Thằng 2 Cây – Tác giả Một Lúa (USA)
Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016
Câu
chuyện nầy của những người quen gần đây của tôi kể lại, nhóm anh em thân thuộc
và bạn bè của họ hầu hết có gốc gác là dân bắc 1954. Một số còn rất nhỏ lúc cha
mẹ di cư vào nam, một số được sinh ra ở Sài Gòn.
Tác giả Nguyễn Thế Điển
Sinh năm 1952
Bút danh: Nguyễn Thế Điền, Lí Lắc, Một Lúa
Quê quán: Ấp 5, Tam Bình, Vĩnh Long
Chỗ ở hiện tại: New Jersey, USA
Email: diennguyen52@gmail.com
_____
Bút danh: Nguyễn Thế Điền, Lí Lắc, Một Lúa
Quê quán: Ấp 5, Tam Bình, Vĩnh Long
Chỗ ở hiện tại: New Jersey, USA
Email: diennguyen52@gmail.com
_____
Câu
chuyện nầy của những người quen gần đây của tôi kể lại, nhóm anh em thân thuộc
và bạn bè của họ hầu hết có gốc gác là dân bắc 1954. Một số còn rất nhỏ lúc cha
mẹ di cư vào nam, một số được sinh ra ở Sài Gòn.
Năm
1980, họ rủ nhau góp vốn rất lớn và nhờ người có thế lực cấp phép đóng một ghe
vận tải đường sông. Mặt nổi của họ là chở hàng từ Chợ Lớn cho các hợp tác xã
mua bán dọc trên tuyến sông Bà Rịa Vũng Tàu.
Năm
1981, mỗi lần ghe có chuyến chở hàng có giấy tờ hợp pháp và cũng để tập tành
chạy trên sông nước là họ lỗ cả cây vàng. Không lỗ sao được khi mà hàng giao ra
mà không hề nhận lại tiền vốn, bởi mục đích của tàu chở hàng nầy là những tờ
hợp đồng chở hàng cho các địa phương duyên hải. Dĩ nhiên nhiều người đoán biết
mục đích làm ăn của họ. Người ta làm thinh để lợi dụng lúc nào hay lúc ấy, hoặc
nghĩ bọn họ có may mắn vượt thoát thì cũng là "mất một con, đở hao lon
gạo", vậy thôi.
Tháng
Ba bà già đi biển năm 1982, một buổi chiều họ neo ghe trên sông gần cầu Cỏ May
để nước lớn khuya cho người xuống và xuất phát ra khơi. Khoảng 8 giờ tối
đêm đó, có chiếc xuồng câu và một chú thanh niên khoảng 20 cặp sát vào tàu:
-
Tui theo dõi tàu mấy ông từ chiều tới giờ, tui biết khuya nay tàu nầy vượt
biên, mấy ông cho tui 2 cây thì tui không đi báo.
Trên
ghe lúc đó đã dư khoảng 5-7 người ngoài sổ thuyền viên. Mọi người á khẩu chưa
biết tính làm sao. Trong nhóm hành khách trên ghe có một người hồi 75 là lính
biệt kích VNCH, anh ta nhẹ nhàng bò ra sau lái tàu và nhảy xuống xuồng câu nhẹ
như chiếc lá rơi:
-
Mầy la lên là lưỡi dao găm nầy cắt ngang cổ họng tức khắc, ngoan ngoản nghe lời
tao thì sống.
Trong
chừng 5-7 phút, anh cựu lính biệt kích cắt dây câu trói tay và kêu người thảy
xuống chiếc giẻ để nhét vào miệng chú nhỏ xuồng câu. Anh ta nhờ người trong tàu
kéo thằng "Hai Cây" lên tàu để tạm giam ở khoang trống mủi tàu. Và
cột chiếc xuồng câu vào lái tàu của họ.
Những
người trên tàu biết rằng họ sắp bể. Hai người trên tàu nhảy xuống chiếc xuồng
câu bơi vào bờ, cũng là xóm ém quân trong nhà dân chờ giờ Tý khuya nay. Phía tổ
chức trách nhiệm đưa người, chở dầu, nước và lương thực, họ cũng vừa nhận ra
tình hình khác lạ. Đồn Biên phòng Cầu Cỏ May chiều nay bỏ đồn kéo rốc vào quán
an nhậu cười nói ồn ào. Có phải đó là chiếc bẫy cho bầy chim bạo dạn mà bay ra
khỏi "bụi cỏ gai" múa hát. Nhóm người leo lưng cọp nầy chỉ còn con
đường sống trong muôn ngàn đường chết. Rất nhanh, họ quyết đinh tất cả đàn ông
đàn bà con nít và vật dụng phải được vác vai và mọi người giúp nhau lội bãi
sình non gần 20 mét để xuống tàu, không thể chờ nước lớn đầy sông cho tàu vào
sát bờ như dự tính.
Trong
khi hàng trên bờ tuôn xuống tàu ào ào, thì lô hàng bách hoá chở mướn trên tàu
nhờ giấy vào hợp đồng với một hợp tác xã cách đó chừng 10 km, mà tiền vốn các
chủ ghe bỏ tiền mua để có lý do đến đây và bắt buộc tuôn nhẹ nhàng xuống sông
không thương tiếc.
Con
sông từ Bà Rịa ra Vũng Tàu có một giàn đáy đóng dài ngang cửa biển rất ác hiểm.
Giàn đáy neo bằng cáp thép lớn để hứng cá tôm chạy theo luồng nước ròng tuôn
mạnh ra biển, cũng là mồ chôn không biết bao nhiêu ghe vượt biên vô phúc gài
vào chìm trong đó. Vì thế mà người ta chọn cách chạy ngược dòng khi thuỷ triều
dâng cao, nước ngoài biển đổ vào cửa sông, cũng là lúc những dàn đáy kia được
cuốn lên ghe đáy. Kế hoạch của chiếc ghe vượt biển nầy bị đảo lộn, rất may là
mọi việc êm xuôi vì không ai ngờ họ dám hành quân trên bãi sình ngập gối. Nhưng
giàn đáy còn hả miệng ngoài kia thì chưa ai có trải nghiệm địa hình, vì tàu nầy
không có phép ra đến vùng đó. Có ai reo lên:
-
Thằng Hai Cây!
Lúc
đó vài người mới chợt nhớ người khách không mời. Anh cựu lính Biệt kích mở trói
và tháo giẻ nhét miệng của nó.
-
Các anh không hại em, đừng sợ. Em có biết địa hình giàn đáy gần cửa biển hay
không. Nếu biết thì chỉ cho tụi anh cách vuợt qua. Còn em không biết thì thôi,
các anh ghìm ghe ở đây chờ nước lớn, rồi ra sao thì ra. Em đừng sợ mà nhảy ra
biển là có chết thôi. Chiếc xuồng câu của em, mấy người bến bãi lấy lúc đổ quân
rồi.
-
Đội ơn các anh không quăng em khỏi tàu. Em có đi ghe cào nên biết cách qua giàn
đáy đó. Cứ một khoảng 10 miệng đáy bề ngang là họ nhốm tới một khoảng và dang
ra chừng vài chục mét. Đó là những cửa qui định cho tàu đánh cá và ghe cào chạy
ra vô khi họ trãi đáy. Các anh lấy cây đòn dài treo một đầu nhủi thấp trước mủi
tàu, đầu kia gác lên thành tàu. Các anh buộc một dầu dây vào hông em rồi một
hai người ngồi trên tàu giữ một đầu dây. Em bò xuống đầu thanh gỗ đòn dài gần
sát mặt nước để dễ đếm đèn đáy tìm cửa ra và phát hiện tàu tuần tắt đèn nằm
phục kích. Các anh phải nghe lời em kêu chạy thẳng hoặc qua trái phải mới
thoát.
Lần
đó họ thoát thật. Qua tới đảo có người chung tàu gốc miền nam đứng ra khai
thằng Hai Cây là em ruột. Cả tàu được nước Mỹ vớt hết, anh em thằng Hai Cây
định cư Tiểu bang Virginia cùng năm 1982. Bốn năm sau người anh nầy đứng ra chủ
hôn cho đám cưới em mình. Đám cưới có khoảng 1/3 trong số 75 người chuyến tàu
đó định cư rải rác trên nước Mỹ về tham dự.
Và
không ai quên câu chuyện tại sao có thằng tên là Hai Cây trên cõi đời nầy.
© Tác giả giữ bản quyền.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ New Jersey, USA ngày 21/02/2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét