Tiếng đàn/ Cô thợ gốm đáng yêu – Truyện ngắn của HIền Nga (Hà Nội)
Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016
Ngày
13/04/2011
Ăn cơm
xong, Hà lên phòng mình ở tầng ba định ngủ một giấc rồi dậy ôn bài, mai kiểm
tra cuối năm. Mới vào hè mà tiết trời đã nóng hầm hập. Bỗng từ ô cửa sổ nhà bên
bỗng vang lên tiếng đàn piano. Tiếng đàn vụng về bập bõm, sai lệch cả cung bậc
của bản nhạc… Cứ như vậy tiếng đàn bập bùng suốt trưa làm Hà không sao ngủ
được. Hà nghĩ bụng, chắc nhà bên mới mua dương cầm và họ đang thử đàn.
Thông
tin: (VanDanViet)
Tác
giả Dương Hiền Nga
Họ
tên thật Dương Hiền Nga
F.201,
B4/ 189 Thanh Nhàn,
P.
Quỳnh Lôi, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Mobile: 0917 331 221
Email:
hiennga.yenbai@gmail.com
_____
TIẾNG ĐÀN
Ăn cơm xong, Hà lên phòng mình ở tầng ba định
ngủ một giấc rồi dậy ôn bài, mai kiểm tra cuối năm. Mới vào hè mà tiết trời đã
nóng hầm hập. Bỗng từ ô cửa sổ nhà bên bỗng vang lên tiếng đàn piano. Tiếng đàn
vụng về bập bõm, sai lệch cả cung bậc của bản nhạc… Cứ như vậy tiếng đàn bập
bùng suốt trưa làm Hà không sao ngủ được. Hà nghĩ bụng, chắc nhà bên mới mua
dương cầm và họ đang thử đàn.
Nhưng
mấy buổi trưa hôm sau vẫn vậy, tiếng đàn vụng về cứ vang lên giữa buổi trưa yên
tĩnh. Tâm trạng buồn bực, Hà phàn nàn với mẹ trong bữa cơm tối. Mẹ bảo: họ đàn
ở nhà họ, có gây ầm ĩ gì nhiều, rồi con sẽ quen thôi.
Hà
trở về phòng, chưa hết ấm ức thì 20h đêm, tiếng đàn lại vang lên. Hà bứt dứt đi
lại trong phòng, miệng lẩm bẩm:
-
Đã không biết đàn sao còn đánh lắm thế! Toàn là vào lúc ngoài giờ, không cho
người ta nghỉ ngơi học hành gì!
Hà
ra cửa sổ nhìn sang nhà bên. Hai nhà ở hai phố khác nhau nhưng hai bức tường
phía sau lại chỉ cách nhau gần một mét. Ngẫu nhiên hai cửa sổ lại thẳng nhau và
có lẽ do giữ ý nên hai gia đình hiếm khi mở cửa sổ. Các cửa sổ đều lắp kính mờ,
lại có rèm che nhưng rõ là cây đàn được
kê ngay cạnh cửa sổ nhà bên. kỳ thi cuối năm qua nhanh, Hà được lên lớp tám với
thành tích tốt. Kỳ nghỉ hè đang đợi . Hà mong được về quê chơi với ông bà ngoại
và các em con dì, con cậu ở nông thôn, thoải mái lắm và mỗi buổi trưa, buổi tối không phải nghe tiếng đàn “bất
đắc dĩ” đó. Lắm lúc đi học về mệt mỏi căng hết cả đầu, lại không được ngủ trưa
ngon giấc, Hà chỉ muốn mở cửa sổ hét lên: “Có dừng đàn cho mọi người nghỉ trưa
không hả?” nhưng rồi lại cố nén.
Đến
ngày nghỉ bố mẹ đưa chị em Hà về quê ngoại và giao hẹn: “Các con ở chơi hai
tuần rồi bố mẹ xuống đón”. Đồng quê đang mùa gặt, khắp làng thơm mùi rơm rạ
thóc lúa. Dòng sông Đáy êm đềm chảy, gió sông mát rười rựợi. Ông bà quí cháu
nấu nhiều món quê ngon lành lạ miệng. Hà theo các em đi thả diều, cắt cỏ, bắt
cua… vui quá là vui. Vậy mà không hiểu sao những buổi trưa nằm võng đu đưa
trong ngôi nhà ven sông mát mẻ yên tĩnh, Hà sực nhớ tiếng đàn những trưa oi
nồng ở thành phố và tự hỏi: “Không biết người ấy còn đánh đàn không nhỉ? Người
đàn là trai hay gái? Còn bé hay đã lớn? rồi Hà thiếp vào giấc ngủ đến khi bà
gọi dậy, nồi chè khoai môn thơm lừng hấp dẫn bọn trẻ.
Mười
mấy ngày với đồng quê trôi vèo, bố mẹ xuống đón, Hà chưa muốn về, bố bảo:
-
Các con về còn ôn bài vở, bố đã đăng ký lớp học võ, học bơi cho các con rồi.
Thế là chị em Hà chỉ còn biết hô to :
“tuân… chỉ”!
Mẹ
mỉm cười:
-
Các con đen quá nhưng rắn rỏi hơn nhiều.
Buổi
trưa đầu tiên trở về căn phòng của mình ở tầng ba, Hà nghĩ chắc tiếng đàn lại
sắp “tra tấn” mình đây. Nhưng mà yên ắng, trưa hôm sau cũng vậy, suốt môt tuần
như vậy, Hà băn khoăn: có chuyện gì thế nhỉ, có lẽ người đàn cũng đi nghỉ hè ở
đâu đó, về quê hay đi tắm biển, đi leo núi Sa Pa..? Hay là người ta bỏ cuộc
không tập nữa. rồi Hà chìm vào trong giấc ngủ ngon lành. 15h Hà dậy ăn nhẹ rồi
đi tập bơi với các bạn, tha hồ vùng vẫy bì bõm trong làn nước hồ bơi mát mẻ.
Một
buổi trưa, cây đàn dương cầm nhà bên bỗng vang lên khúc dạo đầu của bản Sóng
Đanuýp nghe khá hay rồi sau đó lại im bặt. Hà chợt nghe thấy tiếng khóc của một
bé gái, tiếng nức nở ngày một to:
-
Con… con… không học đàn nữa đâu, con mệt
lắm rồi, con.. con…! Và cánh cửa
sổ bỗng bật mở, Hà nhìn rõ một bé gái chừng 10 tuổi mặc váy bằng voan
hồng ngồi bên đàn, gương mặt trái xoan xinh xắn đẫm nước mắt, mái tóc quăn tự
nhiên buông sóng hai bên trán trông thật dễ thương, đôi mắt to buồn vời vợi.
Ngồi cạnh em là một cô gái dáng mảnh mai, cô mặc chiếc váy lụa mầu thiên thanh,
có lẽ là cô giáo dậy đàn. Một phụ nữ chừng 30 tuổi đứng cạnh ôn tồn:
-
Thúy Vi à, hai chân con đau không đi lại được, thương con không được đi nô đùa,
đi bơi cùng các bạn, bố mẹ mua tặng con cây đàn này để con chơi. Cô Lan Anh chỉ
dạy được ngoài giờ, con hãy cố gắng lên.
Cô
giáo nhẹ nhàng lau nước mắt cho Vi và dỗ dành:
-
Nào Vi cố lên, hôm nay ta tập bản Thư gửi Ely của Bethoven. Tiếng
Vi thút thít:
- Con mệt lắm rồi, con không muốn đàn nữa!
Cô
giáo khích lệ:
-
Vi đang tiến bộ, gắng lên ,mấy tháng nữa có đêm văn nghệ, cô tin là Vi sẽ biểu
diễn tốt mà!
Hà
sững sờ khi chứng kiến cảnh đó, một nỗi xót xa thương cảm bất giác trào dâng
trong lòng. Thì ra người đàn là bé gái bị đau cả hai chân vậy ư. Không kìm được
Hà bật dậy khỏi giường tới bên cửa sổ, xô cửa kính lùa sang một bên, đưa cánh
tay ra ngoài vẫy và nói to với Vi:
-
Thúy Vi ơi, chị đã nghe em đàn nhiều ngày, em tiến bộ nhiều lắm, em đừng bỏ
cuộc, đừng bỏ cuộc!
Cả
ba người ở nhà bên ngạc nhiên nhìn sang khiến Hà lúng túng im bặt. Vi cũng nín
khóc ngước cặp mắt đen láy nhìn Hà và em bỗng nở nụ cười. Suốt trưa hôm ấy,
tiếng đàn thánh thót vang lên. Thư gửi Ely của thiên tài âm nhạc Bethoven tràn ngập cả hai căn phòng tầng ba cạnh nhau. Hết giờ đàn, mẹ
bế Vi vào xe lăn, Vi vẫy tay chào Hà.
Chiều hôm sau cửa sổ nhà Vi lại mở, Hà vừa
tỉnh ngủ đã thấy Vi tự ôn đàn một mình không có cô giáo ở bên, Bản Serenata (khúc ban
chiều) của Schubert vang lên du dương trầm bổng da diết làm sao. Hà thấy mình như đang
bồng bềnh trên thảm lúa vàng ở quê ngoại với những cánh diều phấp phới, những
cánh cò in bóng trên mặt sông Đáy trong xanh, những chiếc thuyền nhẹ nhàng cập
bến mỗi chiều…
Từ đó, những hôm Vi tập đàn, hai cửa sổ
thường mở. chị em trò chuyện vui vẻ. Tiếng đàn của Vi ngày càng thuần thục, Vi
không hay buồn hay khóc nữa, đôi mắt em long lanh, hai bàn tay thon nhỏ trắng
muốt lướt nhẹ trên phím… Vi đang tập một bản nhạc vui nhộn về tình bạn, giai
điệu mượt mà trong sáng với tiết tấu nhanh làm Hà vui lây, tự nhiên Hà cất
tiêng hát theo.
Một hôm, đã gần 9h tối Vi mở cửa sổ gọi:
- Chị Hà ơi, học bài xong chưa, chị nghe
“Khát vọng mùa xuân” của Moda nhé, em sắp biểu diễn rồi.
Hà chưa kịp trả lời thì dòng suối âm thanh
trong trẻo, rộn ràng, tươi sáng đã ngân lên. Âm hưởng mùa xuân trẻ trung ngọt
ngào thanh tân lan tỏa trong màn đêm, hòa với mùi hoa dạ lan hương nhà ai len
lỏi vào trong phòng, thấm sâu vào tâm hồn, có gì đó sáng ngời như pháo hoa muôn
màu trong đêm giao thừa, như hoa đào hoa mai vừa nở trong tiếng hót của sơn ca
lúc ban mai... Hà cảm thấy hình như những điều kỳ diệu mơ hồ mà người ta hằng
mong đợi đang hiện ra ở chính nơi này. Một cái gì thân thương vô chừng đang ngự
trị nơi đây.
Bản nhạc đã dừng, nén xúc động, Hà ra cửa
sổ thì thầm: Thúy Vi ơi, tuyệt lắm! Và Hà nghĩ tới đêm Vi biểu diễn, Hà sẽ mua
một bó hoa thật đẹp để tặng Vi.Vi ngẩng lên nhìn Hà nở nụ cười nhưng mắt Vi lại
rưng rưng lệ.
Trại sáng tác Hà Nam 10. 2010
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 12/02/2016
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 13/04/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Cô thợ
gốm đáng yêu – Truyện ngắn thiếu nhi của Dương Hiền Nga (Hà Nội)
Ngày
13/04/2011
Chưa
bao giờ bé lại ngắm kỹ một con tò vò đến thế. Chả là trên bức tường trắng tinh
trên phòng khách nhà bé, có một vệt lõm do mẹ quay xe máy quệt vào. Bố đã quét
vôi trắng lại như cũ, vậy mà đi học về bé lại thấy chỗ lõm có một cục bùn nhão
to bằng ngón tay út của bé, rỗng ở giữa. Thấy bẩn tường, bé cậy vứt đi, nhưng
chiều đi học về, bé lại thấy ở đó một cục bùn khác giống hệt hôm trước, bé lại
cậy đi.
Thông
tin: (VanDanViet)
Tác
giả Dương Hiền Nga
Họ
tên thật Dương Hiền Nga
F.201,
B4/ 189 Thanh Nhàn,
P.
Quỳnh Lôi, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Mobile: 0917 331 221
Email:
hiennga.yenbai@gmail.com
_____
CÔ THỢ GỐM ĐÁNG YÊU
Chưa bao giờ bé lại
ngắm kỹ một con tò vò đến thế.
Chả
là trên bức tường trắng tinh trên phòng khách nhà bé, có một vệt lõm do mẹ quay
xe máy quệt vào. Bố đã quét vôi trắng lại như cũ, vậy mà đi học về bé lại thấy
chỗ lõm có một cục bùn nhão to bằng ngón tay út của bé, rỗng ở giữa. Thấy bẩn
tường, bé cậy vứt đi, nhưng chiều đi học về, bé lại thấy ở đó một cục bùn khác
giống hệt hôm trước, bé lại cậy đi.
Hôm
nay thứ bẩy, nghỉ học ở nhà. A! Bé biết ai đắp bùn lên tường rồi. Một con vật biết
bay trông khá đẹp, bé không biết tên là gì cứ bay ra bay vào, cả buổi chiều con
vật cứ tất bật khuân từng cục bùn nhão hỳ hục nhào nặn, xây đắp, xoa vuốt…
Những cái chân bé xíu chăm chỉ, thoăn thoắt và khéo léo. Phía trên cùng nó vuốt
kỹ càng, tỷ mỷ khum vào như miệng chum,vại khiến cho bé nhớ đến những cô thợ
gốm mà bé được xem trên ti vi. Các cô ấy cũng cần mẫn và khéo léo lắm, nét mặt
cô nào cũng chăm chú và hiền hậu. Chỉ từ những cục đất dẻo, bàn tay các cô làm
ra bao nhiêu thứ đồ gốm đẹp cho mọi người dùng.Đến nhà ai chơi bé cũng thấy các
loại bình gốm, bát đĩa, tượng, rồi chum vại, nồi… do các cô làm ra.Bé thầm nghĩ, hay con vật
này định làm đồ gốm?
Nó
lại bay vào chuyến nữa, toàn thân đen thẫm, cái bụng to mọng nối với thân phía
trên bằng một cái eo lưng cực bé, bé như chiếc kim khâu của bà ngoại. Đôi cánh
mỏng tang nhưng bay nhanh như một chiếc máy bay bé xíu. Cần mẫn suốt buổi
chiều, nó đã nặn xong công trình giống hệt hôm qua. Bé nghĩ không biết nó nặn
bùn làm gì nhỉ? Hay là xây nhà để ở? Nhưng nhà bé thế kia làm sao xoay sở được?
Bị bé phá hai lần sao nó vẫn làm lại ở chỗ cũ nhỉ?
Mẹ
vừa đi chợ về bé liền chạy ra khoe:
-
Mẹ ơi! Có con gì đắp bùn lên tường này, làm bẩn tường con cậy đi mấy lần nó vẫn
đắp lại mẹ ạ…
Mẹ
dựng xe vào xem mỉm cười bảo bé:
-
À, đây là con tò vò con ạ.Nó xây tổ để sinh em bé chứ không phải để ở… Bé à lên
ngỡ ngàng: thì ra thế! Vừa lúc đó cô tò vò bay vào mang theo chút bùn nhão, cô
tỷ mẩn xoa một lớp bùn nhão phía ngoài tổ cho thật nhẵn, cái bụng bầu xệ xuống,
cái eo lưng đã bé xíu lúc này trông lại càng bé. Cô say mê công việc không để ý
gì khác, cô phải nhanh lên kẻo không kịp mất… Cô làm việc với tâm huyết của một
người mẹ, hẳn nào..!
Nghe
mẹ nói thế, bé thương tò vò vô cùng, cô muốn có cái tổ để sinh con, những bé tò
vò non nớt có một cái tổ ấm áp để lớn lên. Mẹ còn giảng giải: tò vò mẹ thương
con nên không xây tổ ngoài trời, sợ mưa gió, sương giá làm hỏng tổ các con sẽ
khổ. Một điều giản dị mà sâu xa như thế nhưng bé không hiểu để tò vò mẹ phải
vất vả xây đi xây lại. Lần này bé sẽ để yên cho cô sinh con, cho dù trên tường
có một cục bùn nâu nhưng bé không thấy khó chịu nữa mà bé tò mò theo dõi cô
chuẩn bị tổ ấm cho các con.
Trời
mùa thu mát dịu, hoa ban đỏ nở lác đác trên tán lá xanh, cánh đồng lúa chín
vàng thơm thoảng, gió thu hanh hao làm cái tổ khô nhanh, lớp bùn phía ngoài hơi
trắng ra. Bé tới lớp bán trú học tập, ca hát nhưng lúc ra chơi bé nhớ về cái tổ
tò vò ở nhà và tự hỏi: cô ấy đã sinh con chưa nhỉ?
Bé
đã học lớp ba rồi, tuần nào cũng có điểm chín, mười đem về làm bố mẹ và cả nhà
đều vui. Tối tối cả nhà vui vẻ bên mâm cơm, ánh điện sáng trưng ấm áp, bố mẹ gỡ
cá, gắp thịt, rau, quả cho bé ăn chóng lớn. Bố dạy làm tính, mẹ chải đầu tết
tóc và mỗi khi bé hờn dỗi khóc nhè, lại có bàn tay mẹ dỗ dành bé ngọt ngào… bé
bỗng hiểu ra thế nào là tổ ấm cho những đứa trẻ và bé đâm ra yêu cái tổ nhỏ
trên tường, cô tò vò đã kỳ công xây cho các con. Mấy ngày rồi cái tổ vẫn ngỏ
cửa, không thấy cô tò vò đâu. …
Thứ
bảy được nghỉ học, bé vui mừng thấy cô xuất hiện. Trông cô nhẹ nhõm hoạt bát,
cô bay đến cái tổ không mang theo bùn nhão mà mang theo một con vật nhỏ có
nhiều chân, hình như là một con nhện con. Thấy lạ bé chạy ra hỏi mẹ, mẹ ôm bé
vào lòng thủ thỉ:
- Sau
khi tò vò mẹ xây tổ và sinh con, nó đi kiếm ít đồ ăn dự trữ trong đó để các con
ăn và lớn lên, nó không muốn các con phải vất vả kiếm sống khi còn quá nhỏ, như
thế sẽ rất khổ. Mai này, các con trưởng thành mới đủ sức tự lao động kiếm sống
con ạ. Cũng như con và các bạn đều được bố mẹ nuôi dưỡng đó. …
Bé
tròn xoe mắt nhìn cô tò vò bé nhỏ mà khôn ngoan, bé nghĩ cô thợ gốm này đáng
yêu quá! Cô làm thợ gốm là vì tương lai của các con cô.
Mẹ
tiếp lời:
- Con
biết không, trong con mắt bà con người dân tộc Tây Bắc mình, tò vò là con vật
đẹp nhất, là tiêu chuẩn của vẻ đẹp phụ nữ Thái. Các bà mẹ đều mong con gái mình
có “Eo
kíu manh po”, tức là có dáng người thắt đáy lưng con tò vò và sau này
cô gái đó làm mẹ cũng chịu thương, chịu khó khéo léo và hiền hậu, hết lòng chăm
lo cho con như cô tò vò kia. …
Hôm
sau, cái tổ được bịt kín bằng bùn và đắp to gấp đôi tròn như quả sấu nhỏ trên
tường. Mưa thu dai dẳng lạnh lẽo nhưng bên trong cái tổ nhỏ vẫn ấm áp biết bao
nhờ hai lớp bùn khô và nhờ tấm lòng ấp ủ yêu thương của tò vò mẹ.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập
nhật lại- ngày 12/02/2016
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 13/04/2011
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét