Home
» Lý luận phê bình
» Góp thêm một cách hiểu câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”/ – Bài Dương Hiền Nga (Hà Nội)
Góp thêm một cách hiểu câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”/ – Bài Dương Hiền Nga (Hà Nội)
Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016
Góp
thêm một cách hiểu câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” trong bài thơ “Đây
thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử – Bài Dương Hiền Nga (Hà Nội)
Ngày
14/04/2011
Trong
thời gian qua, đã có rất nhiều bài viết trao đổi về câu thơ “Lá trúc che ngang
mặt chữ điền” trên mặt báo. Để trả lời câu hỏi “mặt chữ điền” là gương mặt của
ai? Mặt cô gái hay chàng trai, cho đến này dường như vẫn chưa thật ngã ngũ một
cách thỏa đáng. Theo tôi, nên đặt câu thơ và chỉnh thể nghệ thuật Đây thôn Vĩ
Dạ để xem xét sẽ thấy đây là câu thơ tả
cảnh thôn Vĩ chứ không phải tả mặt
người.
Thông tin: (VanDanViet)
Tác giả Dương Hiền Nga
Họ tên thật Dương Hiền Nga
F.201, B4/ 189 Thanh Nhàn,
P. Quỳnh Lôi, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Mobile: 0917 331 221
Email: hiennga.yenbai@gmail.com
_____
GÓP THÊM MỘT CÁCH HIỂU CÂU THƠ “LÁ TRÚC CHE NGANG MẶT CHỮ ĐIỀN”
trong
bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
Trong
thời gian qua, đã có rất nhiều bài viết trao đổi về câu thơ “Lá trúc che ngang
mặt chữ điền” trên mặt báo. Để trả lời câu hỏi “mặt chữ điền” là gương mặt của
ai? Mặt cô gái hay chàng trai, cho đến này dường như vẫn chưa thật ngã ngũ một
cách thỏa đáng.
Theo
tôi, nên đặt câu thơ và chỉnh thể nghệ thuật Đây thôn Vĩ Dạ để xem xét sẽ thấy
đây là câu thơ tả cảnh thôn Vĩ chứ không phải tả mặt người.
Như
chúng ta đã biết, Hàn Mặc Tử sinh ở Quảng Bình nhưng sống chủ yếu ở Quy Nhơn,
có thời gian ra Huế học hai năm sau đó vào Bình Định làm ở Sở Đạc Điền rồi vào
Sài Gòn làm báo. Từ nằm 1936 ông bị bệnh phong, từ đó ông sống trong trại phong
Quy Hòa – Quy Nhơn.
Trong
thời gian làm ở Sở Đạc Điền, Hàn Mặc Từ yêu đơn phương Hoàng Cúc, con ông chủ
Sở Đạc Điền, nhưng do hoàn cảnh hai gia đình quá khác biệt nên Hàn Mặc Tử không
dám thổ lộ, về sau Hoàng Cúc theo cha về Huế sống ở Vĩ Dạ. Năm 1936, Hàn Mặc Tử
về Quy Nhơn nhưng không gặp Hoàng Cúc nữa. Từ năm 1937, ông vào trại phong. Khi
Hoàng Cúc nghe tin ông mắc bệnh hiểm nghèo đã gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm bưu
ảnh chụp cảnh sông nước bến thuyền kèm theo lời
hỏi thăm sức khỏe và lời trách: “Sao lâu nay không ra thăm Vĩ Dạ?”
Hàn
Mặc Từ xúc động mạnh, năm 1937, ông viết bài thơ gửi Hoàng Cúc, bà đã giữ bài
thơ cho đến lúc từ trần (1989).
Xuất
xứ bài thơ đặc biệt như thế nhưng chúng ta không nên hiểu hạn hẹp đây là bài
thơ tình dành riêng cho Hoàng Cúc. Thực ra bài thơ nói đến những vấn đề lớn
trong cuộc đời Hàn Mặc Tử. Đó là cuộc đời người mắc bệnh vô phương cứu chữa, bị
cách li, bị ghẻ lạnh, cuộc sống khép kín oan nghiệt khiến nhà thơ khao khát đắm
đuối một cách vô vọng cuộc sống bên ngoài.
Nhân
việc Hoàng Cúc gửi thư, thiếp thăm hỏi, Hàn Mặc Tử đã trải lòng mình, đã trút
bầu tâm sự vào bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Nhan
đề bài thơ lấy thôn Vĩ Dạ làm không gian nghệ thuật, mọi chi tiết nghệ thuật
đều triển khai từ không gian này và thuộc không gian này với đặc trưng phong
cảnh nhà vườn soi bóng dòng Hương. Vào năm 1937 đối với Hàn Mặc Tử thì thôn Vĩ
không thuần túy mang tính chất không gian địa lí mà là không gian tâm lý, có
tính khái quát là cõi ngoài kia: Cõi đời thơm tho, tràn trề hạnh phúc non tơ
quyến rũ (Trái ngược với cõi trong này: Là hồn, là máu, điên cuồng thét gào
tuyệt vọng). Tâm sự này rất rõ ở nhiều bài khác:
Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Không niềm trăng và ý nhạc
(Nhớ thương)
Anh đứng cách xa hàng thế giới
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười
(Lưu Luyến)
Câu
thơ đầu tiên có lẽ xuất phát từ ý lời nhắn gửi của Hoàng Cúc, với sáu thanh
bằng nhè nhẹ như tiếng thở dài, bỗng vút lên một thanh trắc và dấu hỏi cuối câu
làm cho âm điệu bài thơ có phần da diết, nức nở như đọng đầy nước mắt: Làm sao
còn có thể trở về cuộc sống bình thường nữa!
Năm
dòng thơ tiếp theo miêu tả cảnh thôn Vĩ đẹp tươi đầy sức sống, trong trẻo, long
lanh và ấm áp với những nắng mới, hàng cau, vườn mướt, xanh như ngọc, lá trúc,
gió, mây, dòng nước…Câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” nằm trong đoạn
này. Sở dĩ tôi cho rằng nên hiểu đây là câu thơ tả cảnh thôn Vĩ còn vì: Năm 1996 tôi cùng đoàn cán bộ quản lý
của Yên Bái đi thực tế trong Huế, tôi có tới Vĩ Dạ (Tất nhiên bây giờ đã khác
nhiều) và qua gặp gỡ một số đồng nghiệp, nhân nói đến câu thơ này mọi người cho
biết Vĩ Dạ thời đó là một thôn với những
nhà vườn xinh xắn thơ mộng bên dòng Hương, nơi này chủ yếu các quan triều đình
về già được vua ban đất và nhà để nghỉ ngơi. Ở Vĩ Dạ lúc đó trồng nhiều trúc
bên lối đi, cổng nhà trường có tấm “Chấn Phong” để chắn gió, trên đó thường đắp
nổi hoặc viết một chữ điền (bằng chữ Hán) vừa cho đẹp vừa hàm ơn là đất vua ban
khi tuổi già xế bóng. Gặp một vài người già ở Huế hỏi điều này, họ xác nhận như
vậy nhưng quan trọng nhất là đặt trong mạch thơ đầy lưu luyến hồi tưởng về thôn
Vĩ, về cuộc sống bên ngoài, tôi thấy hợp lý.
Bài
thơ chủ yếu nói đến nỗi nhớ, nỗi băn khoăn của một tâm hồn khao khát níu giữ
cái đẹp trong tâm khảm nên tác giả chú trọng diễn tả tâm hồn người chứ không
chú trọng tả mặt người. Có một số dòng thơ nhắc đến người đều dùng đại từ phiếm
chỉ: Vườn ai, thuyền ai, ai biết, tình ai… và càng về sau càng “mờ nhân ảnh”
trong nhạt nhòa, bất định.
Mọi
người đều thống nhất rằng bài thơ rất giầu chất hội họa bởi đó chính là bức
tranh thôn Vĩ được tái hiện từ một tâm hồn cô đơn đau đớn phấp phỏng lo âu
trước số phận phũ phàng. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” là một nét phác thảo
đẹp trong bức tranh ấy, cái tĩnh của mặt chữ điền, cái động của ngọn trúc nhẹ
lay trước gió làm cho cảnh sắc thêm sống động biết bao.
Nhân
đọc những bài viết trao đổi của các thầy, cô giáo và các em học sinh, tôi mạo
muội nêu thêm cách hiểu trên để bạn đọc cùng tham khảo và góp ý.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 12/02/2016
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 14/04/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Ngọt
ngào em chuốc vào anh (Nhân đọc chùm thơ lục bát của Thanh My) – Bài Dương Hiền
Nga (Hà Nội)
Ngày
09/08/2011
Tập thơ
“Trôi” của Lê Thanh My (NXB Văn nghệ
TPHCM năm 2007) – hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang có 43
bài, trong đó lục bát chưa đến chục bài,
vậy mà người đọc cứ phải suy tư, trăn trở, bởi không chỉ là sự mượt mà trong
niêm luật của thể thơ truyền thống, mà còn do những biện pháp tu từ được sử
dụng nhuần nhuyễn, ý nhị đầy chất nghệ thuật, chuyển tải một cách nhẹ nhàng,
sâu sắc những suy ngẫm, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời và cả những nỗi
niềm sâu lắng trong tâm hồn.
Tác giả Dương Hiền Nga
Họ tên thật Dương Hiền Nga
F.201, B4/ 189 Thanh Nhàn,
P. Quỳnh Lôi, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Mobile: 0917 331 221
Email: hiennga.yenbai@gmail.com
_____
NGỌT NGÀO EM CHUỐC VÀO ANH
(Nhân đọc chùm thơ lục
bát của Thanh My)
Tập
thơ “Trôi” của Lê Thanh My (NXB Văn
nghệ TPHCM năm 2007) – hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang
có 43 bài, trong đó lục bát chưa đến chục
bài, vậy mà người đọc cứ phải suy tư, trăn trở, bởi không chỉ là sự mượt
mà trong niêm luật của thể thơ truyền thống, mà còn do những biện pháp tu từ
được sử dụng nhuần nhuyễn, ý nhị đầy chất nghệ thuật, chuyển tải một cách nhẹ
nhàng, sâu sắc những suy ngẫm, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời và cả
những nỗi niềm sâu lắng trong tâm hồn.
Ở
bài: “Lối
về” Thanh My như đưa hồn mình
về với cội nguồn bản ngã:
Ta về với núi rừng thôi
Buồn vui kín cả chỗ ngồi quanh ta
Phải
chăng ở đây “rừng” không hẳn chỉ là
những đại ngàn xanh tít tắp cụ thể nữa, mà đã trở thành nơi lưu giữ và chăm
chút những kỷ niệm của đời người, là quê hương mà thường ngày không phải lúc
nào ta cũng nghĩ đến nhưng nơi ấy đã khắc sâu trong tâm khảm, chỉ cần chạm nhẹ
vào cũng vút lên những giai điệu bất tận của cuộc sống:
Đêm nay ở chốn quê nhà
Tiếng chuông rớt cũng vỡ òa không
gian
Cái
chất ảo của hình ảnh nghệ thuật: “Buồn
vui kín cả chỗ ngồi quanh ta” tạo ra một không gian đa nghĩa thật đẹp.
Chính
nơi ấy nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người:
Bình yên bên gió mây ngàn
Nghe con chim hót mở trang hồn mình
Tiếng
chim trong trẻo cất lên như mở ra một
thế giới trong lành cho tâm hồn, cái lớn lao của đời người được thể hiện
thật tự nhiên và tinh tế.
Bài:
“Không
đề I” chỉ có bốn câu nhưng hàm súc, vừa gói trọn được nỗi niềm của “Em” với “Anh”, vừa chan chứa lòng vị tha nhân ái mang tính truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam:
Trước người không phải là em
Anh vô tư rót niềm riêng tặng người
Nụ cười em vỡ thành đôi
Nửa mang cho phận, nửa mời bao dung
“Em” đọc được những tâm tư sâu kín mang
bản chất giới của “Anh”, nên dẫu có
xót xa, cay đắng, ngậm ngùi vẫn sáng lên một tấm lòng độ lượng, bao dung. Mỗi
câu thơ mang sức nặng phận người và ẩn chứa một nỗi niềm, một khát khao vượt
lên những nỗi đau.
Bài:
“Không
đề II” lại trải lòng trong nỗi buồn day dứt của một tâm hồn đa cảm,
thiện lương:
Dường như ở chốn chợ đông
Có người bỏ chút hư không lạc loài
Cái
“dường như” kia chỉ là sự gắng kìm
nén và nuốt vào trong nỗi đau đời khi
chứng kiến cái cảnh ở giữa chốn “chợ
đông” mà như không ai thấy được, thậm chí không ai quan tâm đến những cảnh
đời hiển hiện ngay trước mắt. Bài thơ làm người đọc chợt chững lại rồi giật
mình khi ngộ ra cái sâu sắc đến không cùng triết lý của đạo Phật được gửi gắm
trong bài thơ. Cái “hư không” tưởng
như vô hình vô ảnh, thực ra lại hiện hữu quanh ta dưới đủ mọi trạng thái của
vật chất và tinh thần, chỉ những ai có tâm sáng và nhân đức mới nhận biết, đồng
cảm và chia sẻ.
Ta
cảm thông với nỗi đau của tác giả trước sự thờ ơ đến vô tâm của người đời:
Em đi
buồn vắt ngang vai
Cho nên ngày của một ngày dài ghê
Cái
“ngày của một ngày dài ghê” nặng trĩu
trong lòng tác giả, cùng sự dồn nén cảm xúc, khiến người đọc chợt liên tưởng
tới những vần thơ dóng lên hồi chuông báo động của nhà thơ Hữu Thỉnh, trước sự
vô tâm, thờ ơ đến tàn nhẫn của con người trước những cảnh ngộ của cuộc đời:
Chiều rung chuông...
Chiều rung chuông...
Có con chim nhỏ bị thương cuối trời
Tôi nhớn nhác đi tìm người
Bước chân thì ngắn, đường đời thì xa
(Tìm)
Bài:
“Không
đề IV” lại nhẹ nhàng, tinh tế gửi đến những người sống trong cảnh “phù hoa” chút đời thường vốn tự thân
luôn tỏa ra một nét đẹp chân chất, hồn nhiên mang hồn cốt quê hương, mà khi mải
mê trong danh vọng tiền tài, họ đã lãng quên, để rồi phần nào đánh mất chính
bản thân mình:
Gửi người ở chốn phù hoa
Chút mưa rơi rắc, chút tà huy phai
Chút mênh mông của sông dài
Chút điềm nhiên của ban mai phố
phường
…
Tác
giả rất khéo trong việc sử dụng điệp từ “chút”,
những cái tưởng chừng như nhỏ bé kia của quê hương lại góp phần bồi đắp nên
những “cánh đồng người”, mà nếu ai
quên lãng sẽ “không lớn nổi thành người”.
Lục
bát của Thanh My không chỉ chuyên chở những mệnh đề lớn do cuộc sống muôn màu
đặt ra, mà còn chan chứa tâm sự của một tâm hồn thơ đa cảm trước duyên trời mà
cơn mưa chỉ là cái cớ:
Chỉ là một chút tình tang
Gặp nhau giữa lúc muộn màng duyên ưa
Tại mình đâu phải trời mưa
Ta thành tri kỷ chỉ vừa một đêm
Ngỡ như trăng mọc bên thềm
Để xem hoa nở giữa miền tịch liêu
Đêm dài rộng hẹp bao nhiêu
Mà đem so với mấy chiều nhớ mong
(Ngộ
ra)
Con
người đa cảm, nhân ái và tình người sâu đậm của Thanh My trải lòng qua những
trang lục bát như chất men của rượu cần, thơm dịu, ngọt êm mà ngấm tự lúc nào.
Người đọc say cái cái chất đôn hậu, nhân hậu, vị tha và đằm lắng tỏa ra trong
mỗi trang thơ:
Ngọt ngào em chuốc vào anh
Đắng cay thì cứ để dành riêng em
Người say quên hết lỗi lầm
Còn người tỉnh rụi nghe thâm thấm
buồn
(Rót rượu)
Thơ
lục bát của Thanh My trong tập “Trôi” không nhiều nhưng chỉ bấy
nhiêu thôi cũng đủ để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Lục bát
của Thanh My giữ được cái hồn cốt của thể thơ truyền thống, khá nhuần nhuyễn
trong bút pháp, bởi vậy dẫu đôi câu còn chưa thật chải chuốt và cần sự dụng
công gọt giũa hơn nữa, vẫn lấp lánh sắc mầu của chất ngọc quí, khiến người đọc
tin rằng sẽ được đón đọc nhiều bài thơ lục bát hay hơn nữa.
Hà Nội tháng 8.2011
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 12/02/2016
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 30/01/2011
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét