Nhớ mùa dâu dâu Hạ Châu – Tạp văn Nguyễn An Bình (Cần Thơ)
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015
Ngày
15/08/2013
“… gia
đình ông Bảy lấy cái tên Hạ Châu đặt cho nó. Tên nầy có ý nghĩa là giống dâu
được trồng ở miền hạ châu thổ sông Cửu Long đó… - Dâu Hạ Châu có thể cho trái
ba vụ một năm: vụ nghịch mùa chín vào tháng 5 âl, vụ mùa chín vào tháng 8 âl,
vụ muộn chín vào tháng 11 âm. Các chú vào chơi đúng vào vụ mùa của nó đấy. Dâu
Hạ Châu trồng chừng 5 năm thì cho trái. Đặc biệt là càng lâu năm, cây càng cao
lớn, cho càng nhiều trái, mùi vị càng thêm thơm ngọt, đậm đà, nên tụi tôi
thường gọi cây dâu Hạ Châu là loại cây không biết già”
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nguyễn An Bình
Tên
thật Lương Mành
Sinh
ngày 21-06-1954 tại An Bình Cần Thơ
Tốt
nghiệp Đại học sư phạm Văn
Chổ
ở hiện tại: Q.Ninh Kiều TP Cần Thơ
ĐT:
0909697644
Email: luongmanh2106@gmail.com
_____
NHỚ MÙA
DÂU HẠ CHÂU
Bạn
tôi, Việt kiều Mỹ mới về thăm quê sau hơn 30 năm ở xứ người. Hồi còn ở Việt Nam
đi học chung tôi và nó thân nhau nhất, chẳng là tôi và nó đều có máu văn nghệ
thích làm thơ thẩn, thường gởi bài đăng báo ở Sài gòn. Mỗi lần có bài đăng
thích lắm, mua báo về cắt dán vào một cuốn sổ lâu lâu lật ra xem. Lên đại học
tôi thi vào sư phạm còn nó học luật. Sau giải phóng nó và gia đình theo ghe
đánh cá của người cô vượt biên ra nước ngoài rồi định cư ở Mỹ. Mất liên lạc
nhiều năm, tôi cũng đổi chổ ở mấy lần, vậy mà tháng vừa rồi không biết nó lần
ra số điện thoại của tôi từ đâu điện cho tôi hay tháng sau sẽ về Việt Nam. Gặp
nhau mừng đến phát khóc.
Những
ngày ở Cần Thơ đi lòng vòng thăm viếng những người bạn cũ, thầy cô, tổ chức vài
buổi tiệc tùng chiêu đải bạn bè thân bằng quyến thuộc, chẳng có gì vui chơi bạn
lại đâm ra buồn định làm một chuyến du lịch ra bắc theo tuor của các công ty du
lịch tổ chức thường xuyên mỗi tháng một vài lần, tôi nói với bạn mùa nầy là mùa
dâu Hạ Châu vào vụ, thôi thì vào Phong Điền trước ghé làng du lịch sinh thái Mỹ
Khánh vui chơi một chút, sau thăm chợ nổi rồi tham quan vườn trái cây Phong
Điền luôn thể. Bạn có vẻ thích thú lắm. Tôi hỏi bạn thích đi đường sông hay
đường bộ. Đường sông thì ra bến Ninh Kiều có tàu của công ty du lịch đưa đi, vì
là tàu nhỏ phải bao trọn gói mới được, lộ trình của tàu du lịch sẽ theo nhánh
sông Cần Thơ qua chợ nổi Cái Răng, tới
làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh rồi đến chợ nổi Phong Điền, vườn trái cây, tàu
sẽ chờ, hẹn giờ ra tàu sẽ đón về, còn đường bộ thì chỉ cần một chiếc honda là a
lê hấp “ngựa phi đường xa” ngay. Bạn thích đi đường bộ hơn vì cho rằng tự do
hơn, muốn dừng chân lúc nào cũng được lại chủ động về thời gian ra về, tôi cũng
đồng ý với quan điểm của bạn, thế là cả hai đèo nhau trên chiếc honda chạy theo
đường quốc lộ 1, tới gần dốc cầu Cái Răng tẻ xuống đường hương lộ chạy cặp theo
sông Cần Thơ về Phong Điền.
Hơn
chục năm nay, khi phong trào du lịch khắp nơi phát triển thu hút khách khắp nơi
đến tham quan địa phương, làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh Cần Thơ cũng hình thành. Nơi đây cung cấp cho
khách du lịch những món ăn đặc sản của vùng sông nước Nam bộ, những cuộc thăm
thú vườn trái cây mùa nào thức ấy, thưởng thức vọng cổ đờn ca tài tử, ăn uống
cắm trại dã ngoại… Tuy có phát triển nhưng không chưa thật sự thu hút sự trở
lại của du khách nhất là du khách nước ngoại. Tôi và bạn đi loanh quanh đôi
chút, ngồi kêu hai ly cà phê, ngắm du khách ra vào tham quan một hồi rồi lại
lên xe chạy vào Phong Điền.
Huyện
Phong Điền từ lâu nổi tiếng với khu chợ nổi, không biết nó hình thành từ bao
giờ, muốn bán thức gì người ta cứ treo sản phẩm đó lên một cây tre cao gọi là
cây bẹo (có lẽ xuất phát từ chữ bẹo hình bẹo dạng đó chăng?) mà chẳng cần rao
mời gì cả, khách chỉ cần nhìn vào những vật treo trên cây bẹo là biết ghe xuồng
đó bán thức gì. Hàng hóa không chỉ là sản vật địa phương mà nó có nguồn gốc tứ
xứ từ mật ong, ba khía, chiếu ở Cà Mau Năm Căn, rùa rắn ở Ngã Bảy Phụng Hiệp,
đường thốt lốt, mắm lóc ở Châu Đốc, thậm chí bồn chậu, đồ gốm, trái cây miệt
Lái Thiêu, Bình Dương cũng về đây góp mặt trong đó có một loại trái cây mà sau
nầy trở nên nổi tiếng cắm rể ở xứ nầy đó là dâu Hạ Châu. Ngày xưa khi còn đi
học những ngày cuối tuần chúng tôi thường đèo nhau trên chiếc xe đạp, hai đứa
một chiếc, vào đây chơi vì có nhà người bạn gái học cùng lớp. Thuở ấy lên cấp 3
học sinh trường huyện phải lên thành phố học nên lớp chúng tôi gần như có mặt
đầy đủ học sinh các huyện từ Thốt Nốt, Ô Môn, Phụng Hiệp, Phong Điền… Trong chợ
ở khu vực bán trái cây vào đúng vụ dâu Hạ Châu đang thu hoạch trái nên chúng
tôi dễ dàng nhìn thấy sạp hàng nào cũng treo những chùm dâu lúng liếng trắng
ngà mọng nước hay bày trên những sạp nia chồng chất trông rất hấp dẫn. Thấy
chúng tôi sáp lại gần quầy hàng cô chủ sạp còn trẻ xem cũng rất có duyên vội
chào hỏi và lấy một chùm dâu cho chúng tôi nếm thử.Trái dâu Hạ Châu to như
trứng gà tre, khi chín trái dâu có màu xanh lợt hoặc ngả sang màu trắng ngà
vàng tươi, vỏ mỏng hơn loại dâu da bình thường, chùm trái hơi thưa nhưng múi
dâu ăn vào có vị ngọt thanh hơi chua nhẹ dễ kích thích vị giác của người thưởng
thức. Tôi cũng thường ăn nên không lấy gì làm ngạc nhiên, chỉ có thằng bạn tôi
xa quê hương mấy chục năm nên khi đưa chùm dâu cho nó ăn thử, nó hơi nhăn mặt
ngần ngại, tôi nghĩ chắc nó nhớ loại dâu da trái xanh, vỏ dầy cui ăn chua lè
ngày xưa thường bán ở cổng trường lúc còn đi học ấy mà.Tôi bảo nó: ăn thử đi
xem sao. Bạn lấy một trái, lột vỏ đưa múi dâu vào miệng cắn nhẹ, vị ngọt thanh,
có mùi thơm, hơi chua nhẹ làm bạn cảm thấy dễ chịu, thích thú. Bạn nhìn tôi mỉm
cười, gật nhẹ đầu tỏ ý bảo được đấy. Tôi nhờ cô chủ hàng cân cho hai ký. Trả
tiền xong tôi hỏi cô xem có vườn dâu nào có thể đến tham quan được không, Cô
chủ hàng nhìn chúng tôi tươi nét mặt:
-
Hai anh muốn thăm vườn dâu à? Vậy đến vườn nhà em đi. Em cũng định về nhà lấy
hàng đem ra bán, hai anh theo em đi, ba mẹ em hiếu khách lắm, nhiều khách đến
tham quan vườn dâu nhà em lắm, đừng ngại.
Thấy
sự nhiệt tình của cô gái, hai chúng tôi gật đầu đồng ý.Cô gái kêu người em trai
đến trông hàng, cầm nón lá đi xuống bến sông, tôi và bạn đi theo. Cô gái chèo
xem ra rất thành thục, vừa chèo cô vừa nói:
-
Vườn nhà em không xa lắm đâu, vào con rạch chổ cây cầu Phong Điền khoảng hai
cây số là tới hà.
Trên
đường về nhà, biết chúng tôi là người ở xa tới, cô gái vui vẻ bắt chuyện nói về
giống dâu Hạ Châu. Nghe kể lại người có công gầy dựng giống dâu nầy ở Phong
Điền là cha ông Lê Quang Bảy. Thuở ấy khoảng năm 1960-1962 gì đó, cha ông Bảy
trong một lần đi chợ nổi gặp một ghe thương hồ chở loại dâu ở tận miệt Lái
Thiêu, Bình Dương xuống bán.Thấy lạ cha ông nếm thử thấy ngon khác hẳn với
giống dâu chua địa phương nên mua về để gây giống. Sau nhiều lần trồng, tuyền
lựa, cha ông đã chọn được một cây đầu dòng cho trái thơm ngon, năng suất cao,
rồi nhân giống phát triển cho đến ngày nay. Vườn dâu nhà cô cũng lấy từ giống
của cây đầu dòng đó.
Anh
bạn tôi hơi thắc mắc:
-
Sao gọi là dâu Hạ Châu? giống như cây du nhập từ Trung Quốc quá vậy?
Cô
gái cười trả lời:
-
Không phải giống của Trung Quốc đâu. Em nghe ba em nói trước kia loại dâu nầy
có tên là dâu miền dưới, nhưng từ khi loại dâu nầy được thị trường chấp nhận và
ưa chuộng, để quảng bá cho sản phẩm có một thương hiệu trên thị trường, khoảng
năm 2000, các nhà khoa học ở Viện cây ăn quả miền Nam về đây được ăn trái dâu
nầy thấy ngon đề nghị đặt cho nó cái tên để phân biệt với giống dâu khác, nên gia
đình ông Bảy lấy cái tên Hạ Châu đặt cho nó. Tên nầy có ý nghĩa là giống dâu
được trồng ở miền hạ châu thổ sông Cửu Long đó.
Bạn
tôi à ra vẻ hiểu. Mãi nói chuyện đến nhà hồi nào không hay. Cô gái tấp ghe vào
bến, cầm mái chèo và cột dây ghe vào cái cọc cho nó đừng trôi, mời chúng tôi
lên bờ, vừa đi vừa nói lớn:
-
Ba mẹ ơi, có khách đến tham quan vườn nhà mình nè.
Đón
tiếp chúng tôi là một lão nông dáng vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Ông mời chúng tôi
vào nhà uống nước, nhưng thấy ý chúng tôi háo hức muốn tham quan vườn dâu luôn
nên ông vui vẻ dẫn chúng tôi ra vườn luôn. Dâu đang mùa cho trái chín rộ, cả
một vườn dâu là một màu vàng rực, mát mắt trông rất dễ chịu.Từng chùm dâu trổ
từ gốc tới ngọn, ở cả những nhánh cành, chổ nào cũng là dâu. Dâu được trồng
trên những bờ liếp theo hàng, thẳng tắp. Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan vườn
dâu, chú Sáu Hậu- ba của cô gái- vừa giải thích cho chúng tôi nghe một số đặc
tính của giống dâu Hạ Châu:
- Các
chú biết không giống dâu nầy là loại cây đơn tính, cây đực và cây cái riêng
biệt, nên lúc trước cứ trồng mười cây cái phải trồng xen một cây đực thì tỉ lệ
đậu trái mới cao, nhà vườn phải mất một số diện tích, tốn công chăm sóc cây đực
mà chẳng thu nhập được gì. Ngày nay nhờ kinh nghiệm tụi tôi có thể ghép cành
của cây dâu đực lên trên một nhánh của cây dâu cái mà vẫn cho năng suất cao,
không phải tốn đất để trồng cây dâu đực, giảm chi phí và công sức chăm sóc
nhiều lắm.
- Thế
lúc nào nó cho trái hả chú?
- Dâu
Hạ Châu có thể cho trái ba vụ một năm: vụ nghịch mùa chín vào tháng 5 âl, vụ
mùa chín vào tháng 8 âl, vụ muộn chín vào tháng 11 âm. Các chú vào chơi đúng
vào vụ mùa của nó đấy. Dâu Hạ Châu trồng chừng 5 năm thì cho trái. Đặc biệt là
càng lâu năm, cây càng cao lớn, cho càng nhiều trái, mùi vị càng thêm thơm
ngọt, đậm đà, nên tụi tôi thường gọi cây dâu Hạ Châu là loại cây không biết
già.
Nói
đến đây chú Sáu Hậu cười với vẻ thích thú, ngừng một lát chú nói tiếp:
- Dâu
Hạ Châu có mùi vị đặc trưng riêng của nó: ngọt thanh, chua nhẹ và có mùi thơm
dịu. Quả dâu khi chín thường có màu vàng nhạt hay trắng ngà, vỏ mỏng không dầy
như giống dâu da cũ. Buồng trái dài, hơi thưa quả to sáng trắng đẹp. Nếu trúng
mùa một chùm trái sai có thể nặng cả ký, còn thường thường khoảng 3 hay 400 gam
thôi.
Chúng
tôi trở vô nhà cũng vừa đúng lúc cô con gái chú Sáu Hậu sắp xếp xong mấy giỏ
dâu Hạ Châu xuống ghe. Chúng tôi xin phép theo ghe của cô gái về luôn cho tiện
đường. Chú Sáu Hậu thân tình mời chúng tôi ở lại dùng cơm rồi cho người đưa về
sau. Cô gái cũng đề nghị chúng tôi ở lại cho cha cô vui, nhưng chúng tôi cảm
thấy bất tiện đành kiếm lời từ chối ra về.
Ngồi
trên ghe cô gái chèo ra chợ, tiếng mái chèo khua nhẹ trong dòng nước hòa lẫn trong
không khí phảng phất mùi dâu chín thơm nhẹ làm tôi và anh bạn bỗng nhìn nhau.
Cả hai chúng tôi đều chợt nhớ đến người bạn gái học chung cấp 3 năm xưa quê ở
Phong Điền, không biết còn ở đây hay lưu lạc phương nào.
Mùa dâu Hạ Châu 2013
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 24/11/2015
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Cần Thơ ngày 15/08/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét