Hoàng Giao cảm nhận bài thơ Người đàn bà khóc của Nguyễn Thanh Toàn
Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014
Bài thơ như một lời tâm sự về giọt nước mắt của người đàn bà, bằng những từ ngữ giản dị, chân thành nói lên được nỗi đau âm thầm của người phụ nữ. Tác giả đứng ở ngoài nhìn vào quan sát và hiểu được bản chất sự việc sâu sa bên trong của những giọt nước mắt đắng cay chua chát ấy…
Thông tin
cá nhân: (VanDanVietNet)
Tác
giả Hoàng
Giao
Tên thật Hoàng Thị Giao
Tên thật Hoàng Thị Giao
Năm sinh:
1960
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên vănthư
BV Chấn Thương chỉnh hình, Q5, TPHCM
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
Quê quán: Bắc Giang
Cư ngụ: Phú Nhuận, TPHCM
Nghề nghiệp: Nhân viên văn
ĐT: 01267477622
Email: hoangthig6@gmail.com
_____
HOÀNG GIAO BÌNH
BÀI THƠ “NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÓC” CỦA NGUYỄN
THANH TOÀN
NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÓC
Người đàn bà khóc
Nước mắt lăn theo lọn tóc nhòa phai
Sự nghiệp, công danh, địa vị, tiền tài
Quà tặng đắt tiền, tiện nghi xa xỉ …
Nước mắt lăn theo lọn tóc nhòa phai
Sự nghiệp, công danh, địa vị, tiền tài
Quà tặng đắt tiền, tiện nghi xa xỉ …
Người đàn bà khóc
Tấm tức, tủi hờn giữa muôn nghịch lý
Khi niềm tin bất chợt phôi pha
Dòng khổ đau dàn dụa trào ra
Sợi dây oan muộn mằn ngang trái
Những chuỗi ngày trống trải
Cứ dài thêm dài thêm
Tấm tức, tủi hờn giữa muôn nghịch lý
Khi niềm tin bất chợt phôi pha
Dòng khổ đau dàn dụa trào ra
Sợi dây oan muộn mằn ngang trái
Những chuỗi ngày trống trải
Cứ dài thêm dài thêm
Người đàn bà khóc
Nửa muốn lãng quên
Cam lòng chấp nhận
Nửa muốn vùng lên nổi loạn
Chỉ cần tìm một khoảnh khắc bình yên
Một bờ vai chia sẻ những muộn phiền
Nửa muốn lãng quên
Nửa muốn vùng lên nổi loạn
Chỉ cần tìm một khoảnh khắc bình yên
Một bờ vai chia sẻ những muộn phiền
Nhưng thực tại
Có biết bao trở ngại
Cần sự cảm thông
Cần lòng khoan dung
Cần bàn tay vỗ về chăm sóc…
Có biết bao trở ngại
Cần sự cảm thông
Cần lòng khoan dung
Cần bàn tay vỗ về chăm sóc…
Người đàn bà khóc
Nước mắt chảy ngược vào trong
Không thể quên nên chua xót quặn lòng
Không muốn nhớ mà ruột gan bào thắt
Chẳng thể gì bù đắp
Đành chịu hy sinh
Chỉ vì con gồng gánh riêng mình.
Nước mắt chảy ngược vào trong
Không thể quên nên chua xót quặn lòng
Không muốn nhớ mà ruột gan bào thắt
Chẳng thể gì bù đắp
Đành chịu hy sinh
Chỉ vì con gồng gánh riêng mình.
ĐÔI ĐIỀU MUỐN NÓI
Đọc bài thơ bỗng
nhiên tôi muốn nói một điều gì đấy mà có lẽ cũng là tâm trạng của nhiều người
khi đọc nó.
Tôi chỉ muốn nói
đôi lời về bài thơ theo ý nghĩa của cá nhân tôi, chỉ là bàn luận vấn đề đôi
chút về giọt nước mắt bất khả kháng của người đàn bà, chứ không bình luận bài thơ,
tất cả là nghĩ gì nói vậy từ những gì mà bài thơ nhắc đến.
Đứng về khía cạnh
nào đó thì tác giả của bài thơ đã quan tâm tới đời sống thiết thực của người
phụ nữ để bênh vực, chở che, cảm thông và chia sẻ.
Tuy rằng đã từ lâu
chúng ta luôn miệng nói bình đẳng nam nữ, nhưng trong thực tế những sự bất bình
đẳng vẫn xảy ra, phân biệt nam nữ vẫn còn, trọng nam khinh nữ vẫn còn, người
phụ nữ lo toan gia đình, còn người chồng thì vô tâm phá bĩnh vẫn còn. Người đàn
ông đích thực gánh vác trụ cột gia đình không phải là nhiều. Người phụ nữ vẫn
phải đương đầu với chuyện cơm áo gạo tiền trong khi người đàn ông chỉ ăn chơi
lêu lổng. Thật quá bất công.
Thoạt đọc bài thơ
này tôi đã thấy như được tác giả chia sẻ với chính mình. Và tôi nghĩ chắc cũng
có rất nhiều người cùng chung tâm trạng như tôi. Bởi lẽ bài thơ viết ra là để
cảm thông chia sẻ cho tất cả những người phụ nữ thiệt thòi bất hạnh trên trái
đất cũng như người phụ nữ Việt Nam .
Chính vì vậy mà nó
làm người ta xúc động. Là con người ai cũng mong được hạnh phúc may mắn cả.
Nhưng nếu đã lỡ sa chân vào “bến đục” thì ít nhất cũng cần có ai đó hiểu được
mình để đời bớt bất công hơn, làm dịu nỗi đau mà mình đang phải gánh chịu.
Bài thơ chân tình
và hiểu thấu đáo sâu sắc được nỗi đau của người phụ nữ bất lực trước cuộc sống
gia đình, chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong, để cắn răng chịu đựng… Cho nên
người đàn bà dẫu khóc cũng chỉ khóc một mình và tất cả chỉ một mình chèo lái
trước bão giông, không được người bạn đời chung vai đấu cật, mà còn bị những
người chồng đẩy thêm sâu vào giống tố. Cho nên người đàn bà KHÓC.
Đó chính là nghịch
lý.
Bài thơ không nói
rõ lý do người phụ nữ KHÓC, không nói rõ người đàn ông đã làm gì để người phụ
nữ đau. Mà chỉ nói rằng người đàn bà khóc, khóc vì đang đau.
Thực tế những
người đàn ông thì có trăm ngàn cách làm cho người đàn bà đau, mỗi người một vẻ.
Người đàn bà cũng có trăm ngàn nỗi đau riêng. Tất cả là do những tệ nạn xã hội
mà ra. Người đàn bà thì yếu đuối không bảo vệ được mình.
Lấy một thí dụ:
Nghịch lý của
những con người được cha mẹ sinh ra và lớn lên tự nhiên lấy phải những người
chồng vũ phu độc ác, không chịu làm việc tăng thu nhập cho gia đình mà còn rượu
chè cờ bạc đỏ đen rồi về bắt vợ phải đưa tiền cho hắn vung vào những canh bạc
làm tán gia bại sản. Không đưa tiền thì hắn đánh hắn chửi hắn làm nhục, người
vợ khóc hắn cũng đánh vì đã khóc. Thôi thì đành phải khóc một mình.Tự chia sẻ
một mình.
Điều đáng thương
hơn nữa là người đàn bà không còn niềm tin vào cuộc sống nữa. Tình là tội.
Không có cái tội nào lớn hơn cái tội của tình gây ra. Có những người đàn ông
không sa vào cờ bạc đỏ đen thì lại gia trưởng hống hách, bắt vợ phải phục tùng
ý hắn mọi lúc mọi nơi không được trái lời, không được có ý kiến, hoặc
nhốt vợ vào chiếc lồng son không được giao du với thế giới bên ngoài chỉ vì sợ
vợ có cơ hội rơi vào tay kẻ khác. Sự ghen tuông bệnh hoạn của người đàn ông
cũng khiến người phụ nữ đau đớn tận cùng.
Còn một nỗi đau
lớn khiến người phụ nữ nuốt nước mắt vào trong nữa là sự tham lam vô bờ
bến của người đàn ông ngày nay: tham vàng bỏ ngãi, năm thê bảy thiếp, để rồi
đối xử tệ bạc với vợ nhà.
Tình yêu là khát
vọng của người đàn bà. Nhưng, phải nói rằng có rất nhiều người đàn bà không có
tình yêu của người đàn ông mang lại, phải chung sống với người mình không yêu
thương. Nhưng tại sao lại có những cuộc hôn nhân không cân xứng ấy? Có lẽ là do
sự lựa chọn nhầm của chính chúng ta, hoặc do ép buộc của bậc cha mẹ, hoặc do
người trong cuộc tham tiền tài danh vọng, tham sắc nên không có khả năng chọn
đúng đối tượng phù hợp. Tham lam đã làm ta mờ mắt mất rồi.
Vì vậy mà có người đành sống không có tình yêu!
“Người đàn bà khóc
Tấm tức, tủi hờn giữa muôn nghịch lý
Khi niềm tin bất chợt phôi pha”
Tôi nghĩ khi nỗi
đau quá lớn thì nỗi đau ấy không còn dừng lại ở sự “tủi hờn” được nữa, mà nó
muốn “vùng lên nổi loạn”, không còn những “niềm tin bất chợt phôi pha” mà là đã
mất sạch ráo trọi, chỉ còn lại bão giông. Ước mơ tột cùng của người đàn bà là
sự bình yên và sự chia sẻ. Nhưng đã không thể có được và đã mất hết niềm tin.
Nên người đàn bà “Cam lòng chấp nhận” và
“KHÓC”
“Người đàn bà khóc
Nửa muốn lãng quên
Nửa muốn vùng lên nổi loạn
Chỉ cần tìm một khoảnh khắc bình yên
Một bờ vai chia sẻ những muộn phiền”
Tác giả chắc đã
chứng kiến nhiều cảnh đau lòng của nhiều người phụ nữ bất hạnh thiệt thòi trong
cuộc sống nên muốn đưa nó vào thơ để có dịp chia sẻ cùng họ. Dù sao thì cũng có
một nỗi niềm muốn họ bớt đau, và muốn người đàn ông của người đàn bà hãy hiểu
để tìm cách đừng làm người phụ nữ của mình đau nữa.
“Người đàn bà khóc
Nước mắt chảy ngược vào trong
Không thể quên nên chua xót quặn lòng
Không muốn nhớ mà ruột gan bào thắt
Chẳng thể gì bù đắp
Đành chịu hy sinh
Chỉ vì con gồng gánh riêng mình”.
Con người sinh ra
để được hạnh phúc chứ không phải là để chịu những điều bất công vô lý do người
chồng vô tâm mang lại. Bài thơ dừng lại ở sự phản ánh nỗi đau và trông chờ người
đàn ông thức tỉnh.
Bài thơ như một
lời tâm sự về giọt nước mắt của người đàn bà, bằng những từ ngữ giản dị, chân
thành nói lên được nỗi đau âm thầm của người phụ nữ. Tác giả đứng ở ngoài nhìn
vào quan sát và hiểu được bản chất sự việc sâu sa bên trong của những giọt
nước mắt đắng cay chua chát ấy…
Người đàn bà trong nỗi đau âm thầm của riêng mình cũng chỉ
mong người khác hiểu được giọt nước mắt của mình, chỉ có vậy cũng hạnh phúc lắm
rồi.
Thấu hiểu, chính
là cái nút cởi ra mọi gút thắt của cuộc sống. Con người bất hạnh chính bởi vì
chúng ta không thấu hiểu nhau mà ra.
Thấu hiểu cảm
thông và chia sẻ, chính là chìa khóa mở ra con đường đi đến hạnh phúc...
20/4/2014
Hoàng
Thị Giao © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 16.11.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét