Tấm lưới Làng Vân – Truyện ngắn của Lương Sơn
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014
Về
chiều, ánh nắng ở biển không còn gay gắt nữa. Đội thuyền của hợp
tác xã làng Vân hối hả theo nhau vào bến. Đoàn người qua lại gánh
cá lên bãi nói cười vui vẻ. Hàng chục tấm lưới đã được xếp lại
trên mui thuyền. Mấy chú cá song ranh mãnh vẫn cố lóc cái đầu đen
xám vào ván thuyền hòng vượt ra ngoài. Như đã trở thành một thói
quen: chăm chỉ, cần mẫn khoan thai của những người cao tuổi, già. Muốn
bao giờ cũng ở lại sau cùng. Già đứng ở đầu núi. Cặp mắt mở to
dưới đôi lông mày rậm ẩn dưới vầng trán vuông với những nếp nhăn, như
vẫn còn hằn in trên đó sức sống cuồn cuộn ...
Tác giả Lương Sơn
Họ tên thật Lương
Sơn
Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Quê quán: Kim Động, Hưng Yên
Thường trú: 3/12 Yên Thế, Phường 2, Tân Bình,
TP HCM.
ĐT: 01223741630
Email: nguyenluongson1940@gmail.com
_____
TẤM
LƯỚI LÀNG VÂN
Về chiều, ánh nắng ở biển
không còn gay gắt nữa. Đội thuyền của hợp tác xã làng Vân hối hả
theo nhau vào bến. Đoàn người qua lại gánh cá lên bãi nói cười vui
vẻ. Hàng chục tấm lưới đã được xếp lại trên mui thuyền. Mấy chú cá
song ranh mãnh vẫn cố lóc cái đầu đen xám vào ván thuyền hòng vượt
ra ngoài.
Như đã trở thành một thói
quen: chăm chỉ, cần mẫn khoan thai của những người cao tuổi, già. Muốn
bao giờ cũng ở lại sau cùng. Già đứng ở đầu núi. Cặp mắt mở to
dưới đôi lông mày rậm ẩn dưới vầng trán vuông với những nếp nhăn, như
vẫn còn hằn in trên đó sức sống cuồn cuộn của một con người… Chờ
cho đoàn người gánh cá đã đi vào trong xóm hết, già mới thong thả
xếp đống dầm chèo nên đống ván gỗ mà trông ra bờ biển. Chỉ một lát
nữa thôi tiểu đội nữ dân quân sẽ ra làm nhiệm vụ, già sẽ trao lại
những con thuyền kia cho họ. Bao nhiêu dầm chèo, bấy nhiêu cây súng già
Muôn đều nhớ hết. Già nhớ rất kĩ như nhớ từng luồng lạch trong vùng
đảo này.
Dải rừng phi lao trong kia
nghe ầm ào, xao động. Già Muôn sắp sửa ra về thì từ xa xa trên mặt
biển bỗng vọng lên tiếng ì ầm. Một hình chóp nón từ từ nhô lên,
một ngọn đèn xanh, một ngọn đèn xanh nữa rồi một con tàu hùng dũng
tiến vào vũng đảo. Già Muôn không nén được niềm vui sướng. Già tốt
kêu lên “ Chúng nó về kia làng ơi! Làng mong mãi. Hôm nay đã về rồi!”.
Già vội chạy tắt qua mỏm
núi tiến thẳng vào làng. Khi ấy các mẹ, các chị đã muối cá xong.
Nghe tiếng già Muôn gọi ở đầu xóm, cả làng nhộn nhịp hẳn lên. Người
từ xóm bến trở vào, trong xóm Núi đổ ra lũ lượt rủ nhau đi thăm
tàu. Có lẽ chưa bao giờ bãi biển đông vui đến thế. Mẹ Lý cùng đi
với già Muôn. Mẹ hỏi:
- Tàu anh Trí có về đợt
nay không già? Cái con tàu đã vào bến Vân cứu bao năm xưa ấy.
Già Muôn vui trả lời:
- Chắc hẳn là tàu anh Trí.
Tôi chỉ nghe qua tiếng máy, tôi cũng biết.
Ngàn chạy theo Duyên ra bến
trước tiên. Cô nhảy xuống thuyền. Xã đội trưởng Vực và trung đội dân
quân cũng đã đến sau lưng hai người. Họ chen nhau nhảy xuống bến
thuyền. Duyên kéo tay bạn:
- Ta chèo nhanh lên cho kịp
anh Vực. Không biết các anh hải quân có còn ở đây lâu không.
Hai người cùng sải tay
chèo. Đến giữa dòng, Duyên đã trông thấy anh Vực và già Muôn đứng
đứng trên tàu. Duyên càng mải miết chèo. Đã gần tới mũi tàu Duyên
gác dầm chèo lên mui thuyền. Ngàn đã đứng dậy giơ tay đỡ lấy mạn
tàu. Một hàng chữ số sáng trắng dưới giàn lưới ngụy trang hiện ra
trước mắt Ngàn. Cô reo lên:
- Già Muôn ơi! Anh Vực ơi,
tau 298 anh ạ! Số tàu các anh kẻ đẹp quá!
Trong khi đó, các mẹ đã
cập thuyền quanh mạn tàu. Duyên nâng giàn lưới lên ngang tầm mắt. Hàng
chữ số bây giờ càng lộ ra rõ nét hơn. Và khi các mẹ chèo thuyền
đến xem hàng chữ số, các anh hải quân trên tàu cũng chạy ào tới
chào các mẹ. Một anh thủy thủ hỏi mẹ Lý:
- Mẹ có khỏe không mẹ. Năm
nay làng ta có đánh được nhiều cá không? Mẹ có hay ra biển không mẹ?
- Mẹ vẫn còn khỏe, không đi
khơi được thì mẹ ở nhà sảm thuyền và đan lưới cho làng- Mẹ Lý cười
hồ hởi, đáp.
Những lời hỏi han tíu tít,
những tiếng cười nói thân tình từ chỗ thuyền mẹ Lý truyền nhanh tới
chỗ những con thuyền khác.
Già Muôn đang tựa vào lan
can nói chuyện với đồng chí thuyền trưởng. Giọng già cảm động:
- Cái năm bão biển, chính
ở chỗ này đây anh Trí đã nhảy xuống biển cứu con bé Duyên nhà già-
Dừng lại một lát như để suy nghĩ điều gì - Già lại nói tiếp:
- Các anh có hay tuần tiễu
ở khu biển gần tàu 205 không? Già muốn hỏi xem anh Trí có còn chiến
đấu ở đó nữa hay đã đi nơi khác rồi?
Người thuyền trưởng nắm
chặt tay ông già, cặp mắt anh hơi nheo lại. Anh nói chậm rãi:
- Tàu chúng tôi và tàu anh
Trí ở cùng phân đội. Anh Trí hiện nay công tác ở một vùng biển xa.
Bây giờ anh đã là thuyền trưởng. Con trai anh mới vào hải quân năm
ngoái. Đồng chí ấy là pháo thủ trên tàu này.
Già Muôn hỏi ngỡ ngàng một
chút:
- Thế cháu ấy tên là gì?
- Tên là Kiên già ạ!- Rồi
thuyền trưởng đưa tay chỉ về mũi tàu. Đồng chí đang ngồi trên mâm
pháo kia kìa.
Già Muôn đưa mắt nhìn về
chỗ đó. Đôi mắt già dừng lại rất lâu trên mâm pháo. Kiên đang chăm chú
nhìn vòng kính ngắm. Chiếc cằm của anh tủy thủ trẻ tuổi hơi bạnh
ra. Và trên đôi môi lại như đang muốn mỉm cười.
Thuyền trưởng vẫn nói nốt
ý mình:
- Cái năm tàu anh Trí đi
giúp dân cứu bão, cậu ta mới chín tuổi đầu. Hôm nay đã đi bộ đội
rồi, nhanh quá
Câu nói của thuyền trưởng
như đưa già muôn trở lại những ngày xưa ấy.
… Ngày ấy đã cách đây hơn
mười năm, già vẫn còn nhớ tới bây giờ.
Đấy là một đêm cuối năm.
Cơn bão tai ác và con nước ròng đã đột ngột dâng lên tràn ngập cả
mấy xóm chài trong lạch biển. Già phải vất vả lắm mới thu được một
tâm lưới rộng hàng mấy chục sải tay bơi. Từng cơn gió giật như điên
cuồng và những hạt mưa cuốn bay trong gió, đập vào mặt già như có ai
ném cát vào mặt. Chưa kịp kéo thuyền vào bờ, già đã nghe thấy
tiếng kêu cứu thất thanh của những bà mẹ. Rồi qua ánh chớp, những
cánh tay chới với vừa giơ lên, đã bị những đợt sóng hung hãn gạt đi
ngay. Lạch biển như một dòng sông cuộn sóng sôi réo ầm ầm. Cũng ngay
trong lúc nguy hiểm đó, một chiếc tàu hải quân đã ngoặt vào cửa
vịnh. Con tàu chồm lên mặt sóng mà băng tới. Già Muôn trong thấy các
anh cứ ba người một, từ trên boong tàu nhảy xuống mặt biển. Từng đợt
sóng lưỡi búa đuổi theo nhau như muốn cuốn họ ra xa. Nhưng tất cả
đoàn thủy thủ đều dùng hết sức mình bơi tới chỗ những con thuyền
sắp đắm.
Mẹ Lý đang hớt hải tìm
con, nghe tiếng kêu cứu của con gái, mẹ không con nghĩ gì tới làn
nước hung dữ đang sắp tràn qua mái nhà của mẹ. Mẹ chạy xuống bến.
Một anh hải quân vừa dìu được một em bé gái vào bờ. Anh nói với mẹ
bằng một giọng vội vã:
- Mẹ đừng lo nữa. Đã có
chúng con mẹ ạ!
Rồi anh lại lao mình xuống
nước. Mẹ Lý chỉ còn trông thấy cái dáng to cao của người chiến sĩ
ấy.
Già
Muôn vội vã cắm thuyền vào trong vũng đảo rồi chạy tất tưởi về
nhà. Không thấy cái Duyên và thằng bé Vực đâu cả, già hối hả quay
trở lại bãi biển. Một anh hải quân vừa đội sóng nhô lên. Anh bế trên
tay một đứa trẻ mái đầu sũng nước. Già muôn ôm con đặt vào trong
lòng thuyền rồi cùng các anh thủy thủ đi cứu tiếp bé Duyên và những
người bị nạn.
Tảng sáng hôm sau, những cơn
gió giật cuối cùng đã hết. Cơn bào tuy chưa tan hẳn. Nhưng thuyền
trưởng và các anh em hải quân trên tàu 205 đã chia thành từng tổ lên
thăm đảo. Các anh đi vào từng xóm dựng lại nhà cửa cho dân, lát lại
một nối đi xuống bến. Và dân làng hỏi mãi mới biết anh Trí - là
người đã cứu sống hai đứa con già Muôn - và anh Hiển - người đã dìu
bé Ngàn vào bờ.
Cho đến ngày hôm nay, kể tử
ngày đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc, gây chiến tranh phá oại chưa có một con
tàu nào qua đây. Các mẹ trong làng vẫn nhớ. Những người con của già Muôn nay đã
lớn lên: cô Duyên giờ là tiểu đội trưởng vừa được các đồng chí tín nhiệm bầu
vào Đảng uỷ xã. Rồi cô giáo Ngàn vẫn thường đi dạy học qua nhà già Muôn. Vào
những ngày biển động, hình ảnh trận bão năm xưa càng như khơi gọi trong lòng
già Muôn những kỷ niệm thật sâu nặng và cảm động ấy.
Suốt đêm, tàu tuần tiễu 298 đậu
trong vùng đảo. Sáng ra, các anh cho cập tàu vào chân núi. Một đoàn thuỷ thủ
toả ra khắp làng. Có mấy đồng chí vào trong xóm Núi, chỗ mấy quả đồi trồng chè
tươi bên cạnh mấy miếng đất bằng kia kìa. Vào nhà già chơi để hái chè mang về
tàu cho anh em cùng uống.
Nói rồi già cầm tay anh thuỷ
thủ trẻ tuổi, ân cần hỏi riêng anh: “Cháu có hay gặp bố cháu không?”
Kiên hơi lạ lùng rồi anh vồn vã
hỏi ngay:
- Sao già biết bố cháu. Bố cháu
ở tàu khác cơ mà
Và trong câu chuyện Kiên đã
chợt hiểu ra. Hồi còn ở nhà, Kiên đã được bố kể một lần cho nghe chuyện bố
chống bão ở bãi biển này.
Đoàn thuỷ thủ đã vào tới nhà
già Muôn. Các anh ngồi chật trên giường, trên chiếc chõng tre nói cười vui vẻ.
Duyên từ trong bếp bước ra. Cô xách trên tay một ấm nước chè tươi đang toả
khói, rót ra những chiếc bát đàn:
- Chè của nhà trồng trên đảo
đấy. Mời các anh uống tạm!
Hai tay kéo nốt dải lưới ra
ngoài sân phơi, già Muôn thủng thẳng góp vào câu chuyện:
- Cái giống chè tươi trồng trên
đất núi là thơm lắm đó.
Kiên đưa bát nước lên miệng.
Những anh em khác cũng uống từng ngụm ngon lành. Câu chuyện trong làng, ngoài
bến mỗi lúc một vui vẻ, đậm đà.
Ấm nước chè tươi đã vơi đi gần
một nửa. Duyên toan rót thêm nhưng Kiên đã xua tay, nói:
- Thôi để hôm khác. Chúng tôi
uống đủ rồi- Và anh nói với già Muôn:
- Hôm nay tàu ghé qua đảo,
chúng con vào thăm già tiện thể nhờ già chỉ đường lên núi cho chúng con chặt ít
lá nguỵ trang.
Già Muôn ngần ngại nói:
- Đường vào trong vũng đảo khó
đi lắm. Để già bảo em Duyên đưa các con đi một quãng.
Duyên đang nấu cơm buổi chiều
trong bếp. Ánh lửa rực hồng trên khuôn mặt trái xoan. Nghe già Muôn nói, Duyện
khoác súng chạy ra sân. Cô nói với Kiên:
- Anh đừng ngại. Đường vào
trong núi tuy xa, nhưng em biết lối tắt, chỉ đi một loáng là đến nơi thôi.
Không hiểu sao lúc ấy, Duyên
thấy tần ngần. Cô ngước nhìn Kiên. Một vệt nắng chiếu sáng trên gương mặt của
anh.
Và cho tới lúc Kiên đi cùng
Duyên ra cổng, già Muôn vẫn còn nhìn theo mãi không thôi. Phải rồi, kiên cũng
có một gương mặt hao hao giống bố, chỉ khác một điều: Thuyền trưởng Tri thì lúc
nào cũng xông xáo và trầm tĩnh, còn con anh thì lại cởi mở và nhanh nhẹn lạ
thường.
Mà Duyên nói đúng thật. Già
Muôn chưa vá xong một dải lưới cô đã về rồi. Già Muôn dục:
- Cơm chín rồi đấy. Con dọn mâm
cho già ăn, già còn qua chỗ anh Vực.
Trong lúc ăn cơm, già Muôn đem
ý định của mình nói với Duyên:
- Lúc con đi dẫn đường cho mấy
anh hải quân, già cứ nghĩ mà thương các anh ấy. Trước kia làng ta đưa thuyền ra
biển cũng vậy. Ngày nào cũng phải chặt lá nguỵ trang. Đến khi tìm cách đan được
mấy cuộn lưới cho thuyền, thì hợp tác mới nhãn nhã được đôi phần. Nói đến đây,
già Muôn đặt bát cơm xuống mâm nói tiếp:
- Già định thế này. Ăn cơm xong
con tạt qua nhà mẹ Lý bảo mẹ sang cả trường cô giáo Ngàn bàn bạc xem sao. Nếu
cả làng bằng lòng thì mình sẽ tổ chức đan cho tàu 298 một tấm lưới.
Duyên vừa xới cơm cho già Muôn
vừa nói:
- Thế thì hay lắm, để con hỏi
tiểu đội con xem sao.
Bữa đó. Hai bố con chỉ ăn qua
loa vài bát cơm rồi cũng vội vã ra đường.
Vào lúc nửa đêm anh Vực mới về
nhà. Gương mặt chữ điền của anh như có phần nghiêm nghị hơn. Anh cúi xuống đưa
tay vặn to ngọn đèn phòng không. Trong đầu người xã đội trưởng vẫn còn vang lên
cái quyết định của toàn thể dân làng. Anh tự đặt ra cho mình một chương trình
làm việc. Ngày mai làng Vân sẽ đan lưới sớm. Trung đội quân dân do anh phụ
trách sẽ phải đảm nhận những công việc chính: chặt lá dứa, se gai, bện thừng.
Tiểu đội nữ dân quân nhận việc đan lưới và nhuộm lưới. Còn các mẹ và các em học
sinh trường làng sẽ được nhập vào từng tổ đan lưới của trung đội dân quân.
Đã sang đến ngày thứ hai, những
sọi tơ gai đang được kết thành những mảng lưới lớn. Trên bãi biển chiều, mẹ Lý
đang chăm chỉ tuốt từng sơi dậy đay. Những bó tơ gai óng mượt ở ngoài này chưa
đan hết đã được mẹ bó gọn lại, mang vào chỗ các em học sinh trong xóm Núi.
Nhìn
những bàn tay thoăn thoắt của những cô gái đang luồn trong từng mắt lưới, lúc
này mẹ Lý tưởng như sống lại thời con gái.
Ngàn chụm đầu vào Duyên nhẩm
đếm lại từng mắt lưới. Hai dải tóc đuôi sam của cô giáo trẻ trường làng áp vào
ngực Duyên đang thở phập phồng.
- Bốn trăm năm mươi mốt, bốn
trăm năm hai.
Những tiếng đếm ban đầu mới chỉ
có trong đám thanh niên. Sau đó cả mẹ già cũng đếm. Con bé Nụ- con anh xã đội
trưởng cũng ra đây ngồi se dây cho các mẹ.
Mẹ Lý giục Ngàn:
Đan nhanh tay lên con. Nhớ buộc
cho chắc vào.
Bỗng nhiên giọng mẹ trầm hẳn
xuống. Mẹ quay sang chỗ già Muôn.
- Cái năm trời nổi cơn bão
biển, con cái Ngàn không đươc anh Trí cứu sống thì bây giờ nó cũng chẳng ngồi
đây mà đan lưới được.
Ngàn không nghe rõ tiếng nói
của mẹ. Cô chỉ cảm thấy một niềm vui đang rộn rã trong lòng.
Ngàn
là cô gái xóm trong, con mẹ Lý. Cô chỉ kém Duyên ba bốn tuổi. Nếu ở xóm Vân,
Duyên và các bạn của cô là những cô gái đã từng vào lộng ra khơi, đã quen quăng
chài kéo lưới. Thì ở Ngàn, cô chỉ biết muối cá, đan lưới thôi. Nhưng ở Ngàn cái
gì cũng như ngát lên phơi phới. Đối với Duyên, thì Ngàn vừa là một cô giáo, lại
vừa là một người bạn chiến đấu. Duyên rủ Ngàn:
- Chị em chúng mình ở đây đan
lưới đến sẩm tối hãy về. Chị bảo già Muôn nấu cơm cho ăn.
Có tiếng ai cười rộn ra sau
lưng. Anh em dân quân đi kiếm thêm tơ gai tơ dứa trên đảo đã về. Họ ngồi quây
quần chung quanh tấm lưới. Già Muôn cũng vác một cuộn dây dừa lớn trên vai,
cười hể hả:
- Mau tay lên các cháu ơi! Già
cũng chỉ tết nốt sợi dây này là xong rồi đây. Cái thứ dây này càng gặp nước
biển càng bền chắc.
Duyên đang thắt dở một mắt
lưới. Cô đứng dậy đỡ lấy cuộn giây trên vai ông già.
- Già về trước đi, con còn ở
đây đến tối. Già nấu cơm cho chúng con ăn nhé!
- Con cứ ở đây mà làm. Việc nhà
đã có bà con. Sức vóc già cũng hãy còn khoẻ- Già Muôn vừa nói vừa khum tay cuốn
lại mấy vòng dây trên mặt đất.
Từng ngày trôi qua, những mắt
lưới to bản rộng dần. Đã có thể buộc một mảng lưới lên mấy chạc phi lao. Công
việc đan lưới bây giờ càng khẩn trương hơn. Mấy tiểu đội dân quân vừa đi biển
về cũng kéo nhau vào xóm Núi. Họ vác mảng lưới vừa đan xong ra bãi biển.
Ngàn vừa ghép lại một mảng
lưới, vừa nói với Duyên:
- Mảng lưới của anh Vực đan là
lưới mạn tàu. Mảng của mẹ Lý là lưới trên đài chỉ huy. Còn tấm lưới của chị…
Rồi Ngàn dừng lại, cười khúc khích:
- Lưới của chị che cho các pháo
thủ trên tàu. Cái anh thuỷ thủ lúc sáng được chị chỉ đường đi lên núi đâu rồi.
Duyên hơi đỏ mặt. Cô đấm thùm
thụp vào lưng bạn. Rồi Duyên cúi đầu. Đôi mắt đen tròn của cô như lần trong
từng mắt lưới. Ngàn càng trêu tròng, Duyên càng ngồi xích lại chỗ mấy chị dân
quân. Co thoăn thoắt đan hết dải lưới này đến dải lưới khác. Cô đang nghĩ tới
một chân trời xa, nơi có những con tàu ra đi. Có biết bao lần ra khơi, Duyên đã
từng quen thuộc con tàu của các anh. Vậy mà cô vẫn mong chờ những con tàu đó
qua đây. Cô ước mong sao khi nào đan xong lưới cô sẽ lại được ra xem tàu. Lại
được nghe các anh kể về những trận chiến đấu ở mãi tận Lạch Trường, sông Gianh.
Lại được trông thấy những khẩu pháo đặt trên boong tàu. Trên đó chẳng có chỗ
nào làm cộng sự. Vậy mà các anh vẫn kiên cường giáp mặt với bọn chúng nó… và…
trong giây phút, tự nhiên Duyên thấy như hình ảnh người con trai của đồng chí
thuyền trưởng vụt hiện ra trước mắt Duyên…
Có năm mảng lưới, các tổ đã đan
xong bốn. Hôm nay Ngàn được phân công vô tận xóm trong đan giúp các em học
sinh. Trước khi đi Duyên đưa cho Ngàn một bó vỏ cây. Ngàn vẫn trêu tròng:
- Kể ra đan xong sớm cũng hay,
mà đan xong muộn cũng tốt chị Duyên nhỉ?
Hai chị em lại đấm vai nhau
cưới khúc khích.
Vào lúc nửa đêm, anh Vực ở bến
về làng. Anh chạy khắp xóm báo cho dân làng biết: “Sớm mai tàu 298 sẽ nhổ neo”.
Vì thế mà suốt đêm ấy làng Vân không ngủ. Chỗ này xì xèo bàn tán về chuyện hải
quân, chỗ kia đang ghép lại một mảng lưới sau cùng. Làm xong mọi việc, Duyên
vừa chợp mắt được một lát, đã nghe già Muôn gọi:
Ơi Duyên! Dạy mà chuẩn bị
khiêng lưới ra bến đi con.
Duyên ngồi nhỏm dậy. Trời hãy
còn tối đất mà trong xóm đã vang lên tiếng gọi của mẹ Lý, anh Vực. Những tiếng
gọi ấy vang vọng khắp làng.
Già Muôn đi trước ra bãi biển.
Đoàn thuỷ thủ trên tàu 298 đang chuẩn bị nhổ neo, bỗng nhìn thấy một con thuyền
đang rẽ sóng, từ từ áp vào mạn tàu. Già Muôn tay vịn vào thành lan can, tay nắm
chặt tay đồng chí thuyền trưởng.
- Bấy lâu các anh tập tành
trong vùng đảo vất vả đêm sương ngày nắng. Dân đảo chẳng có gì, chỉ đan tặng
cho nhau tấm lưới nguỵ trang. Đồng chí hãy nhận lấy tấm lòng của bà con dân
làng chúng tôi đối với bộ đội.
Đồng chí thuyền trưởng nghe câu
nói ấy, bỗng lòng mình dâng lên như sóng cuộn. Thì ra trong những ngày các anh
dừng lại nơi đây, tìm đường bay của kẻ thù qua những vật chuẩn, đo độ sâu của
biển và sẵn sàng chờ lệnh xuất kích, làng Vân đã làm một việc mà các anh chưa
bao giờ nghĩ đến.
Đoàn người xóm Vân đang rầm rập
đi nhanh xuống bến. Đi đâu là Duyên, rồi đến Ngàn, mẹ Lý và anh Vực. Mấy chục
con người đang dâng tấm lưới trên vai. Họ bước nhanh qua con đường sỏi đỏ.
Già Muôn bá vai đồng chí thuyền
trưởng, rồi đưa tay chỉ về bãi biển.
- Đấy cái con bé Duyên được anh
Trí cứu thoát năm xưa đấy. Chắc cá anh ngày ấy cùng đi cứu dân chống bão ở một
vùng biển gần đây thôi.
Thuyền trưởng nắm chặt tay già
Muôn. Anh không nói được nên lời, chỉ thấy càng thêm yêu mến dân làng.
Tấm lưới đã được nhân dân đưa
lên boong tàu. Anh em thuỷ thủ ùa ra đón. Duyên thoáng trông thấy bóng Kiên
đang chạy đên đỡ tấm lưới. Mắt cô chớp nhanh, nhưng Kiên đã trở lại về mâm
pháo.
Trẻ,
già, trai gái làng Vân đứng chật cả trên boong tàu. Đồng chí thuyền trưởng vẫn
nắm chặt tay già Muôn, nói cảm động và nghiêm trang:
- Chúng tôi xin trân thành cảm
ơn các cụ, các mẹ và toàn thể dân làng. Chúng tôi sẽ quyết tâm chiến đấu...
Tiếng nói của thuyền trưởng hoà
vào tiến reo vui của nhân dân và thuỷ thủ trên tàu. Anh giật tay mạnh xuống
chuông, kéo còi chào bến. Mọi người đã nhảy xuống lòng thuyền. Già Muôn vẫn còn
nhìn theo con tàu. Già dặn Ngàn:
- Đã nhớ bao nhiêu mắt lưới
chưa? Nhớ lấy để còn đan những tấm lưới khác. Bến Vân này rồi còn nhiều đoàn
tàu nữa qua đây.
Khác với mọi ngày, trưa nay đội
thuyền hợp tác xa làng Vân trở về rất sớm. Xã đội trưởng Vực đang xếp lưới
trong khoang. Bỗng anh nghe thấy những tiếng sùng sục trong mây. “Thôi đúng là
tụi Mỹ rồi”. Nghĩ vậy, anh vội kéo thuyền vào chân đảo rồi vác súng chạy lên
chòi trực chiến.
Khi ấy từ xa, nơi những hòn đảo
đang quần tụ lại, từng cột nước biển đang bốc lên cao. Bọt nước vỡ ra tung tóe.
Đất đá rơi trên mặt biển ầm ầm. Tiều đội nữ dân quân trên đảo đi cùng già Muôn
đã vượt qua thung lũng đảo. Và sau lưng Vực, những anh em khác đang giương súng
đặt trên thành công sự sẵn sàng nhả đạn vào tụi kẻ cướp – “Đội thuyền của vùng
biển nào mà anh dũng vậy?”. Nhưng mọi người càng nhìn lại càng thấy lạ. Trên
mặt biển đang réo cồn lên sôi sục, có một con tàu tung lưới ngụy trang đang
chiến đấu với bọn máy bay kẻ cướp.
Một tụi “thầm sấm” từ phía đất
liền rền rĩ bay ra chúng bay nghiêng ngó xộc xệch đội hình. Vực biết có một con
tàu đã chờ đón chúng. Một thằng giặc bay run rẩy lách mình qua những luồng
lạch. Con tàu bỗng thoắt chồm lên. Lửa như chui từ chân sóng mà vút tới. Con
tàu rẽ phải, ngoặt trái đuổi đánh những thằng giặc đang ngày càng đến đông hơn.
Bọn cướp tiếp tục bổ nhào.
Thằng giặc ban nãy chưa hết hoàng hồn. Có lẽ nó đã bị thương. Cái vệt đen dài ở
sau đuôi cánh đang vẽ trên cao những đường ngoằn ngoèo rắc rối. Như thấy đồng
bọn khó bề chốn thoát, một tên “thần sấm” gấp rút tăng tốc độ, rồi vọt lên cao.
Nó muốn gọi ngay bạn nó đễn cứu nguy cho thằng bạn xấu số. Nhưng cùng một lúc,
những cỗ pháo dụng trên boong tàu đã dồn tên địch vào một tình thế khó xử.
Thằng giặc nham hiểm vừa chui ra từ một đám mây đen, nó đã chạm phải những
luồng đạn bắn rất tập trung. Nó bay tròng trành. Nó không hiểu được vì sao cái
vết xanh trên biển đang đón đầu bắn nó. Nó chỉ còn kịp gầm lên một tiến rồi đâm
sầm vào vách núi.
Vực reo như muốn vỡ lồng ngực:
- Thằng cướp ấy bỏ mạng rồi!
Ngay sau buổi được chính mắt
mình trông thấy trận chiến đấu trên biển của hải quân ta, bà con xóm chài làng
Vân ước ao con tàu chiến thắng ấy sẽ về trú đậu ở bãi biển làng mình.
Và đúng, ước ao đó nay đã trở
thành sự thật. Con tàu chiến thắng ấy lại về, đúng chỗ con tàu 298 đậu mấy
tháng trước. Và sung sướng hơn nữa, con tàu về lần này chính là con tàu mang số
hiệu 205 – con tàu “hồi bão năm xưa” mà bao hình ảnh của nó đã khắc sau vào
lòng bà con hải đảo.
Cả làng Vân vui như mở hội.
Vũng biển làng Vân càng như mở
rộng thêm ra đón lấy những đợt sóng từ mũi tàu 205 đang ríu rít xô vỗ vào bờ.
Những con thuyền lớn, thuyền
nhỏ làng Vân đã chen nhau quay quanh mạn tàu.
Và khi già Muôn nhận ra đồng
chí thuyền trưởng trên tàu 205, thì già không nén được xúc động. Già nói mà như
hét lớn:
- Anh Trí! Ngần ấy năm mong
đợi, cứ tưởng các anh đi mãi! Thủy thủ trên tàu đã khoác tai nhau bước xuống
lòng thuyền. Những nếp áo xanh hải quân chen lẫn những tà áo nâu non, thấp
thoáng trong những khoang thuyền.
Nhìn cảnh tượng ấy thuyền
trưởng Trí bỗng thấy trong lòng phấn chấn lạ thường.
- Làng ta bây giờ nhiều thuyền
quá. Thanh niên cũng đông già nhỉ. – Anh vừa nói vừa bước xuống thuyền.
Già Muôn gật gật mái đầu. Một
giải lưới ngụy trang trên tàu lướt nhẹ trên mặt già. Như nhớ ra một điều gì,
già quay sang thuyền anh Vực nói nhỏ:
- Con vào trong kho của hợp
tác, bảo anh em mang “nó” ra đây. Đi nhanh đi con.
Vực mỉm cười. Anh nhìn già Muôn
rồi đưa mắt ra hiệu cho tiểu đội dân quân chèo thuyền vào bờ.
Anh Trí lúc này đã ngồi trên
mui thuyền. Già Muôn bá vào vai anh. Bàn tay chai sạn của ông già bỗng dưng
chạm phải một vết sẹo lằn trên vai áo của người thuyền trưởng.
Anh bị thương trong trận nào mà
không cho già biết?
Giọng Trí vẫn điềm đạm thân
tình:
- Trận bảo vệ cửa biển sông Mã
già ạ. Hôm ấy tàu 205 bắn rơi tại chỗ 2 thằng “giặc nhà trời”. Vết thương trên
vai tôi chỉ nhẹ thôi. Tôi điều trị ở bệnh viện có hơn chục ngày đã khỏi.
Có tiếng chân bước rầm rầm trên
bãi biển. Già Muôn quay ngoặt lại. Tiểu đội dân quân đang khiêng lưới ra biển.
Duyên khoác súng đi đầu rồi đến anh Vực cùng những chị em khác. Và lúc đoàn
người lội xuống biển bến nước, thì vạt áo nâu non của Duyên đã lẫn vào đám
đông. Già Muôn mỉm cười nói với anh Trí.
- Con cháu Duyên nhà già đang
khiêng lưới ra kia kìa, ngày đó không có anh chắc chắn chẳng còn.
Tự nhiên, người thuyền trưởng
nhớ tới con trai của mình. Anh nói như kể chuyện với già Muôn:
- Năm ngoái trong cuộc họp phâm
đội tôi có được gặp cháu Kiên. Nghe cháu nói chuyện về tấm lưới làng Vân, tôi
rất vui. Tàu 298 là tàu mở đầu chiến công bắn rơi máy bay của toàn phân đội
chúng tôi.
Giọng anh trở nên sôi nổi:
- Cũng từ dạo ấy, nhân dân
quanh đảo đã đan cho chúng tôi rất nhiều tấm lưới: lưới giật trên boong tàu,
lưới chạy theo dọc lan can, lưới treo trên từng cỗ pháo, những tấm lưới ấy đồng
bào quen gọi là tấm lưới làng Vân. Vì tấm lưới của tàu 298 được lấy làm mẫu mà!
Duyên đang chuẩn bị khiêng lưới
lên tàu, thì thuyền trưởng Trí nói với già Muôn:
- Già bảo cháu sang đây chơi.
Già Muôn âu yếm gọi Duyên:
- Con sang bên này, thuyền
trưởng đang gọi con đấy.
Cô gái dân quân thong thả bước
lên sạp thuyền. Cô hơi ngạc nhiên. Hình như cô đã gặp một thủy thủ nào đó cũng
có gương mặt như đồng chí thuyền trưởng này.
Trí cười, khen:
- Cháu lớn quá già nhỉ - Rồi
Trí hỏi Duyên. Năm nay cháu bao nhiêu tuổi rồi?
Duyên hơi bẽn lẽn. Già Duyên dắt
tay con.
- Con trả lời thuyền trưởng đi.
Cái năm bão biển, thuyền trưởng đã cứu con đấy.– Rồi già trả lời hộ Duyên – Năm
nay cháu mười chín.
Trí vỗ nhẹ vào vai Duyên cười
cởi mở:
- Thế cháu kém anh Kiên hai
tuổi.
Mấy anh thủy thủ ngồi chung
quanh bỗng cười rộ lên và nói xen vào:
- Chúng tôi đề nghị hỏi cô gái
làng Vân cho con trai thuyền trưởng đấy. Cậu ta chiến đấu dũng cảm lắm. Đề nghị
thuyền trưởng chấp nhận ý kiến của tập thể.
Duyên đỏ bừng mặt.
Tấm lưới làng Vân đã được xã
đội trưởng Vực cuộn lại trên boong. Trí không dám chối từ. Anh muốn dành tấm
lưới này cho những phân đội khác. Nhưng các mẹ không bằng lòng:
- Mẹ biết lưới của tàu ta vẫn
còn dùng được. Nhưng tấm lưới này dân làng vừa mới đan xong. Các con cứ nhận lấy
cho dân làng vui.
Mẹ Lý cũng thân tình nói:
- Lưới của làng Vân hay lưới
làng nào cũng vậy. Các con bận chiến đấu. Có phải lúc nào cũng qua được đây
đâu. Cứ mang đi mà đánh giặc. Chưa dùng tới thì mang tặng những tàu khác, lo
gì.
Sau
cùng người thuyền trưởng vui lòng nhận lưới… Anh chào các mẹ, bước lên boong
tàu, sau khi một đồng chí báo vụ viên trên tàu đang rẽ đám đông mang tới cho
anh một bản mật điện. Qua hàng chữ số, anh nhận ra một dòng chữ “nhổ neo gấp”.
Con tàu thu neo, nổi còi dõng dạc
chào bến. Dân đao theo nhau hối hả sải chèo vào trong lạch biển. Họ nhìn con
tàu đang ngoặt ra của vịnh. Từ những vị trí pháo, những cột trụ dây nao cho đến
đài chỉ huy cao sừng sững… Ở những nơi đó, những vành mũ sắt, những chiếc khăn
tay đang dơ lên vẫy chào hải đảo. Con tàu đã đi xa rồi, mà tiếng reo trên bãi
biển vẫn còn vang lên thân thiết và lưu luyến mãi.
Vực nhìn con tàu, sôi nổi nói
với mọi người:
Các mẹ, các già ạ. Đây là tấm
lưới thứ hai của làng Vân cùng các anh hải quân đi đánh Mỹ đấy – Rồi anh quay
sang chỗ Ngàn, hỏi: Trong kho ta còn mấy tấm lưới nữa hở cô?
Còn ba chiếc nữa anh ạ!
Thế còn mấy mảng lưới đang đan
dở đã ghép lại chưa?
Ngàn vừa kéo vành nón trong tay
Duyên vừa trả lời anh Vực:
Sớm tối ngày mai. Lúc nào muối
cá xong, bọn xem sẽ ghép anh ạ!
Rồi Ngàn chụm đầu vào Duyên,
tủm tỉm cười, giục:
- Chị Duyên, sao không vẫy nón
chào thuyền trưởng đi! Sắp làm con dâu hải quân rồi mà đối với bố chồng thế à?
Anh Vực nhìn hai chị em, cũng
mỉm cười.
Mọi người trong làng đã đi vào
trong xóm hết. Duyên đi sau cùng. Cô không trông thấy con tàu đâu nữa. Những
bàn tay vẫy, những dải lưới dập dờn quanh mạn tàu đối với cô lúc này sao thân
thiết quá. Bỗng nhiên cô lại vụt nhớ tới người con trai của thuyền trưởng. Cô
buột miệng: “Anh Kiên!”. Duyên chỉ bật ra một tiếng nhỏ thế thôi. Cô tưởng như
mọi người đã nghe thấy được. Lòng Duyên bâng khuâng trong giây phút. Cô nhìn
vào trong xóm. Ngàn đang đi với anh Vực. Hai tay Duyên đưa lên che lấy gương
mặt trái xoan ửng hồng. Rồi cô lại bỏ xuống ngay. Cô lên tiếng gọi Ngàn:
Ngàn ơi! Ngàn ơi, chờ chị với!
Lương Sơn (Hội viên
Hội Nhà văn TP HCM)
Trần Mai Hường gửi
đăng.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ
TPHCM ngày 15/06/2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét