Home
» Lý luận phê bình
» Phạm Ánh, từ “Lối cũ” đến “Hạt phù sa”… – Tiểu Luận Mang Viên Long (Thị xã An Nhơn BĐ)
Phạm Ánh, từ “Lối cũ” đến “Hạt phù sa”… – Tiểu Luận Mang Viên Long (Thị xã An Nhơn BĐ)
Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015
Ngày
23/05/2014
Từ “Lối
Cũ” đến “Hạt Phù Sa” cách xa một chặng đường năm năm, nhưng dòng xúc cảm và
ngôn ngữ thơ Phạm Ánh chưa có những đổi thay cần thiết. Vẫn giữ một dòng thơ
chân phác, trong sáng, êm đềm - theo “lôi cũ”, tuy đã có chuyển biến trong từng
“hạt phù sa” góp nhặt, nhưng chưa tạo được ấn tượng sâu đậm! Có nghĩa là Phạm
Ánh chưa quyết tâm đoạn lìa cái cũ, để tiến về phía trước, trên con đường có
nắng gió trời mây mới mẻ.
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Phạm Ánh
Địa
chỉ: 103- Phan Bội Châu – TP. Qui Nhơn – Bình Định
Email: phamanh_hvn@yahoo.com.vn
_____
PHẠM ÁNH, TỪ “LỐI CŨ”
ĐẾN “HẠT PHÙ SA”…
Tập
thơ “Lối Cũ” của Phạm Ánh được xuất bản năm 2004 (Nhà XB Đà Nẵng), năm anh đã
39 tuổi; mặc dầu Phạm Ánh đã làm thơ từ rất lâu trước đó, có góp mặt trong hai
tác phẩm in chung vào các năm 2002 và 2003.
“Lối Cũ” tập hợp 40 bài thơ, có chung một dòng
sáng tác hướng về “quê hương - xóm nhỏ - vườn cũ - nhớ trường xưa - bến xưa -
chiếc nón - hồn quê - sau bờ tre (…)” được viết từ năm 1987. Với hồn thơ chơn
phác, bình dị, nhưng thâm trầm, sâu lắng - Phạm Ánh đã chân tình ghi lại những
xúc cảm khó mờ phai của một thời thanh xuân nơi quê nhà dấu yêu; đã tạo được sự
đồng cảm dễ dàng nơi người đọc.
Khi
“Hương Quê” đã “hóa hương lòng” thì quê hương đã là máu thịt:
“(…) Ôi hương quê
Đã hóa hương long
Dịu ngọt nước dừa
Mặn nồng muối biển”
Và
sự nhớ thương ngày càng thêm se thắt, khôn nguôi, trong tâm hồn nặng tình:
“(…) Phù cát quê tôi mưa nắng vơi
đầy
Lối nhỏ đi về nối dài nổi nhớ
Hạt cát long lanh nặng tình xứ sở
Lặng lẽ bên lòng tiếng mẹ đưa nôi (…)”
Những
bóng hình của quê nhà, từ “lối nhỏ, vườn cũ, trường xưa, bến nước”, cho đến “bóng
chiều, sương chiều, nắng nghiêng, chiều mưa, chiều xóm vắng(…)”- tất cả đều đã
được Phạm Ánh ghi lại trong thời khắc “trở về” với kỷ niệm, cùng sự nhạy cảm
tinh tế, rất êm đềm:
“(…) Tôi tìm về trong ký ức quê
hương
Dòng mương nhỏ chở giùm tôi nổi nhớ
Xin róc rách đôi lời to nhỏ
Lặng lẽ tình ngày tháng xa xôi!”
Nhớ
về “Lối Cũ” là nhớ về ký ức yêu thương đã hằn in qua bao năm tháng thăng trầm:
“Em qua lối cũ ngày xưa
Tóc mềm mượt nắng đầu mùa quê tôi
Mắt em trong cả mây trời
Tôi thương mầu nắng trên môi thẹn
thùng
(…) Tôi về lối cũ em qua lối nào
Chòng chành sóng nước bờ ao
Người xưa lối cũ nôn nao một mình!”
Bắt
nguồn từ tình người, tình đất- Phạm Ánh bước vào tình yêu khẻ khàng, lặng thầm,
đau đáu một nổi nhớ vời xa, cách trở khi “Nắng Trổ Bông”:
“Nhớ em mười năm trước
Như con suối mùa xuân
Lững lờ soi bóng lá
Xanh vào tôi trong ngần (…)”
Nhà
thơ đã thì thầm tâm sự, “Sẻ Chia”:
“Là sương một nửa không đầy
Là trăng một nửa hao gầy mái hiên
Là em một nửa ưu phiền
Là tôi một nửa nổi niềm bóng khuya (…)”
Bốn
mươi bài thơ trong “Lối Cũ” là 40 điệp khúc yêu thương dành cho quê nhà, người
thân, người yêu, của một thời dĩ vãng được sống lại trong tâm khảm nhớ nhung.
Tập thơ “Hạt Phù Sa” (nhà XB Hội Nhà Văn - năm 2009) tiếp nối dòng xúc xảm ấy
sau năm năm.
Trong
“Đất Quê” nhà thơ đã tâm sự:
“(…) Từ rạ rơm đất cát nắng mưa
Tôi lớn lên như cây khế cây dừa
Trong ký ức tôi
Mái tranh xưa
Lặng thầm bao lời ru con trẻ
Tiếng người xưa
Tiếng ca dao
Còn lan tỏa nơi bờ tre ruộng lúa (…)”
Và “Phù
Cát” quê nhà:
“Vẫn là cát trắng nắng hanh
Thâm tình cội rể mà thành thiên thu
Núi non cũng hóa Vọng phu
Suối sông cũng đượm lời ru mẹ hiền (…)”
Ở đó còn có rất nhiều điều khó quên, như cái “Giếng
Quê” là “mạch ngầm của đất nuôi người chân quê”:
“Gáo dừa mỗi gáo một hơi
Giếng quê tôi uống mấy đời vẫn trong
Như khúc nôi mãi ngọt long
Từ ngàn xưa mãi vô cùng mai sau (…)”
Nhất
là bóng dáng những người thân yêu đã một đời tần tảo hy sinh cho ngày mai của
đàn con trưởng thành. Và hình ảnh người mẹ, “Lòng Mẹ” đã được Phạm Ánh khắc ghi
khá sinh động, sâu sắc:
“(…) Mẹ thương con cả đời thầm
lặng
Chuyện thường ngày tấm áo chén cơm
Những lúc con đau những lúc con buồn
Mẹ thao thức khi vầng trăng đã ngủ
(…)”
Có
thể gặp trong “Hạt Phù Sa” rất nhiều hoài niệm, về tình người, tình đất - từ “đất
quê, giếng quê, trường xưa, bến sông, xóm tôi, rạ rơm (…)” cho đến “Tiếng Dế”:
“Vườn quê thơm hương đất
Réo rắc sau cơn mưa
Dế hát bài cỏ ngọt
Đã thành lời của đêm (…)”
Từ “Lối
Cũ” đến “Hạt Phù Sa” cách xa một chặng đường năm năm, nhưng dòng xúc cảm và
ngôn ngữ thơ Phạm Ánh chưa có những đổi thay cần thiết. Vẫn giữ một dòng thơ
chân phác, trong sáng, êm đềm - theo “lôi cũ”, tuy đã có chuyển biến trong từng
“hạt phù sa” góp nhặt, nhưng chưa tạo được ấn tượng sâu đậm! Có nghĩa là Phạm
Ánh chưa quyết tâm đoạn lìa cái cũ, để tiến về phía trước, trên con đường có
nắng gió trời mây mới mẻ. Tôi rất mong Phạm Ánh (và nhiều người làm thơ khác)
hãy “phiêu lưu”, nổ lực vượt qua cái “lối cũ” của chính mình, hãy “làm khó”
mình hơn, hãy buông bỏ cái dễ dãi sáo mòn; để có một quê nhà, với “đất trời,
xóm làng, trăng sao, sông nước, bến xưa (…)” khác, với cảm nhận tươi mới, hiện thực
hơn - để đạt đến sự sáng tạo cần có trong nghệ thuật, ngày mỗi đổi mới! Đó
chính là điều cần nói ở một người cầm bút…
Phạm Ánh gửi đăng.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 16/10/2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Qui Nhơn BĐ ngày 23/05/2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét