Ngày xưa của mẹ! – Tản văn Nguyễn Thị Hồng (TP Ninh Bình)
Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014
Ngày
26/04/2012
Đêm mùa
hè oi nồng ở quê, có gì thú vị hơn là được trải chiếu ra hè nằm hóng cơn gió
nồm nam bất chợt. Lại được ngắm chị Hằng với khuôn mặt tròn xoe, bầu bĩnh tỏa
ánh sáng dìu dịu khắp nhân gian. Hoặc chí ít cũng được ngắm bầu trời sao lấp
lánh, trong veo không một gợn mây, thi thoảng một ngôi sao vụt bay như tia
chớp: Sao đổi ngôi! Thích nhất là được ngắm ông Thần Nông trong vẻ mãn nguyện
với mùa vàng bội thu.
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Họ tên thật Nguyễn Thị Hồng
Địa chỉ: TP Ninh Bình
SĐT: 0916806346
Email: maithuyduong75@yahoo.com
_____
NGÀY XƯA CỦA MẸ!
Đêm
mùa hè oi nồng ở quê, có gì thú vị hơn là được trải chiếu ra hè nằm hóng cơn
gió nồm nam bất chợt. Lại được ngắm chị Hằng với khuôn mặt tròn xoe, bầu bĩnh
tỏa ánh sáng dìu dịu khắp nhân gian. Hoặc chí ít cũng được ngắm bầu trời sao
lấp lánh, trong veo không một gợn mây, thi thoảng một ngôi sao vụt bay như tia
chớp: Sao đổi ngôi! Thích nhất là được ngắm ông Thần Nông trong vẻ mãn nguyện
với mùa vàng bội thu.
Năm
nào cũng vậy, hè đến, tôi lại cho các con tôi về quê thăm ông bà ngoại ít ngày.
Các con tôi lại lặp lại cái sở thích của tôi hồi bé: Tắt hết điện, trải chiếu
ra hè nằm hóng mát, ngắm trăng! Thằng con trai lớn nằm chống cằm xuống chiếu,
cạnh ngoại. Đứa con gái bé nũng nịu nằm gối đầu lên đùi bà ngoại. Còn mẹ tôi,
vừa phe phẩy chiếc quạt nan vừa xoa lưng cho nó. Và mẹ bắt đầu cái giọng đều
đều như ru ngủ: Ngày xưa… Mà trong câu chuyện của mẹ nào có cô Tấm hay ông bụt,
bà tiên gì. Ấy là mẹ kể cái “ngày xưa” của mẹ. Mỗi cái “ngày xưa “ ấy đã ùa về
từ một miền kí ức khác nhau của mẹ mà các con tôi rất thích. Lần nào cũng như
lần nào, cứ về với ngoại là nó lại đòi hỏi: Ngoại ơi, ngoại kể cho con
nghe “ ngày xưa” của ngoại đi! Rồi vừa nghe ngoại kể chuyện bọn trẻ vừa ngủ
thiếp đi từ lúc nào. Còn tôi thì đã thuộc lảu thuộc làu cái “ngày xưa” ấy vì nó
cũng chính là kí ức của tuổi thơ tôi.
Ngày
đó, bố tôi đi bộ đội, mẹ một mình với năm chị em tôi. Đói lắm, khổ lắm! Mẹ tần
tảo làm đủ mọi nghề mà vẫn không đủ cơm cho mẹ con tôi ăn no ngày hai bữa. Mẹ
muốn chạy chợ buôn bán nhưng mẹ không có nổi một chiếc xe đạp (mà mẹ cũng chẳng
biết đi xe đạp nữa cơ) chứ nói gì đến xe máy hay ô tô như bây giờ. Vì vậy, để
đỡ vất vả gánh bộ, mẹ đã chung vốn với bác Thanh, bạn thân của mẹ, sắm một cái
thuyền nhỏ. Thế là mẹ hành nghề: Đi chợ thuyền! Mẹ thường lên miền ngược mua
hàng về chợ quê để bán. Hàng hóa của mẹ cũng phong phú vô cùng, nào là ngô,
khoai, sắn… bất cứ thứ gì có lời là mẹ mua về bán, nhưng chủ yếu vẫn là củi.
Mỗi chuyến mẹ đi khoảng hai ngày, ấy là khi đắt hàng, còn nếu ế hàng thì phải
lâu hơn. Trước khi đi, bao giờ mẹ cũng phân công công việc ở nhà cho chị em
tôi. Ngày đó tôi còn bé tí tẹo nên chẳng phải làm gì cả lại còn được anh, chị
nhường cho phần cơm trắng. Còn các anh chị phải ăn cơm “độn” với khoai, sắn
khô. Mỗi khi mẹ lỡ chuyến hàng thì thật khổ cho chúng tôi. Vì nhớ mẹ đã đành,
lại vì số gạo mẹ dự trù cho những ngày mẹ vắng nhà đã hết. Vậy là bữa cơm của
chị em tôi chỉ toàn sắn là sắn. Nào là sắn thái “con toán” phơi khô nấu lên như
cơm, nào là sắn khô giã nhỏ, giây mịn, nhào bột, viên thành từng viên nấu lên
gọi món là “sắn lùng’ mà chỉ cần ăn đến viên thứ năm là đã ngán đến tận cổ thì
làm sao mà no bụng được… Đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được cái mùi sắn
lùng trứ danh ấy.
Đắp
đổi qua ngày, mẹ đi chợ thuyền được mấy năm thì mẹ nghỉ. Mẹ nói rằng cứ để chị
em tôi nheo nhóc ở nhà như thế mẹ không yên tâm chút nào. Vả lại còn phải lo
việc học hành cho chúng tôi nữa chứ. Vậy là mẹ lại sắm một cái riu và chuyển
sang nghề riu tép và vẫn “cộng tác” với bác Thanh, bạn mẹ. Tuy làm công việc
này, mẹ ít phải xa chúng tôi nhưng lại khiến mẹ vất vả hơn việc Đi chợ thuyền.
Mỗi ngày mẹ và bác Thanh phải dậy từ hai đến ba giờ sáng ra sông Hoàng Long,
chọn những vùng có nhiều rong rêu để bắt đầu công việc của mình (tất nhiên với
kinh nghiệm và con mắt của một nông dân thực thụ thì mẹ biết rõ nơi nào là nơi
có nhiều tép trú ngụ). Mẹ tính thời gian sao cho riu đến khoảng tờ mờ sáng là
mẹ đã có một rổ tép để kịp bán vào phiên chợ sáng. Dù nắng hay mưa, dù nóng đổ
mồ hôi hay rét cắt da cắt thịt thì mỗi ngày mẹ cũng phải ngâm mình trong nước
ba đến bốn tiếng đồng hồ như vậy. Sau mỗi phiên chợ, mẹ đều không quên mang về
cho tôi khi thì mấy ả niềng niễng bóng nhẫy, đen sì. Khi thì mấy anh gọng vó
gầy trơ xương, chân cẳng dài nghêu, khua kháo trước mặt như trêu ngươi… để tôi
góp với bọn trẻ con hàng xóm chơi đồ hàng. Và đặc biệt thích thú là thể nào
cũng có mấy bác cà cuống béo mũm, thơm lừng làm bữa ăn của mẹ con tôi thêm ấm
áp!...
Từ
khi mẹ chuyển sang nghề riu tép thì mấy chị em tôi tối nào cũng được cùng mẹ
trải chiếu ra hè nằm hóng mát và ngắm trăng, sao. Lúc này tôi huyên thuyên hỏi
mẹ đủ thứ chuyện.
Tôi
nói:
-
Khi nào bố về, mẹ đừng đi làm mà ở nhà với con cả ngày mẹ nhé!
-
Sư bố cô, tôi ở nhà cả ngày thì cô lấy gì mà ăn?- Mẹ nói.
Mặc
dù lúc đó tôi chả hiểu gì nhưng cũng không dám đòi hỏi thêm.
Mỗi
lần mẹ rên rỉ nhờ tôi bóp chân, bóp vai cho mẹ, tôi ngạc nhiên:
-
Sao mẹ lại đau nhiều chỗ thế, mẹ vẫn đi làm được cơ mà? À, con biết rồi, tại
bây giờ mẹ mới có thời gian nên nó mới đau phải không mẹ?...
Mẹ
cốc nhẹ vào đầu tôi rồi ôm tôi vào lòng, một cái gì đó nong nóng rơi vào trán
tôi, chảy dài xuống má, xuống cằm tôi…
Ôi,
cái “ngày xưa’ của mẹ còn dài lắm, nhiều lắm. Đến nỗi, mỗi lần về thăm ngoại,
các con tôi lại được nghe một cái “ngày xưa” khác nhau của ngoại mà không biết
chán. Thậm chí, khi trở về nhà chúng còn kể chuyện “ngày xưa” của ngoại cho các
bạn của chúng nghe. Tôi còn không tin được rằng khi cô giáo kể chuyện cổ tích:
“Ngày xưa, có một gia đình nông dân nọ, sinh sống bằng nghề mò cua, bắt ốc…” Cô
giáo chưa dứt lời nó đã nói đầy vẻ tự hào: Thưa cô, ngày xưa ngoại con cũng
sống bằng nghề mò cua bắt ốc ạ!
Bây giờ thì tôi đã hiểu, vì sao các con tôi
luôn hào hứng được trở về với “ ngày xưa” của ngoại. Chính cái “ ngày xưa” ấy
đã khơi dậy trong lòng chúng niềm xúc cảm chan chứa nơi sâu thẳm tâm hồn trẻ
thơ!
Riêng
tôi chỉ biết rằng, chính cái “ngày xưa” ấy của mẹ, đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi,
đã luôn đồng hành cùng tôi trên mỗi chặng đường đời gian khó.
Con
cảm ơn mẹ, cảm ơn “ngày xưa” của mẹ nhiều lắm!
Ninh Bình, 24/4/2012
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 19/12/2014
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP.Ninh Bình ngày 26/04/2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét