Home
» Lý luận phê bình
» Huỳnh Xuân Sơn với cảm nhận chùm thơ Haiku “Tiếng Hạ” của tác giả Lý Viễn Giao
Huỳnh Xuân Sơn với cảm nhận chùm thơ Haiku “Tiếng Hạ” của tác giả Lý Viễn Giao
Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014
Thật thích thú khi thả tâm hồn mình theo những tứ thơ bay bổng về những cuộc chia ly mang theo màu hoa đỏ, nước mắt nhạt nhoà theo những cánh lá me bay. Thổn thức cùng tiếng ve. Để rồi mỗi khi gặp ý thơ đồng cảm lại nao nao… Rồi tôi đã gặp một Tiếng Hạ của tác giả đã vào tuổi ‘thất thập cổ lai hi’. Những câu thơ ngắn gọn, xúc tích, gợi một Tiếng Hạ níu tâm trí tôi lại rất lâu và rồi lòng tham đã thúc giục tôi mang về, ngồi ngẫm nghĩ từng câu từng chữ trong Tiếng Hạ của tác giả Lý Viễn Giao: Tiếng Hạ- Dưới vòm me Một dàn ve Lay chùm nắng
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Huỳnh Xuân Sơn
Tên
thật Cao Thị Phương Lan
Hiện
ở Thủ Đức Tp HCM.
Email: huynhphuvang@gmail.com
_____
HUỲNH XUÂN SƠN VỚI
CẢM NHẬN CHÙM THƠ HAIKU “TIẾNG HẠ”
CỦA NHÀ THƠ LÝ VIỄN
GIAO
Mùa hạ đến
cũng là lúc cảm xúc thơ ca thăng hoa trong tâm hồn các thi sĩ. Tôi dám chắc
không có một nhà thơ nào mà lại không có tác phẩm viết về mùa hạ.
Thói quen
đọc thơ đã khiến tôi lang thang hết nơi này đến nơi khác cũng chỉ nhằm thoả mãn
niềm yêu thích thơ của mình.. Thật thích thú khi thả tâm hồn mình theo những tứ
thơ bay bổng về những cuộc chia ly mang theo màu hoa đỏ, nước mắt nhạt nhoà
theo những cánh lá me bay. Thổn thức cùng tiếng ve. Để rồi mỗi khi gặp ý thơ
đồng cảm lại nao nao…
Rồi tôi đã
gặp một Tiếng Hạ của tác giả đã vào tuổi ‘thất thập cổ lai hi’. Những câu thơ
ngắn gọn, xúc tích, gợi một Tiếng Hạ níu tâm trí tôi lại rất lâu và rồi lòng
tham đã thúc giục tôi mang về, ngồi ngẫm nghĩ từng câu từng chữ trong Tiếng Hạ
của tác giả Lý Viễn Giao.
Tiếng Hạ
Dưới vòm me
Một dàn ve
Lay chùm nắng
*
Tiếng chim cu
Gật gù
Xóm vắng
*
Sau trận mưa rào
Nước ngập bờ ao
Đêm đầy tiếng ếch
*
Gió thầm thì
Sáo vu vi
Diều treo mắt
*
Sao đầy trời
Giọt sương rơi
Dế mèn thôi hát (Lý Viễn Giao)
Năm khúc hạ được tác giả khắc hoạ
bằng năm bài thơ thể Haiku.(Một thể thơ được coi là ngắn nhất thế giới, xuất xứ
từ nước Nhật của thi sĩ lỗi lạc cũng là một vị thiền sư Matsuo Basho khai sinh
ra, sau đó được hai nhà thơ Yosa Buson và Masaoka Shiki hoàn thiện như chúng ta
thấy ngày hôm nay. Thơ Haiku du nhập vào Việt Nam từ rất lâu nhưng không phổ
biến rộng rãi bằng các thể loại thơ khác…Tuy vậy ta vẫn gặp được thể thơ này
nếu muốn …
Khúc hạ đầu
tiên được tác giả Lý Viễn Giao viết:
Dưới vòm me
Một dàn ve
Lay chùm nắng
Thật thơ
mộng khi tác giả cho ta chiêm ngưỡng khung cảnh trước mặt vào buổi sáng mà hình
ảnh cụ thể ở đây là “Dưới vòm me”có thể là tại một góc phố nơi thành phố, một
góc thị tứ, hay là cạnh cổng làng và cũng có thể là một góc vườn
nhỏ…ở đó có “Một dàn ve”…Quý ngữ thể hiện rõ ở câu này. Chỉ có mùa hạ mới có
tiếng ve ca, ý nghĩ thứ hai xuất hiện bởi câu “Lay chùm nắng”…Tiếng dàn ve lay
động nắng vàng xuyên qua đám lá me xanh. Hoặc cũng có thể gió mùa hạ lay động
tán lá me khiến cho người nhìn cảm nhận được từng chùm nắng lay động…..
*
Khúc hạ thứ
hai đã cất lên với vỏn vẹn 7 từ:
Tiếng chim cu
Gật gù
Xóm vắng
Sự việc cụ
thể ở đây là “Tiếng chim cu” quý ngữ chỉ mùa hạ về, vọng vang trong những buổi
chiều. Tiếng những chú chim cu cất tiếng gáy gọi bạn tình hoặc là tiếng gáy
chọc tức đối thủ….Mùa chim cu gáy tìm bạn cũng là mùa hạ…
Tiếng Hạ này
có sức gợi ở câu thứ hai rất rộng.Gật gù, người nghe chim cu gáy gật gù tán
thưởng hoặc giả chính những chú chim cu gáy ấy gật gù…
Ý gợi
tả thứ hai đưa ta đến khung cảnh làng quê với hai từ “Xóm vắng”…với tôi xóm
vắng gợi nhớ những buổi chiều quê êm ả đó đây là tiếng chim cu gù gọi bạn…lác
đác vài cánh cò tìm về tổ muộn… Và xóm vắng cũng có thể là một khu phố bình yên
với mấy thi sĩ đang ngồi nhâm nhi tách trà nóng mà gật gù theo tiếng mấy chú
chim cu gáy trong lồng....một Khúc hạ nên thơ và gợi mở thật thú vị...
*
Khúc hạ thứ
ba cũng đã bắt đầu lên tiếng:
Sau trận mưa rào
Nước ngập bờ ao
Đêm đầy tiếng ếch
Mùa hạ về
với phong cảnh làng quê đây rồi! tác giả hẳn đã có một đêm trú ngụ sau mưa ở
một làng quê vùng trung du. Tác giả không hề đưa cảm xúc vào chỉ gợi thôi mà
khiến tôi và hẳn nhiều bạn đọc cũng tràn đầy cảm xúc khi đọc và cảm khúc hạ
này.
Thời gian cụ
thể ở đây là “Sau trận mưa rào”(Quý ngữ chỉ mùa hạ đặc trưng của miền bắc) khi
mưa rào thường xảy ra vào cuối giờ chiều cũng có khi giữa chiều với
lượng nước rất lớn. Nước mưa từ những triền đồi hay những thửa ruộng bậc thang
tràn xuống ao chuôm và những thửa ruộng trũng không thoát kịp làm “Nước ngập bờ
ao”…Rồi khi đêm xuống bắt đầu là lúc ếch nhái và các loài côn trùng kêu
ran.. được tác giả nhắc đến trong câu cuối đầy sức gợi và sống động “Đêm
đầy tiếng ếch”.. Từ Đầy được tác giả dùng trong trường hợp này quả thật đắt
giá, đêm mênh mông là thế mà cũng Đầy bởi tiếng ếch gọi nhau...Một Tiếng Hạ
sống động gợi mở làm điểm nhấn của cả chùm thơ.
*
Khúc hạ thứ tư, đưa ta bay bổng vào không
trung
Gió thầm thì
Sáo vu vi
Diều treo mắt
Một hình ảnh
trừu tượng xuất hiện “gió thì thầm” chưa cho ta liên tưởng thấy mùa hạ, bởi Thu
cũng gió nhẹ nhàng vậy! ta vào câu thơ tiếp “sáo vu vi”… ồ ! mùa hạ với tiếng
sáo diều vi vu trên không ngày nào ta gửi gắm biết bao ước mơ đây rồi. Tiếp
theo là một câu thơ thực sự gợi mở với rất nhiều ý nghĩ cuốn theo “Diều treo
mắt”. Xưa là những con diều giấy mang theo ống sáo vi vút trên nền trời xanh đã
khiến lũ trẻ con chúng tôi vốn chỉ có cánh diều nhỏ xíu ngước mắt nhìn theo
ngưỡng mộ…và nay là những cánh diều đủ màu sắc khiến mấy đứa trẻ không chỉ treo
mắt nhìn theo… mà còn có hẳn một lễ hội diều với muôn hình thù các cánh diều
nhiều màu sắc lớn nhỏ bay liệng trên bờ biển khiến cho người lớn cũng phải
“treo mắt” mà không biết chán. Một tiếng hạ của tác giả đẹp đến nao lòng…
*
Dù không
muốn thì khúc hạ thứ 5 cũng đã lên tiếng
Sao đầy trời
Giọt sương rơi
Dế mèn thôi hát
Một đêm hè
trời trong veo là hình ảnh cụ thể mà tác giả miêu tả “Sao đầy trời”. Nhưng đêm
mùa hạ này đã khuya lắm rồi bởi câu thơ “Giọt sương rơi” gợi cho ta thấy đêm
khuya, nhưng nếu chỉ có sương rơi thì chưa hẳn là đêm hè..Nhưng hình ảnh “sao
đầy trời” thì không thể là mùa nào khác. Và câu cuối khẳng định thêm điều đó
bởi “Dế mèn thôi hát”. Đêm sao đầy trời cũng là lúc những chú dế cồ dế trũi cất
tiếng gáy… chỉ đến khi trời khuya khoắt chúng mới ngủ… Mặc sương rơi, mặc sao
sáng…
Năm khúc hạ
là năm cung bậc âm thanh khác nhau, tạo nên chùm thơ Tiếng Hạ của tác giả Lý
Viễn Giao. Cám ơn tác giả đã cho tôi có cơ hội đồng hành với những câu thơ ngắn
gọn về âm tiết, bao la về ý thơ và trĩu nặng về tình thơ… Năm cảnh sắc mùa hạ
trong thơ ông cũng chính là năm tác phẩm được tạo ra từ những ngôn từ chắt lọc
cẩn trọng theo luật thế thơ Haiku, mà tôi đã được chiêm ngưỡng… Tôi đã tự nhủ
thầm rằng :năm bông hoa này còn khoe nhiều hương sắc khác mà với một góc nhìn
còn hạn hẹp tôi chưa thể cảm nhận hết được.
Mong tác giả
và bạn đọc hãy coi đây là tình cảm của riêng cá nhân tôi giành cho một tác phẩm
mà tôi tâm đắc.
Sài Gòn tháng 6/2014
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP.HCM ngày 09.6.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét