Cái tôi vui sống trong “Hoa đồng nội” – Bài viết Đình Phương
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015
Chủ
Nhật, 24/03/2013
Có
người coi thơ là một cõi linh thiêng, thoát tục, lại có người coi thơ là những
gì rất đời thường… Với tôi, thơ là sự chưng cất kỉ niệm, kinh nghiệm sống, cảm
xúc đạt đến độ thuần khiết rất riêng. Một cái tôi khác và giống cái tôi đời
thường được thể hiện trên trang giấy trắng. Mỗi cái tôi trong thơ thường có
những đặc điểm riêng để người đọc phát hiện, nhận ra. Đây là “khuôn mặt” mà mỗi
nhà thơ cần phải có hoặc cố gắng đạt đến.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nguyễn Thu Mát
Họ tên Nguyễn Thị Thu Mát
Hội viên Hội VHNT Đông Triều - Quảng Ninh.
ĐC: Khu Cầu Đất, xã Đức Chính, huyện Đông Triều, QN
ĐT: 0989 562 326
Email: hoatrang8129@yahoo.com.vn
_____
Họ tên Nguyễn Thị Thu Mát
Hội viên Hội VHNT Đông Triều - Quảng Ninh.
ĐC: Khu Cầu Đất, xã Đức Chính, huyện Đông Triều, QN
ĐT: 0989 562 326
Email: hoatrang8129@yahoo.com.vn
_____
CÁI TÔI VUI SỐNG
TRONG HOA ĐỒNG NỘI
Có
người coi thơ là một cõi linh thiêng, thoát tục, lại có người coi thơ là những
gì rất đời thường… Với tôi, thơ là sự chưng cất kỉ niệm, kinh nghiệm sống, cảm
xúc đạt đến độ thuần khiết rất riêng. Một cái tôi khác và giống cái tôi đời
thường được thể hiện trên trang giấy trắng. Mỗi cái tôi trong thơ thường có
những đặc điểm riêng để người đọc phát hiện, nhận ra. Đây là “khuôn mặt” mà mỗi
nhà thơ cần phải có hoặc cố gắng đạt đến.
Tôi
đến với tập thơ Hoa đồng nội (NXB Hội Nhà văn, quý IV năm 2012) của tác giả
Nguyễn Thu Mát để trải nghiệm những cảm xúc đan xen nhau trong tập thơ ngắn vỏn
vẹn gần trăm trang. Đọc một mạch không ngừng từ bài Hoa đồng nội đến bài Người
chiến sĩ năm xưa. Cuộc phiêu lưu hấp dẫn để nhận ra cái tôi riêng xa lạ từ con
người chưa quen biết.
Đầu
tiên tác giả dẫn chúng ta về chính vùng quê lúa Đông Triều của mình. Một vùng
quê trù phú, cảnh vật tươi đẹp, tình người thắm đẵm. Chúng ta, người đọc, người
nghe không khỏi giật mình bởi những câu thơ khắc sâu vào tâm khảm như:
“...Mỗi tên gợi những xa xôi/ Thuở hồng hoang
với lở bồi dòng sông/ Quê hương đẹp những cánh đồng/ Cào cào đạp cánh bay trong
ráng chiều…”. (Đồng làng). Hay: “Sông làng gội tóc hàng cây/ Những đêm trăng
sáng, sao đầy ngọn tre…”. (Nhớ quê). Hoặc: “Vọng phu hoá đá chờ chồng/ Thơ em hoá đá mênh mông nỗi buồn”.
(Chiều buồn).
Thứ
nữa tác giả đưa ta đến quá khứ. Để chúng ta lại trong cái thời “Hoa đỏ”, thời
mà tình yêu gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Chia tay mà chẳng
biết bao giờ sẽ gặp lại. Là một thoáng giây nhớ cồn cào cái ngày tưởng đã rất
cũ mà không cũ. Ký ức tưởng ngủ quên kia mà vẫn chong chong thức, lúc nào cũng
đau đáu trong tim:
“Nhắn về nơi ấy xa xôi/ Tình em theo cánh
chim trời tới anh”. (Gửi tình em tới cùng anh). Và: “Em ước gì được ở bên anh/ Trong những ngày khói lửa chiến tranh...”.
(Tặng anh người chiến sĩ năm xưa).
Cuối
cùng, ngoài cảm xúc đến từ quê hương, đất nước, từ thời quá khứ chinh chiến xa
xăm là cảm xúc đến từ cuộc sống thường nhật của tác giả. Cuộc sống của một cô
giáo, tình yêu, niềm vui, nỗi buồn thường nhật được ghi lại bằng những câu thơ
giản dị. Trong từng giây phút sống tác giả đã sống hết mình, yêu, dâng hiến hết
mình:
“Ngày xưa còn thơ ngây/ Con tập làm cô giáo/
Lớp học là vườn cây/ Than đen thay phấn trắng…”. (Con là cô giáo).
Hay:
“...Một mai em sẽ nhớ/ Những đêm rừng gội
sương”. (Em đi dạy bổ túc).
Trở
lại với mục đích đặt ra từ đầu, vậy cái tôi của tác giả Nguyễn Thu Mát trong
tập thơ in riêng, đầu tay Hoa đồng nội này là gì? Tôi nghĩ đó là một cái tôi
mong manh với đầy ăm ắp niềm vui sống. Tác giả có buồn đấy, sầu đấy mà không bi
quan. Trong từng câu thơ vẫn toát lên một chân trời đầy nắng ấm. Đúng như chị
đã viết ngay từ những câu thơ đầu tiên trong tập thơ, là bài thơ được đặt tên
cho cả tập: “Bông hoa đồng nội là chi nhỉ/ Sao lại dùng hoa ví với em…?”. Hay
như Đỗ Văn Luyến, người giới thiệu tập thơ này nhận xét: “...Có thể qua sắc
hương mộc mạc, gần gũi của Hoa đồng nội mà phần nào nhẹ bớt gánh nặng kiếp
người”!
Nguyễn Thị Thu Mát gửi đăng
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 24.3.2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Quảng Ninh ngày 24/03/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét