm cho tình cảm anh em sứt mẻ. Mấy cái đồ vặt ấy đáng gì, toàn loại đồ
rẻ tiền mau hỏng ấy mà. Mọi việc coi như đã xong, các em cứ thế mà làm.
Ba
con chèo bẻo được toàn quyền quyết định số tài sản cơ quan thanh lí. Toàn đồ
mới sắm được vài năm, của công nên trông thế thôi. Chẳng ai bảo ai, mọi người
đứng hết ra hành lang dõi theo ba cái mặt hỉ hả đang tung tăng bên chiếc ô tô
chuyên chở đồ thuê. Lời ra tiếng vào mỗi lúc một to:
-
Các ông tưởng đồ hỏng hả? Tôi đố nhà ông nào sắm được đấy. Ra hàng secondhand
chỉ cần xì tút tí chút trông lại long lanh ngay.
-
Đây là của công. Thay đi dùng đồ mới có chết ai. Cuối năm công đoàn lại có
nguồn cho anh em đi du lịch Lạng Sơn.
- Ối
giời! Mua về toàn đồ đểu. Các ông có biết đồ Trung Quốc ảnh hưởng đến sức khoẻ
thế nào không? Toàn chất hoá học có hại.
-
Ai cũng biết thế nhưng dùng không chết ngay vẫn vô tư. Ngay các nước phát triển
người ta cũng dùng đầy hàng Tàu.
-
Nhưng người ta dùng đồ cao cấp. Đồ Bắc Kinh Thượng Hải có nơi nào bì được
không? Đồ nhập khẩu người ta kiểm duyệt kĩ lắm. Vào được nước họ đâu có dễ.
Chuyện
trò cứ thế lan man hết Hải Phòng, Hà Nội đến Bắc Kinh, Thượng Hải; hết ta sang
Tây. Chuyện cứ thế tuôn. Cuối cùng lại quay về mấy nàng chèo bẻo đang tất bật
dưới sân:
-
Này! Việc cơ quan mà các em cũng mau mắn thế này thì hay biết mấy. Các em chỉ
được cái mắt tinh nhổ tóc sâu giỏi thôi. Việc cơ quan thì ưỡn ẹo ta đây vất vả
lắm.
-
Thì cũng phải đẻ ra từng ấy người để làm từng ấy việc chứ! Toàn người làm
chuyên môn như các anh thì lấy đâu ra các em làm cảnh trông cho vui mắt được.
Vì biết làm đẹp cho đời nên các em cảnh vẻ là đúng thôi. Ai chẳng thích ngắm
người đẹp, cảnh đẹp. Người đẹp biết sử dụng lợi thế của mình để sai khiến người
khác kể ra cũng được đấy chứ nhỉ? Thứ gì làm cho người ta sướng thì người ta
không tiếc. Mấy cái đồ lặt vặt đáng gì. Nhiều món không ai biết ấy chứ.
-
Chả thế thì sao! Nếu vào hoàn cảnh của ông, ông xử lí thế nào? Ông có muốn
người đẹp nhổ tóc sâu cho không?
-
Có mà nhũn người ra!
Tiếng
cười rộ lên. Mấy con chèo bẻo nghe câu được câu mất, ghé vào nhau lầm bầm:
-
Chỉ được cái ghen ăn tức ở. Miệng thơn thớt còn trong lòng thì sôi lên sùng sục
cho mà xem.
Chiếc xe bóng lộn của Hươu xoay một vòng điệu nghệ trong sân. Hươu lủn củn từ chiếc cửa thấp tè chui ra. Không ai bảo ai lảng vào phòng làm việc. Trong phút chốc cảnh tượng ồn ào biến mất, còn trơ lại chiếc ô tô chở đầy đồ cũ. Ba con chèo bẻo đồng thanh:
Chiếc xe bóng lộn của Hươu xoay một vòng điệu nghệ trong sân. Hươu lủn củn từ chiếc cửa thấp tè chui ra. Không ai bảo ai lảng vào phòng làm việc. Trong phút chốc cảnh tượng ồn ào biến mất, còn trơ lại chiếc ô tô chở đầy đồ cũ. Ba con chèo bẻo đồng thanh:
-
Anh vào trong nhà xơi nước.
Con
Chèo bẻo Ba một tay đỡ cái cặp da, một tay nắm nhẹ tay Hươu kéo vào phòng. Các cặp
mắt trong phòng nhìn Hươu tay trong tay với nhân viên mà buồn cười. Hoà thân
trong cơ quan lại là ba con chèo bẻo cái. Hươu sẽ được nghe đủ những lời bình
phẩm của anh em ở hành lang. Ai cũng biết thế nhưng không mấy bận lòng. Sếp dựa
vào anh em nhiều thì mới có màu chứ. Cái bằng tại chức của sếp thì làm nên cơm
cháo gì, doạ được ai.
Không
khí cơ quan được một hồi im ắng. Trong phòng ba con chèo bẻo đang kể hành kể
tỏi thằng Phong nói làm sao, thằng Quỳnh mát mẻ thế nào, thằng Hoá doạ nạt
chúng em... Con Chèo bẻo Một ỏn thót:
-
Thằng Hùng còn bảo anh cởi quần áo để em mát xa hôm thứ Năm tuần trước. Nó định
vào phòng anh xin chữ kí nhìn thấy cảnh ấy phải quay ra.
-
Thằng Minh còn bảo anh vào Vũng Tàu với em không phải để kí hợp đồng. Anh bảo
thế có chết không chứ! Em còn chồng con em nữa chứ, nói thế có khi hại cả đời
em thì sao?- Con Chèo bẻo Hai vóng vót.
-
Thằng Thắng đi rêu rao bảo anh vào hùa với chúng em mua đồ đểu thanh toán đồ
xịn. Đấy anh xem, đồ dưới sân kia là đồ đểu hay đồ xịn? Hỏi nhà nó có sắm được
không? - Con Chèo bẻo Ba hót theo.
Chuyện
này Hươu đã được nghe qua miệng của bà vợ. Mọi chuyện ở cơ quan đều đến tai bà.
Con nhà công không giống lông cũng giống cánh, bà nhìn mọi việc thấu trời thấu
đất luôn. Lắm lúc Hươu giật mình vì những lời bóng gió về việc Hươu đã làm.
Hươu bảo đáng lẽ cho bà làm chủ tịch thành phố mới đúng, nói năng như lãnh đạo.
Bà đốp luôn, chẳng phải bàn, có sức khoẻ và nhan sắc thì bà chả kém ai. Bà bị
cái cơ chế xếp hàng nó bóp nghẹt không lớn được đành chịu. Đến lúc nhà bà phát
thì đã hết tuổi lớn. Âu cũng là một trò đùa của số phận. Ông có biết đầy người
thừa mứa của cải nhưng ông trời đày không cho ăn. Bệnh gút đấy. Bệnh của nhà
giàu đấy. Ông liệu mà giữ lấy thân. Đêm qua Hươu đã bị một mẻ trầy da vì những
cái véo rồi. Bị hành ghê quá Hươu không ngủ được. Bà ấy còn doạ không tu nhân
tích đức bà sẽ cho một mẻ, mấy con chèo bẻo kia cũng tan đời. Hươu hoảng. Bà ấy
không nói chơi. Mặc dù được bao bọc và tạo chứng cứ giả không để sai sót đến từng
chi tiết, bà vẫn biết Hươu cùng một vài đối tác vào một khách sạn năm sao tận
miền Trung cách đây vài ngày. Lúc ăn uống cả bọn ông đã làm gì? Nghe bà
rít, Hươu ấm ớ rằng uống rượu suông ngắm trăng thôi mà. Tức thì bà rít to hơn.
Ngắm trăng hay là ngắm một đứa con gái chỉ bằng tuổi con mình trần truồng rót
rượu hầu? Các ông uống rượu hay uống sữa? Thật không biết tởm! Lúc ở phòng
riêng có con nào nó phục hồi chức năng cho ông không? Cố làm gì cho khổ. Ông có
thích một ngày nào đó ông về nhà bằng cáng không? Hươu sởn gai óc khi nghe
những lời đay nghiến từ cái miệng có đôi môi thâm sì phát ra.
Hươu
ngả người ra ghế nghe từng bài tấu mà trong lòng não ra. Chắc lại là vấn đề
tuổi tác. Không chịu được áp lực làm việc thì về quách cho xong, mấy người bạn khuyên
Hươu như thế. Hươu đã suy nghĩ rất nhiều. Về thì làm gì, đi đâu, nhất là khoản
được chăm bẵm vuốt ve có phải cứ thích là được đâu. Về thì anh em bằng hữu cũng
mất, suốt ngày luẩn quẩn với "hạt thóc lép" à? Như thế có khác nào
mang cái án tù chung thân. Hươu chẳng dại. Nhưng huyết áp lâu nay lên xuống bất
thường quá. Biết đâu có lúc mình không thể làm chủ được chính mình nữa thì sao?
Dạo này Hươu hay suy nghĩ lẩn thẩn như thế.
Hươu
muốn nhướng đôi mắt ti hí lên nhìn từng khuôn mặt thân quen bấy lâu nhưng khó
quá. Mấy em hôm nay mờ nhoà như màn hình ti vi bị nhiễu. Những cái mặt son phấn
chăm chút kĩ đến từng chi tiết mà Hươu cảm thấy nó dữ tợn và độc ác thế nào ấy.
Sao người Hươu lại nguột đi thế này? Tự nhiên Hươu thấy người nhẹ bẫng, cố níu
thành ghế mà không được. Hươu thấy các em cười giơ ra những cái răng nhọn hoắt,
những đôi mắt lồi ra toàn lòng trắng đang dần gí sát vào người Hươu. Hươu ú ớ,
toàn thân mồ hôi toát dã như người thoát dương. Không thể chịu được, Hươu thở
thật mạnh và bốc cả chiếc ghế lên cao.
Hươu
thấy mình đang bay trên cánh đồng lúa đang thì con gái. Gió mùa hè lướt trên
thảm lúa xanh mướt rồi vờn vào mặt Hươu thơm phức. Cánh đồng này đã bao lần
Hươu lặn lội sớm hôm bắt cua cá và thả sức cưỡi con trâu mộng đen nhánh phi
trên những bờ ruộng thẳng tắp. Chính con trâu mộng nhiều lần bị Hươu quật cho
túi bụi vì cỏ không ăn lại ăn lúa. Hươu đã sung sướng đến mức nào khi mình thì
nhỏ thó mà con trâu mộng phải cúi đầu sợ hãi. Từ ấy bố bảo nó cũng không dám,
kể cả lúc Hươu mải chơi khăng chơi đáo với lũ bạn ở cái gò phẳng giữa đồng.
Hươu cứ bay mãi, bay mãi. Làm sao Hươu lại gặp được mẹ Hươu, người đàn bà
chuyên mặc chiếc quần ống chân què vá chằng vá đụp. Sau này có miếng ăn miếng
để Hươu mang về bà cũng không thay đổi. Bà nắm tay Hươu khóc thút thít. Bàn tay
của bà lạnh như đá mùa đông. Bà bảo Hươu thương mẹ thì hãy sống cho yên ổn, một
lòng một dạ với vợ con. Bà mệt lắm rồi. Bao nhiêu lần ở nhà hàng khách sạn nếu
không có bà chắc chắn Hươu chết ngáp. Bà phải theo Hươu để tránh cho con những
bất trắc trong dòng đời. Mà những bất trắc của Hươu thì nhiều vô kể, càng có
tuổi càng gặp nhiều. Hươu đừng tham nữa. Vợ con nó được đấy, nó một lòng một dạ
với con. Đừng để già néo đứt dây. Một khi Hươu cố tình để nó vứt ra ngoài đường
thì dưới suối vàng mẹ làm sao yên được. Làm lại mọi thứ bây giờ đã quá muộn...
Hươu
không muốn bay nữa mà người cứ lơ lửng. Hươu thấy tiếng các em như chim nhưng
không nhớ ra loài chim nào. Ngày xưa đã nhiều lần Hươu nghe được tiếng
chim này vào những đêm khuya thanh vắng. Âm thanh vang lên dường như dìm đêm
tối đen kịt xuống sâu hơn. Sau tiếng kêu ấy thế nào trong làng cũng có người
chết./.
(Hội viên Hội Nhà văn HP)
Ngọc Châu gửi đăng.
ngocchaunvhp@gmail.com
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật lại- ngày 26/05/2014
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 12/05/2011
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật lại- ngày 26/05/2014
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 12/05/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
________________________________________________
________________________________________________
Một lần
xung đột – Truyện ngắn của Dương Thị Nhụn (Hải Phòng)
Ngày
26/05/2011
Công
việc cơ quan chẳng đáng gì với sức trai tráng trong tôi. Hôm nào cũng như hôm
nào, tám giờ mới lao xe vào cổng cơ quan, ghé qua mỗi phòng một tí, làm vài
chén trà nóng, dăm ba câu chuyện tầm phào, về phòng mình lại pha trà, có việc gì
thì làm đến mười giờ rồi vươn vai, bẻ sườn rằng rắc đứng dậy. Tháng tháng lĩnh
lương, đưa đủ cho vợ, có đồng lặt vặt thì để lại tiêu. Kể ra người khác nhìn
vào cũng lí tưởng! Tiền ít thật, nhưng lúc nào cũng sạch sẽ, chỉnh tề.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Dương Thị Nhụn
Bút danh Dương Thị Nhụn
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam
Địa chỉ: TP. Hải Phòng
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
MỘT LẦN XUNG ĐỘT
Công
việc cơ quan chẳng đáng gì với sức trai tráng trong tôi. Hôm nào cũng như hôm
nào, tám giờ mới lao xe vào cổng cơ quan, ghé qua mỗi phòng một tí, làm vài
chén trà nóng, dăm ba câu chuyện tầm phào, về phòng mình lại pha trà, có việc
gì thì làm đến mười giờ rồi vươn vai, bẻ sườn rằng rắc đứng dậy. Tháng tháng
lĩnh lương, đưa đủ cho vợ, có đồng lặt vặt thì để lại tiêu. Kể ra người khác
nhìn vào cũng lí tưởng! Tiền ít thật, nhưng lúc nào cũng sạch sẽ, chỉnh
tề.
Gần
đây. tôi lại thấy kiểu làm việc chu kì đó thật tẻ nhạt, nhàm chán. Thần kinh bị
ức chế, về nhà luôn cau có, thỉnh thoảng lại gắt với vợ con. Vợ tôi buồn lắm.
Cô ta lặng thinh không nói gì, nhưng hay khóc thầm trong bếp. Những lúc chợt
bắt gặp tôi bực lắm: "Có thế mà cũng chảy nước mắt" Đã vậy thì về sớm
làm gì! Thế là có người rủ đi đánh bóng bàn, cầu lông là tôi đi liền.
Chiều
nay dù cố hết sức, tôi vẫn bị thua hai séc trắng trước một ông già bên ngân
hàng. Tôi bực tức trở về nhà. Bộ complê mới toanh của tôi nhăn như một con khỉ
ở vườn bách thú đang treo trên dây phơi. Thế này thì ra thể thống gì nữa. Phải
huy động tất cả nguồn lực từ khoản lao động nhịn đói nhịn khát tôi mới có bộ
quần áo này. Có những lúc mùi thuốc lá bắt gặp ở bất cứ nơi nào nó hành hạ tôi
ghê gớm. Người tôi nhão ra, thậm chí đến bữa cơm mà miệng thì đắng ngắt. Thế mà
vợ tôi không biết quý trọng nó, cô ta coi thường nó. Nghĩ đến đây tôi không
nhịn được nữa, tôi gầm lên:
-
Người đâu mà vụng về thế hả giời. Cô nhìn xem, bộ complê của tôi hay là đống rẻ
rách đây?
Vợ
tôi từ tốn. Em mải nấu cơm trong bếp, lúc mở máy thì nó đã khô cong. Thôi ăn
cơm xong em là đền.
Tôi
tru lên:
-
Cô là đến "tiếng thơ" cũng chẳng hết được. Nó mất dáng rồi! Cô thật
là..
Chưa
để tôi kịp nói hết, mắt cô ta loé lên còn miệng thì mếu máo:
-
Sao anh thay đổi nhanh thế. Có mỗi bộ quần áo mà cũng quang quác lên. Thế sao
mặc bẩn khong giặt ngay đi. Treo ở mặc cả tuần. Nó bốc mùi rồi đấy. Người ta đã
giặt cho rồi mà còn lắm chuyện. Mà tôi nói cho anh biết, diện nó vừa vừa thôi.
-
Tôi có mỗi bộ này để đi họp hành, hội nghĩ, đám cưới đám treo. Lấy đâu ra mà
diện. Không ngờ cô lại làm hỏng mất. Người đâu mà vụng thối vụng tha thế không
biết.
Miệng
vợ tôi tru lên. Đôi môi ngày nào mềm maị và hồng như trái chín giờ méo xệch đi.
Cô ta lấy tay gạt phăng mớ tóc loăn xoăn trên má và tiến về phía tôi:
-
Anh đừng cho tôi hiền mà bắt nạt tôi nhá! Ngày xưa anh điềm tĩnh, đứng đắn lắm
cơ mà.
-
Thế cô bảo bây giờ tôi thiếu đứng đắn à?
-
Ai biết đâu đấy! hay gắt gằn với vợ con thế chắc phải có bồ bịch gì rồi.
-
Ôi cái thằng đàn ông kém tài sắc như tôi làm sao cám dỗ được người đàn bà nào
khác được cơ chứ.
-
Thế mà có đấy. Bao nhiêu cô gái khen anh là hấp dẫn cơ đấy.
-
Ô! Thế mà tôi chẳng biết gì cả.
Tôi
cười phá lên. Mặc dù rất tức giận về bộ quần áo mới nhưng tôi lại phát hiện ra
điều mà vợ tôi suy nghĩ lâu nay. Cô ấy hiền, không mấy khi nói to với người
khác, kể cả chồng con. Chắc là trong lòng bức xúc lắm nên mới có thái độ như
thế. Cô ấy thấy cười khoan khoái như thế tưởng là giả vờ nên quát lên:
-
Đừng có mà qua mắt tôi, vờ vịt thế là đủ rồi.
Tôi
không ngờ cơn thịnh nộ của vợ tôi lại bắt đầu lên như vậy. Lúc đầu còn chậm
rãi, nhỏ nhẹ vì sợ hàng xóm nghe thấy. Thế rồi nó cứ to dần, to dần. Cô ta cứ
gào lên không cho tôi cơ hội nào để xen vào nữa. Tôi biết làm gì khi một người
đàn bà giận dữ? Cô ta ghen bóng. Buồn cười thật. Tôi mà lại đi theo một người
đàn bà khác, mà theo vợ tôi, mà theo vợ tôi người đàn bà ấy vừa trẻ lại vừa
giàu vó nữa. Ừ! Nếu có một người như vậy cũng hay chứ sao! Cô ta sẽ chiều tôi
hết ý.Nhiều khi ngườ ta không định giá nổi bản thân mình và nhiều khi cũng phãi
ngỡ ngàng vì không ngờ mình lại có giá như vậy. Có một người đàn bà khác biết
đâu tôi lại không cáu kỉnh như vậy nữa cho dù công việc ở cơ quan có nhàm chán
đến đâu. Ôi! Cái thằng đàn ông ngớ ngẩn ơi! Tại sao lại không tìm hái một bông
hoa nữa khi nó đang nở và toả hương.
Nhưng
chẳng nhẽ tôi lại chịu trận lôi đình của vợ? Theo ý cô ta im lặng là đồng ý.
Thật sự là tôi đã kịp làm gì đâu. Không thể thua một người đàn bà, nhất là vợ.
Thế là khi cô ta nghỉ để lấy hơi thì tôi cũng bắt đầu gào lên. Rằng cô đừng có
vu vạ cho người khác. Tôi chưa bao giờ bồ bịch cả. Rằng cô là người duy nhất
tôi yêu. Nhưng nếu cô còn già mồm thì tôi sẽ ra khỏi cái nhà này, để mặc mẹ con
cô làm gì thì làm...
Có
tiếng "cạch cạch" ở cầu thang. Vợ chồng tôi cùng ngỡ ngàng. Thằng con
tôi đứng ở góc nhà từ lúc nào. Mắt nó mở to ngạc nhiên, và môi mấp máy như muốn
nói điều gì. Tôi cứng miệng, không thể gào thêm được nữa. Một phút nặng nề trôi
qua, nó bắt đầu lên tiếng:
-
Sao bố mẹ lại ầm ĩ như cái chợ vỡ thế này? Bố có biết rằng bố là người vô tích
sự không? Sáng thì dậy muôn, chiều thì bóng với ban rồi mới về. Hai mẹ con làm
những gì bố biết không? Tay mẹ đang bị bỏng vì bộ quần áo của bố đấy! Thế mà bố
hơi một tí là mắng mẹ, mắng con. Con hỏi bố, bố đã làm được gì cho mẹ nào?...
Thế
này thì chẳng ra thể thống gì nữa. Thằng con trai mà tôi yêu nhất trên đời lại
kết tội bố nó như thế đấy. Rặt cái giọng của mẹ nó đây mà! Không biết từ khi
nào mà nó lạị có giọng điệu kiểu ấy? Đúng là rau nào sâu đấy, vợ tôi kinh ngạc
nhìn con:
-
Con ơi! Con nói với bố như vậy là hỗn đấy!
Thằng
bé nức nở chạy vụt đi. Tôi quát lên:
-
Đấy! Kết quả dạy dỗ con cái của cô đấy!
Cô
ta chẳng kịp nghe câu nói móc mói của tôi, chạy theo con trai:
-
Thắng, về nhà ngay. Con không được chạy ra đường. Thắng ơi! Chờ mẹ nào!
Vợ
tôi đuổi theo khá xa mà nó vẫn không kịp dừng lại. Nó giận bố mẹ rồi đây mà.
Thằng bé tính quyết liệt lắm. Không kịp suy nghĩ, tôi cũng co cẳng chạy theo.
Bóng vợ tô thấp thoáng ở phía trước mà tôi không sao mà đuổi kịp được. Thế mà
mọi ngày tôi cứ chê là chậm chạp. Thế mới biết, có phải là lúc nào người ta
cũng bộc lộ hết khả năng của mình đâu. Tôi thở dốc. Mệt đứt hơi. Đường phố đông
nghẹt người. Ba chúng tôi cùng phải luồn lách như một con rắn. Tôi thấy mấy cô
gái nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Mặc kệ! Hơi sức đâu mà để ý đến cô nào xinh xắn
lại giàu có như vợ tôi vừa nói. A! Chỗ kia bị tắc đường rồi. Thế nào cũng bắt
được hai mẹ con nó ở đấy. Tôi dấn lên một tí. Chiếc ôtô lù lù lao tới. Nước mắt
đang chảy dài nên nó cứ văng mạng. Vợ tôi hét lên kinh hoàng rồi cũng lao theo.
Trời ơi! Đầu óc tôi quay cuồng. Chiếc xe tải rít lên vì phải phanh gấp. Không
hiểu sao cả ba chúng tôi đều bị ngã ập vào nhau. Người lái xe giận dữ vừa nhổ
bọt phì phì vừa mắng chúng tôi: "Muốn chết cả nút hả? Muốn cho ông mày đi
tù hả".
Người xúm quanh đông nghịt. Một anh công an đến thổi còi "Toét!
Toét" nhưng chúng tôi vẫn chưa chịu đứng dậy. Tôi ôm chặt vợ con vào lòng.
Kho báu của tôi đây rồi! Tại sao có lúc điên khùng tôi coi vợ con chẳng ra gì?
Tạo sao tôi nỡ coi thường hạnh phúc mình đang có? Tại sao tôi lại nghĩ đến một
người con gái khác? Vợ con là điều lớn lao nhất trong tôi lúc này. Biết đâu vừa
rồi chỉ trong nháy mắt thôi là tôi không được ôm ấp, vuốt ve, hôn hít kho báu
của tôi nữa. Phải biết nâng niu hạnh phúc vì nó chông chênh dễ vỡ lắm. Bất giác
tôi phá lên cười rồi nói thầm với con trai: "Thắng này! Tí nữa mẹ sẽ mua
gà về đãi bố con mình đấy". Con tôi toét miệng cười: "Con không cần
phải như thế. Nhưng con biết bố đang nghĩ gì rồi! Từ nay bố sẽ về nhà sớm
chứ?". "Hẳn rồi!"
Tôi
muốn nói với nó vài điều nữa thì nghe thấy tiếng quát giận dữ: "Có đứng
lên không? Các người không biết bao nhiêu người ùn tắc ở đây à? Các người sẽ bị
xử phạt hành chính vì gây rối trật tự công cộng! Ăn lắm rồi rửng mỡ hay sao mà
nằm ra đường thế?".
Chúng tôi cùng bật dậy. "Phạt thì phạt! Ngán gì!". Mọi cái
chẳng có ý nghĩa gì khi chúng tôi vừa lấy lại được bao nhiêu điều lớn lao
hơn.
(Hội viên Hội Nhà văn HP)
Ngọc Châu gửi đăng.
ngocchaunvhp@gmail.com
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật lại- ngày 26/05/2014
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 26/05/2011
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật lại- ngày 26/05/2014
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 26/05/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Cái bóng – Truyện ngắn của Dương Thị Nhụn
________________________________________________
Cái bóng – Truyện ngắn của Dương Thị Nhụn
Ngày
10/04/2011
Cuối
những năm thập kỷ 80 làng chài của gã xôn xao vì người ở thành phố đổ về sao mà
đông thế. Họ đi thành từng đoàn và thường vào ban đêm. Thì ra họ về đây để vượt
biên. Họ thuê dân chài chở sang Hồng Kông.
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Dương Thị Nhụn
Bút danh Dương Thị Nhụn
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam
Địa chỉ: TP. Hải Phòng
Email: ngocchaunvhp@gmail.com
_____
Cuối
những năm thập kỷ 80 làng chài của gã xôn xao vì người ở thành phố đổ về sao mà
đông thế. Họ đi thành từng đoàn và thường vào ban đêm. Thì ra họ về đây để vượt
biên. Họ thuê dân chài chở sang Hồng Kông.
Thấy
mọi việc trót lọt, nhất là những người thoát được thì cuộc sống sung sướng vô
cùng. Thế là gã rủ mấy người bạn cùng đi. Chuyến đi biển dài ngày đó không mấy
khó khăn và tốn kém. Thì cũng như một chuyến ra khơi đánh cá. Mỗi người có ít
vàng bảo nhau nuốt vào bụng phòng cướp. Cuộc đời dành dụm có được là bao nên
không ai ngại ngần khi được phổ biến cách độc đáo như thế để giữ của. Mong
ngóng được đặt chân lên miền đất hứa làm mọi người không từ một khó khăn nào.
Một
điều vô cùng may mắn đã thay đổi cuộc đời gã. Khi sang đến Hồng Kông rồi bị gom
vào trại thì Liên hợp quốc công bố là những người di cư bất hợp pháp kể từ
ngày… sẽ được sang nước thứ ba. Như vậy gia đình gã có cơ hội lựa chọn. Gã đã
chọn Thuỵ Điển vì thấy mọi người nói nước này có đời sống cao, có chính sách ưu
tiên với người thất nghiệp. Khi còn ở quê gã chả có mấy thông tin về cuộc sống
bên ngoài nói chi đến một nước xa lắc xa lơ không hề tồn tại trong bộ nhớ vì gã
suốt ngày đi đánh cá.
Những
năm đầu gã được học tiếng, học nghề. Cuộc sống ở đây thật khác xa với làng chài
của gã. Gã học hỏi được nhiều điều. Tuy chưa có việc làm ổn định, ăn lương thất
nghiệp gã cũng bớt mồm bớt miệng được món tiền kha khá. Hơn hai chục ngàn
"đô" là số tiền chưa bao giờ gã mơ tới hồi ở làng chài quê nhà. Thế
mà gã đã có đây. Gã không từ một việc gì: Rửa bát thuê, hái hoa quả hay cọ rửa
nhà vệ sinh…Gã làm từ sáng sớm đến đêm khuya, một ngày thay đổi mấy chỗ làm.
Tay chân gã bợt ra từng mảng vì ngâm nước nhưng gã vẫn háo hức vì thấy túi tiền
ngày một đầy thêm. Rồi gã thông báo với vợ con: Gã sẽ về thăm quê. Quê hương,
cái làng chài xơ xác ấy vẫn ngày đêm hiện về trong tâm trí gã. Gã còn mẹ già,
vài đứa em và những người đã cùng gã sống chung một thời nghèo khó. Không biết
bây giờ họ thế nào? Cùng với số tiền góp nhặt được, gã còn nhờ chị Thìn là
người cầm cái họ cho gã mua với giá cao. Được thêm tí nào hay tí ấy, bao giờ
sang lại đi làm trả nợ, lo gì.
Về
đến làng, gã như người lột xác. Dù sao gã cũng là Việt Kiều. Với một sấp đôla
trong vali, gã tự tin và vênh vênh bước đi trên đường làng trước bao con mắt
thán phục.
Việc
đầu tiên là gã xây cho bà mẹ già một cái nhà to nhất làng, cho mỗi đứa em dăm
trăm "đô". Gã xây lại mộ của cả dòng họ. Cái nào cái ấy to ngất
ngưởng, mái cong như đình làng. Mẹ gã bảo làm to thế chỉ tổ cho trẻ chăn trâu
nó vào quậy phá. Để đề phòng, gã viết một dòng chữ to tướng chạy dọc bức tường
ngăn: "Đứa nào ngịc ngợm xẽ bị ma kỉ vật chết. Xin mọi người rúp đỡ".
Mấy cô gái đi làm qua che miệng cười nhìn gã hí hoáy. "Chắc nhờ có đi Tây
nên trình độ chàng Việt kiều khá hẳn lên". Công việc nhà tạm ổn, gã sắm
một chiếc xe máy xịn để đi lại cho tiện. Tay lái lúc đầu có hơi loạng choạng
nhưng chỉ với vài vòng quanh làng, chiếc xe đã nhẹ nhàng lướt. Ngồi sau xe gã
nay là một cô má phấn môi son loè loẹt, mai một cô thôn nữ e ấp trong tà áo dài
"cho bõ những ngày quăng chài phá lưới”, gã nghĩ thế.
Mới về được hơn tháng mà nhà hàng nào gã cũng biết. Bà mẹ gã khuyên đừng có chơi bời nhiều quá kẻo nhiễm bệnh. Gã cười thầm: "Bà già suốt ngày ở nhà mà cũng biết nhiều chuyện gớm. Mà lo gì, mình chỉ đi với vài em đáng tin cậy thôi. Mỗi lần đi chơi chỉ cần quăng ra vài chục "đô” là các em cười tít mắt. Hừm! Ngày xưa các em đâu có thèm để ý đến một thằng chân đất mắt toét như ta. Bây giờ tiền nhiều, ta như một người khác, sang trọng, lịch sự. Điều ấy chẳng ai có thể phủ nhận được. Chỉ tại bà già lạc hậu không cho lấy vợ bé, chứ không gã đã làm việc rồi. Thiếu nữ hẳn hoi nhé! Những cô gái trẻ xinh đẹp không học hành chỉ muốn gửi thân vào nơi lắm tiền nhiều của. Bề ngoài gã là người như thế. Lấy gã biết đâu lại được gã bảo lãnh ra nước ngoài? Hôm trước gã tỉ tê với mẹ: "Bên xã Nam Đông có con bé kết tôi lắm. Tôi muốn lấy nó để khi về nước đỡ buồn. Hôm nào tôi đèo bu sang bu hỏi cho tôi nhá!” Bà mẹ gã giãy nảy: "Anh làm thế có đeo mo vào mặt tôi à? Ông bà thông gia cách nhà mình mấy đỗi mà anh đòi qua mặt họ. Anh biết ăn nói với vợ con anh thế nào?" Gã cười nhăn nhở: "Làm sao nó biết được, tôi chỉ đi tàu ngầm thôi mà”. Bà mẹ mắng át đi: "Anh đừng có nói gở, không cẩn thận lại đi tàu suốt đấy. Anh cậy có tí của mà vênh váo muốn làm gì thì làm đấy hẳn? Ông bà, bố mẹ anh xưa nay là những người lao động thật thà, cả đời cặm cụi với con thuyền tấm lưới mà vẫn hoà thuận. Bây giờ các anh các chị có tí tiền làm đảo lộn xóm làng lên. Nhiều lúc tôi thấy xấu hổ lắm”. Gã đưa tay gãi mái tóc tợp gáy: "Bu tưởng bên kia tôi sướng lắm đấy. Tôi phải làm hùng hục suốt ngày, không dám ngẩng lên nhìn một thằng mắt xanh mũi lõ nào.” Bà mẹ dồn: "Thế sao về nhà anh lại ăn chơi đua đòi thế? Giấy rách phải giữ lấy lề chứ.” Gã xuống giọng: "Về nhà chơi bời tí cho nó đổi đời. Cuộc đời cũng có lúc nọ lúc kia chứ. Bu bảo ở bên kia làm sao dám thế.” Bà mẹ gã thở dài: "Anh cũng nên cẩn thận. Anh không sợ mang tiếng hay sao? Vợ con anh bên kia ngày đêm mong ngóng không biết anh thế nào? Ngày xưa là thằng thuyền chài anh chân chất quê mùa, gia giáo hoà thuận. Còn bây giờ, bên nọ cứ gằm ghè bên kia xem anh cho ai nhiều tiền hơn. Rõ tội! Nói cho anh biết, cả đời tôi chỉ cần nắm rau khoai với tí mắm cáy mà sống từng ấy năm. Tôi chả cần gì cả.”
Mới về được hơn tháng mà nhà hàng nào gã cũng biết. Bà mẹ gã khuyên đừng có chơi bời nhiều quá kẻo nhiễm bệnh. Gã cười thầm: "Bà già suốt ngày ở nhà mà cũng biết nhiều chuyện gớm. Mà lo gì, mình chỉ đi với vài em đáng tin cậy thôi. Mỗi lần đi chơi chỉ cần quăng ra vài chục "đô” là các em cười tít mắt. Hừm! Ngày xưa các em đâu có thèm để ý đến một thằng chân đất mắt toét như ta. Bây giờ tiền nhiều, ta như một người khác, sang trọng, lịch sự. Điều ấy chẳng ai có thể phủ nhận được. Chỉ tại bà già lạc hậu không cho lấy vợ bé, chứ không gã đã làm việc rồi. Thiếu nữ hẳn hoi nhé! Những cô gái trẻ xinh đẹp không học hành chỉ muốn gửi thân vào nơi lắm tiền nhiều của. Bề ngoài gã là người như thế. Lấy gã biết đâu lại được gã bảo lãnh ra nước ngoài? Hôm trước gã tỉ tê với mẹ: "Bên xã Nam Đông có con bé kết tôi lắm. Tôi muốn lấy nó để khi về nước đỡ buồn. Hôm nào tôi đèo bu sang bu hỏi cho tôi nhá!” Bà mẹ gã giãy nảy: "Anh làm thế có đeo mo vào mặt tôi à? Ông bà thông gia cách nhà mình mấy đỗi mà anh đòi qua mặt họ. Anh biết ăn nói với vợ con anh thế nào?" Gã cười nhăn nhở: "Làm sao nó biết được, tôi chỉ đi tàu ngầm thôi mà”. Bà mẹ mắng át đi: "Anh đừng có nói gở, không cẩn thận lại đi tàu suốt đấy. Anh cậy có tí của mà vênh váo muốn làm gì thì làm đấy hẳn? Ông bà, bố mẹ anh xưa nay là những người lao động thật thà, cả đời cặm cụi với con thuyền tấm lưới mà vẫn hoà thuận. Bây giờ các anh các chị có tí tiền làm đảo lộn xóm làng lên. Nhiều lúc tôi thấy xấu hổ lắm”. Gã đưa tay gãi mái tóc tợp gáy: "Bu tưởng bên kia tôi sướng lắm đấy. Tôi phải làm hùng hục suốt ngày, không dám ngẩng lên nhìn một thằng mắt xanh mũi lõ nào.” Bà mẹ dồn: "Thế sao về nhà anh lại ăn chơi đua đòi thế? Giấy rách phải giữ lấy lề chứ.” Gã xuống giọng: "Về nhà chơi bời tí cho nó đổi đời. Cuộc đời cũng có lúc nọ lúc kia chứ. Bu bảo ở bên kia làm sao dám thế.” Bà mẹ gã thở dài: "Anh cũng nên cẩn thận. Anh không sợ mang tiếng hay sao? Vợ con anh bên kia ngày đêm mong ngóng không biết anh thế nào? Ngày xưa là thằng thuyền chài anh chân chất quê mùa, gia giáo hoà thuận. Còn bây giờ, bên nọ cứ gằm ghè bên kia xem anh cho ai nhiều tiền hơn. Rõ tội! Nói cho anh biết, cả đời tôi chỉ cần nắm rau khoai với tí mắm cáy mà sống từng ấy năm. Tôi chả cần gì cả.”
Gã
đã cười ngất ngưởng chê bà già lạc hậu. Ngày xưa thì có thể như thế vì ngày xưa
ai cũng lam lũ, làm không đủ ăn nói gì đến chơi bời. Ngày nay gã không thể đi
theo lối mòn rách nát ấy. Gã phải chơi bời, gã phải biết các món ăn chơi của
người đời chứ. Vừa cười gã vừa cởi quần áo vứt toẹt xuống cái bàn trước mặt bà
mẹ. Không thể thay đổi được bà già sống bằng rau khoai với mắm cáy được. Bà già
ra ngoài còn ném cái nhìn vào gã lẩm bẩm: "Đúng là đồ dở hơi.”
Gã
cứ nhởn nhơ hưởng thụ những thú vui trên đời mà trong lòng ao ước giá như ngày
tháng và tiền bạc là vô tận. Cặp kính đen che gần hết khuôn mặt, cái ví da thắt
ngang lưng, máy ảnh đeo trước ngực, gã phóng xe ào ào. Đời còn gì sướng hơn.
Sang bên kia mình phải chăm chỉ để thỉnh thoảng về quê. Ở bên kia ngoài vợ con
và vài người láng giềng, gã chẳng bao giờ được thoả chí chơi bời. Những ngày đi
hái hoa quả thuê cho các chủ trang trại mới vất vả làm sao! Cả ngày quần quật
leo hết cây nọ đến cây kia, có khi ngã sưng cả chân tay. Bọn chúng chả bao giờ
hỏi han trò chuyện. Thế mà chẳng may làm giập hoa quả thì chúng mắng mỏ thậm
chí còn trừ phéng mất tiền công. Gã đã từng mơ khi cuộc đời xế bóng và góp nhặt
được số lưng vốn kha khá, gã sẽ về quê xây một căn nhà để hưởng thụ. Dù sao có
tiền ở quê nhà vẫn hơn. Ở bên kia, khi tuyết rơi trắng xoá, nước đóng băng, nhà
nào cũng đóng cửa im ỉm. Lúc ấy gã ước mơ cháy bỏng là được tắm trong ánh nắng
quê nhà, được ra khơi tung mẻ lưới đầu tiên khi bình minh lên. Về đến quê gã đã
thấy sự thay đổi trong con người gã. Những người dân lam lũ cứ toắt lại vì
miếng cơm manh áo trông thật tội nghiệp. Trẻ con chỉ học cho biết chữ còn suốt
ngày lông nhông đùa nghịch ở bãi chờ tàu thuyền về. Trong buổi chiều nhập
nhoạng nhìn về xóm chài, gã thấy làng quê thật bé bỏng.
Về
quê được lâu lâu gã mới đi thăm họ hàng. Thấy gã tiêu tiền như rác lại hào
phóng biếu xén nên ai cũng quý gã ra mặt. Họ nhìn gã thán phục. Gã phổng mũi
lắm. Vì thế, gã càng vênh váo, xe của gã phóng vèo vèo trên đường mà chẳng cần
nhìn ai. Vợ con nhắn gã trở lại Thuỵ Điển nhưng gã chưa muốn. Cứ chơi thêm ít
ngày nữa đã. Hết tiền hãy sang. "Cô bé con” của gã ngoan lắm. Nghe đâu nàng
đã có một đời chồng. Nàng không chịu được thằng chồng đầu bù răng bựa suốt ngày
cắm đầu vào đánh bạc, khi thua cháy túi lại hành hạ nàng đủ kiểu. Lúa đang mơn
mởn hắn bán non để lấy tiền gán nợ. Chẳng còn gì để sống nàng đành phải thay
hình đổi dạng thành một cô bé ngây thơ, yếu đuối. Hàng ngày nàng ăn cùng khách,
hát cùng khách. Thỉnh thoảng có ông phởn chí còn cho nàng đi những chuyến du
ngoạn vài ngày. Nàng thấy cuộc sống đỡ buồn tủi hơn. Lần đầu gặp nàng, gã rất
sửng sốt. Một cô gái quê mùa nhưng khi được phủ một lớp son phấn thị thành bỗng
trở lên rực rỡ như hoa nở mùa xuân. Gã yêu cầu bà chủ dành riêng nàng cho gã.
Gã cùng nàng đi chơi, đi ăn và làm nhiều thứ khác. Hai người hoà hợp lắm, hoà
hợp như một đôi vợ chồng thực sự. Chẳng ai nghi ngờ gã và nàng chỉ là phường
mèo mả gà đồng . Có lúc gã tiếc rằng giá như gã gặp nàng sớm hơn để gã khỏi
phải lấy bà vợ vừa già vừa xấu như bây giờ.
Hôm
nay gặp gã nàng có vẻ bơ phờ "Chắc tối qua lại bị lão chồng đánh đây.” Gã
thấy xót xa cho nàng, xui nàng bỏ quách cho nhẹ nợ. Mắt nàng rơm rớm trông càng
đẹp "Thôi đừng buồn nữa, anh đền.” "Tối nay em muốn mời anh về nhà em
chơi. Bố con nó đi Thái Bình ăn giỗ mai mới về”. Giọng nói của nàng gã thấy có
điều gì đó ngần ngừ. Gã tưởng nàng e thẹn nên vuốt má nàng sốt sắng "OK! Tối
anh sẽ đèo em về.”
Gã
diện bộ com lê mới toanh xức nước hoa thơm lừng. Gã hớn hở đèo nàng trên con
đường quê đầy đá sỏi. Chiếc cà vạt sặc sỡ ngược gió cuốn vào cổ khiến nàng cười
khanh khách. Nhà nàng nằm hẻo lánh ở cuối làng. Một cái nhà giống cái nhà gã
ngày xưa. Mái nhà có chỗ nhìn rõ trời, tường thì tróc lở nham nhở chả phân biệt
nổi màu ban đầu. Mùi ẩm mốc khiến gã hắt hơi liền mấy cái. Cũng dễ hiểu thôi,
thằng chồng suốt ngày cờ bạc còn nàng đi vắng suốt thì làm gì có hơi ấm. Người
ta cứ làm khổ nhau và tự rơi vào vòng luẩn quẩn mà không thể thoát ra được.
Trong
lúc gã còn đang lan man suy nghĩ thì nàng đã bày xong thức ăn mua sẵn dọc
đường. Gã khoan khoái ngồi xuống giường và nhấc chai "cuốc lủi”. Gã thích
thứ rượu quê dân dã này hơn bất cứ loại rượu ngoại đắt tiền nào khác. Nhấp một
ngụm nhỏ gã đã thấy người tê tê. Nàng âu yếm gắp thức ăn cho gã. Hai người vừa
ăn uống vừa đùa giỡn. Mắt nàng long lanh, môi chúm chím, khuôn mặt bừng lên vì
chút men say. Ngoài kia ánh trăng lướt một vệt dài xuống cái sân nhỏ. Gió phây
phẩy làm mấy tàu lá cứ chập chờn, chập chờn. Làng quê mờ mờ, tĩnh mịch. Thỉnh
thoảng tiếng mèo gào đực nghe ớn lạnh sống lưng. Gã và nàng lọt thỏm vào bóng
đêm. Gã ôm lấy nàng. Nàng không trêu đùa nữa mà nằm im lặng trong lòng gã. Mặt gã
đỏ bừng, mắt ngầu lên trong đêm tối như mắt cú mèo. Gã ngây ngất tận hưởng mùi
đàn bà toả ra. Gã thấy như có hương của lúa đang làm đòng, hương hoa cau ngan
ngát vào đêm mùa hè trong vườn nhà gã năm nào. Gã thở hồng hộc. Gã chưa bao giờ
được tận hưởng những phút êm đềm như ở nơi này. Chỉ có chốn quê thanh tịnh gã
mới có cảm giác này. Mùi rượu nồng nồng thúc gã lao vào nàng như một con thú
đói. Gã chả còn biết trời đất gì nữa…
"A!
Con này đưa giai về nhà bà con ơi!” Một tiếng quát phá tan bầu không khí tĩnh
mịch. Tức thì một đám đông ào vào. Họ hò hét, chửi bới ầm ĩ. Gã và nàng run như
cầy sấy, mặt cắt không còn giọt máu. Một người đàn ông xông vào gã la lớn:
"Đánh chết mẹ nó đi!” Hắn thoi một quả trời giáng vào gã và lôi tuột nàng
ra sân. Gã bị đám người còn lại đấm đá túi bụi. Gã như quả bóng lăn bên nọ sang
bên kia. Máu từ trong miệng trào ra làm loang lổ cả cái áo may ô. Chừng như sợ
gã chết, một đứa nói: "Thôi dừng tay!” Gã rên rỉ: "Em xin các anh!
Các anh tha cho em!” Một tiếng quát vang lên tức thì: "Mày hú hí với vợ
tao còn xin xỏ nỗi gì! Anh em đâu! Đánh tiếp đi!” Đám người lại xông vào. Người
gã mềm ra, miệng lảm nhảm: "Em xin các anh!” Mắt gã không mở ra nổi nữa.
Gã chỉ nghe mơ hồ tiếng quát: "Mày sợ chưa? Nếu sợ rồi thì đứng dậy tao
bảo. Muốn sống phải biết điều. Thế mày muốn sống hay muốn chết?” "Dạ! Em
muốn sống ạ!” Lại có tiếng hỏi: "Mày có muốn tao xách cổ mày lên công an
không?” Gã chắp tay lạy như tế sao: "Em xin các anh! Các anh bảo gì em
cũng xin nghe. Em sợ công an lắm!” Một tiếng cười gằn khô khốc: "Được đấy!
Giấy đây! Viết đi!” Chồng nàng đọc chậm rãi để gã viết:
“GIẤY BIÊN NHẬN
Tôi là Lưu Văn Thịnh, Việt Kiều, có mượn
của anh Hoàng Văn Bé một chiếc xe Dream mang biển kiểm soát….và 5000 USD. Tôi
xin trả đúng hẹn vào…”
Gã
run lên: "Giờ em không còn đồng nào! Xin các anh!” Tức thì một cú đá như
trời giáng vào mạng sườn làm gã sóng soài ra nền nhà: "Mày là Việt Kiều,
mày giàu lắm cơ mà. Đúng hẹn không trả chúng ông cho ra bã. Mày muốn kiểu gì?
Trả nợ hay để xác lại đây?” Gã chả biết làm thế nào. Lại một cái bạt tai làm gã
xây xẩm mặt mày. Nếu cứ bị đánh thế này sẽ chết. Gã sẽ không còn đường về.
"Vâng em xin nợ.” Tiếng cười man rợ của thằng chồng làm gã giật bắn mình.
Hắn đá cho gã một cái rồi nói: "Nếu nghe ra rồi thì biến. Để tất cả lại,
cả quần áo.” Một đứa túm tóc gã xách lên: "Từ nay chừa cái thói đi cướp vợ
người khác đi nhá. Hôm nay còn xác về là may rồi con ạ!”
Gã
khó nhọc nhướn cái mông lên, lê đôi chân ra cửa. Trước khi cố bước khỏi ngôi
nhà ọp ẹp gã còn kịp thấy nàng đứng thui thủi một mình ở góc sân. Mặc dù đau
đớn ê chề gã vẫn kịp liếc nhanh bộ mặt trơ lì của nàng. Tiếng cười nói hô hố
của đám người trong nhà làm gã khiếp vía bước nhanh. Biết đâu đứa nào đó ngứa
ngáy chân tay lại cho gã một chập nữa thì khốn.
Một
mình gã thất thểu đi trên con đường đồng quạnh vắng. Chưa bao giờ gã thấy nhục
nhã thế này. Vì sĩ diện, vì muốn đổi đời mà gã đã ngông cuồng hết sức. Có ít
tiền gã tưởng có thể thay đổi được cả thế giới, điều khiển được mọi người hay
chí ít cũng được thoả chí chơi bời mà chả sợ ai đụng đến một cái lông chân. Gã
không ngờ vợ chồng nàng đã cho gã một vố.
Vừa
đi gã vừa khóc rưng rức. Gã nhớ tới bà mẹ già, nhớ các con. Gã gào lên:
"Ôi Tẹo ơi! Tũn ơi! Các con tha tội cho bố!”
Bất
giác gã lại bật cười. Rồi gã cười khùng khục như thằng điên vì thấy bóng mình
nghiêng ngả trên đường. Cái bóng được ánh trăng chiếu xuống nó mới vật vờ, dẹo
dặt làm sao…
Ngọc Châu gửi đăng.
ngocchaunvhp@gmail.com
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật lại- ngày 26/05/2014
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 10/04/2011
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật lại- ngày 26/05/2014
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ Hải Phòng ngày 10/04/2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét