Huỳnh Xuân Sơn cảm nhận bài thơ “Đừng dỗi nhé” của tác giả Huỳnh Gia
Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014
Sóng biển Đông chở theo tiếng thét gào vọng về từ khơi
xa réo gọi tôi đọc những bài thơ viết về nơi ấy… Tôi đã gặp Nóng bài thơ cũng
là nỗi lòng yêu nước của một thiếu phụ tận miền núi Lai Châu xa xôi với xứ biển
… Tôi đã đọc “Đau Thương” của một thầy giáo già vừa về nghỉ hưu. “Đau Thương”
cũng chính là tiếng chuông cảnh tỉnh kêu gọi mọi người cảnh giác với quân cướp
nước đang gây hấn ngoài biển Đông…
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Huỳnh Xuân Sơn
Tên
thật Cao Thị Phương Lan
Hiện
ở Thủ Đức Tp HCM
Email: huynhphuvang@gmail.com
_____
HUỲNH XUÂN SƠN CẢM
NHẬN BÀI THƠ
“ĐỪNG DỖI NHÉ” CỦA
TÁC GIẢ HUỲNH GIA
Sóng biển Đông chở theo tiếng
thét gào vọng về từ khơi xa réo gọi tôi đọc những bài thơ viết về nơi ấy…
Tôi đã gặp Nóng bài thơ cũng là nỗi lòng yêu nước của một thiếu phụ tận miền
núi Lai Châu xa xôi với xứ biển … Tôi đã đọc “Đau Thương” của một thầy giáo già
vừa về nghỉ hưu. “Đau Thương” cũng chính là tiếng chuông cảnh tỉnh kêu gọi mọi
người cảnh giác với quân cướp nước đang gây hấn ngoài biển Đông…
Và giờ đây là tiếng lòng của
một chàng trai đang yêu nói với người yêu của mình… Qua đó anh bày tỏ lòng quả
cảm, tình yêu và trách nhiệm của một thanh niên trước sự an nguy của tổ quốc…
Đừng Dỗi Nhé
Xin đừng dỗi nữa em
Sự hờn dỗi trẻ con giờ đã không còn ý nghĩa
Khi bao nhiêu đôi mắt không hẹn nhau đều hướng về một phía
Nơi con sóng quặn mình đau buốt bởi xâm lăng
Cũng đừng vẽ vào không trung
Những nét vẽ vụng về cho một trái tim muôn đời không hoàn thiện
Khi chú dã tràng chiều nay nằm thiêm thiếp
Trong đụn cát đỏ ngầu
vì giận kẻ vô tâm
Ngày xưa ...
Chiến tranh từng nuốt nghẹn vào lòng
Nào xương cốt của Cha
Nào nụ cười của Mẹ
Để sau đó ban tặng cho chúng ta thêm lần được đẻ
Trong hạnh phúc - yên bình
Nếu không có bình minh
Thì mặt đất sẽ gầm gừ đổ vào thế gian dòng dung nham đỏ hoạch
Đó chính là máu hòa nước mắt
Bởi sự bạo tàn của khói lửa can qua
Đừng dỗi nữa em nha!
Khi ngày mai anh khoác vào mình tấm áo chiến binh
Và rời xa phố thị .
Cùng các chú - các anh - các chị
Nối bước cha ông
giữ nguyên vẹn biển bờ .
Em thấy gì không
Đỏ thắm một màu cờ
Phần phật gió hiên ngang
trên ngọn hải đăng cao vút
Thiêng liêng và bất khuất
Như dòng máu lạc hồng chảy hừng hực trong ta
Hãy cười thật tươi trước lúc anh đi xa
Để những đôi cánh Hải Âu được chắp thêm sức mạnh
Biển trời bao la và xanh thẳm
Rồi một ngày vang dội khúc hoan ca (Huỳnh Gia)
Bài thơ được tác
giả viết với một nhạc điệu êm ái nhưng không kém phần hào hùng. Câu thơ ngắn
dài không phân định. Khiến cho ý thơ, hồn thơ có dịp bay bổng không bị gò bó
theo niêm luật.
Mạch tình cảm
riêng - chung đan xen giữa quá khứ và hiện tại dẫn dắt người đọc tới đỉnh của ý
thơ đó là tình yêu tổ quốc được đặt lên trên hết …
Lời nói của chàng
trai được trao cho cô gái, không phải là những lời yêu thương, hay từ giã
mà là một sự động viên khích lệ:
Xin đừng dỗi nữa em
Sự hờn dỗi trẻ con giờ đã không còn ý nghĩa
Khi bao nhiêu đôi mắt không hẹn nhau đều hướng về một phía
Nơi con sóng quặn mình đau buốt bởi xâm lăng
Bản lĩnh “nam nhi
chi chí” của chàng trai được thể hiện rất rõ trong khổ thơ này… Cô người yêu vì
lý do gì hờn dỗi… nếu vào thời điểm nào khác, mà không phải lúc “đất nước lâm
nguy” như lúc này. Hẳn nhiên cô sẽ nhận được vô số lời năn nỉ dỗ dành để làm
lành của chàng trai.
Lúc này chàng
trai đã khẳng khái mà rằng “sự hờn dỗi trẻ con đã không còn ý nghĩa”. Và anh
cũng “xin” cô gái “đừng dỗi nữa”.
Bởi giờ đây có lẽ
mấy chục triệu “đôi mắt” của nhân dân cả nước, từ cụ già, em thơ, cho tới nam
thanh nữ tú. Từ thành thị tới thôn quê. Dù “không hẹn nhau đều hướng về một
phía”… phía ấy có gì cuốn hút mà lại là tiêu điểm cho mọi cặp mắt đổ dồn như
vậy?
Chàng
trai cho biết “nơi con sóng quặn mình đau buốt bởi xâm lăng”.
Con sóng quặn
mình đau buốt? Hay chàng trai cũng như hết thảy người dân yêu nước đang “quặn
mình đau buốt”... vì bè lũ xâm lăng đang lăm le cướp nước…
Ba động từ kép
mạnh “quặn mình” “đau buốt” và “xâm lăng” được tác giả sử dụng trong một câu
thơ dài khiến cho lòng người đọc cũng như bị cuốn theo những con sóng ấy. Một
khổ thơ thật thơ và thật khí phách hào hùng… qua đi để lời nhắn nhủ với người
yêu nối tiếp:
Cũng Đừng vẽ vào không trung
Những nét vẽ vụng về cho một trái tim muôn đời không hoàn thiện
Khi chú dã tràng chiều nay nằm thiêm thiếp
Trong đụn cát đỏ ngầu
Vì giận kẻ vô tâm
Ai vẽ? Và trái
tim ai “không hoàn thiện” dẫu có muôn đời… Ai mà sống dai vậy kìa?
Dã tràng làm công
việc se cát biển đông và muôn đời nó “nhọc mình mà chẳng nên công chuyện gì”?.
Chiều nay nó đã ngừng làm việc ấy và “nằm thiêm thiếp”… nó đã mệt mỏi rồi ư?
“Đụn cát..”
trắng, vàng mênh mông trên biển… Bỗng nhiên bị ai nhuộm cho cái màu “đỏ
ngầu…” vây? Hẳn đó là “kẻ vô tâm”. Và có lẽ cũng chính là kẻ mà
chàng trai đang khuyên “đừng vẽ vào không trung… những nét vẽ vụng về..” kia
chăng?
Khi hoạ sĩ muốn
vẽ họ cần giấy nếu sử dụng màu nước… cần vải hay gỗ nếu sử dụng sơn dầu… Còn ở
đây kẻ có “trái tim muôn đời không hoàn thiện” hắn lại vẽ “vào không trung..”
mình hắn vẽ những nét vẽ ấy, mình hắn tưởng tượng và mình hắn chiêm ngưỡng… Hắn
là ai? phải chăng hắn là quân “xâm lăng”.. Là “kẻ vô tâm”… đang tự huyễn hoặc
mình…..
Có lẽ hắn chính
là kẻ ấy. Để giờ đây lời chàng trai làm lành với cô gái lại chuyển mạch cảm xúc
ngược về nguồn cội:
Ngày xưa
Chiến tranh từng nuốt nghẹn vào lòng
Nào xương cốt của Cha
Nào nụ cười của mẹ
Để sau đó ban tặng chúng ta thêm lần được đẻ
Trong hạnh phúc- bình yên
Nếu không có bình minh
Thì mặt đất sẽ gầm gừ đổ vào thế gian dòng dung nham đỏ quạch
Đó chính là máu hòa nước mắt
Bởi sự bạo tàn của khói lửa can qua
Ngày xưa ấy có lẽ
chưa xưa lắm đâu! Máu người Việt Nam đổ bởi quân thù, mới được sóng biển
đưa vào đến bờ chiều nay nhuộm những đụn cát… khiến dã tràng không buồn se cát
đấy thôi… 75 hương linh người con nước việt trong trận hải chiến Hoàng Sa năm
1974… vẫn còn ẩn hiện trong những con sóng bạc đầu ngoài khơi… và 64 người
con nữa đã vĩnh viễn tan vào bọt sóng… để ngày đêm ôm ấp đảo quê hương… trận
chiến giữ đảo Gạc Ma năm 1988 nào đã phải ngày xưa… với mỗi người dân nước Việt
nó chỉ mới hôm qua… Những cái tên Hoàng Sa Trường Sa, Cô Lin, Gạc Ma, Len Đào…
Đâu dễ nhạt phai trong lòng người dân Việt Nam…
Hai câu thơ đau
đớn nhất, nặng tình nghĩa nhất: ”Nào xương cốt của cha. Nào nụ cười của mẹ”.
Hậu nỗi đau cuộc chiến còn dai dẳng… Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn viết
“Mẹ vỗ tay reo mừng xác con. Chị vỗ tay hoan hô hoà bình”. Nay mẹ cười khi gặp
lại “xương cốt cha”… có nơi nào trên thế giới này có nụ cười chua xót hơn
không? Nhưng nó cũng chính là hình ảnh kiên cường không chỉ của những
chiến sĩ quả cảm mà cả những người phụ nữ làm vợ, làm mẹ… Để cho chúng ta những
người đang được sống trong an bình như thêm một lần được sinh ra…
Với một lịch sử
hào hùng nhưng không kém phần đau thương như vậy… Chàng trai sống trong hoà
bình đã cảm nhận được và anh mong người mình yêu:
Đừng dỗi nữa em nha
Khi ngày mai anh khoác vào mình tấm áo chiến binh
Và rời xa phố thị
Cùng các chú các anh các chị
Nối bước cha ông
Giữ nguyên vẹn biển bờ
Em thấy gì không?
Đỏ thắm một màu cờ
Phần phật gió hiên ngang
Trên ngọn hải đăng cao vút
Thiêng liêng và bất khuất
Như dòng máu lạc hồng chảy hừng hực trong ta
Vẫn chỉ là những
lời của chàng trai. Nhưng nhịp thơ lúc này sôi nổi hào hùng mạnh mẽ như chính
quyết tâm trong lòng của chàng trai vậy.. Và cuối cùng thì lý giải cho sự giận
dỗi của cô gái đã phần nào hé mở sau những lời độc thoại của chàng trai về sự an nguy
của đất nước, về lịch sử đấu tranh của ông cha ta… Chàng đã quyết định “nối
bước cha ông” Khoác áo chiến binh lên đường bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của
Tổ Quốc…
Chàng trai hỏi cô
gái: “Em có thấy không?”. Màu cờ…ngọn hải đăng…
Phải chăng những
gì anh hỏi cô? Cũng chính là tình yêu tổ quốc, yêu quê hương đang thúc giục
chàng trai. Nào chỉ có “màu cờ Phần phật…” “Ngọn hải đăng cao vút” mới nhận
biết được chủ quyền “Thiêng liêng và bất khuất”… Sự thiêng liêng ấy luôn ngự
trị trong huyết quản của từng người dân nước Việt… Sự kiên cường bất khuất cũng
như bản lĩnh của cả một dân tộc đã đang và mãi thể hiện. Như ngàn đời nay đã
thể hiện trước quân thù…
Cô gái lúc này có
lẽ đã hiểu ra… tình yêu Tổ Quốc phải đặt lên trên tình cảm cá nhân… Đất nước có
hoà bình thì tình yêu sẽ kết trái ngọt từ hoa thơm, hạnh phúc ấm no mới tới mỗi
nhà…
Hãy cười thật tươi trước lúc anh đi xa
Để những đôi cánh hải âu được tiếp thêm sức mạnh
Biển trời bao la và xanh thẳm
Rồi một ngày vang dội khúc hoan ca
Một khổ kết với
tình riêng với nụ “cười thật tươi” của cô gái trao cho chàng trai trước giờ lên
đường bảo vệ tổ quốc. Các chàng trai con cháu Tiên Rồng đã sẵn sàng như những
chú Hải Âu dũng mãnh sải cánh bay giữa bầu trời gìn giữ biển cả… Có tình yêu riêng
chắp cánh bay. Tình yêu Tổ Quốc như “biển trời bao la”… Chàng trai tin, cô gái
tin và chín mươi triệu người dân nước Việt Nam tin “Một ngày vang dội khúc hoan
ca”….
Bài thơ “Đừng Dỗi
Nhé” được viết ra từ nỗi lòng của một thiếu phụ có con trai đang tuổi hẹn
hò… Có lẽ thời thanh xuân chị đã chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh, những
mất mát đau khổ của người lính hai bên chiến tuyến, cũng như những người dân
thường vô tội…
Rồi hôm nay khi
quân thù đang gây hấn, ngang nhiên mang giàn khoan HD981 tới thếm lục địa của
Việt Nam… Lòng căm giận trào dâng cùng tình yêu tổ quốc, tình yêu hoà bình đã
khiến chị bật lên những tứ thơ bay bổng, bao la về ý, mênh mông về tình.Mạch
thơ trào dâng cùng tiếng sóng ngoài biển Đông. Lúc sục sôi như muốn nhấn chìm quân
thù xuống… lúc dạt dào như tình yêu đôi lứa đang tình tự… tất cả hoà quyện
thành bài thơ “Đừng Dỗi Nhé!”
Sài Gòn
6/6/2014
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 11.6.2014
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi
Trích Đăng Lại.
___________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét