Đọc “Khung Trời Cũ” thơ Tuệ Sỹ – Bài viết Châu Thạch (ĐN)
Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019
Tuệ Sĩ
là một nhà thơ được mên mộ, một thiền sư được kính trọng. Ngài còn là một tù
nhân lương tâm chịu án tử hình. Cuộc đời ngài và thơ ngài đã được viết hàng
ngàn trang và sẽ đi vào lịch sử, văn học sử. Bài thơ “Khung Trời Cũ” của
ngài là một bài được nhà thơ Bùi Giáng, cũng là một nhà thơ được
trọng vọng bậc nhất Việt Nam đánh giá là một bài thơ “đã trùm lấp
hết chân trời mới cũ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương.”
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Châu Thạch
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Tên thật: Trương Văn Trạn
Quê: Quảng Nam
Chỗ ở hiên nay: 75 Phan Kế Bính, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3894610
Email: truongvantran@hotmail.com
_____
Ðôi mắt
ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu
xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút
vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp
đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi
lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá
này và hạt muối đó chưa tan
Cười
với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa
đông mai mùa hạ buồn chăng!
Ðếm tóc
bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi
đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó
lại bốn vách tường ủ rũ
Suối
nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Tuệ Sỹ
Lời
Bình; Châu Thạch
Tuệ Sĩ là một nhà thơ được mên mộ, một thiền
sư được kính trọng. Ngài còn là một tù nhân lương tâm chịu án tử hình. Cuộc đời
ngài và thơ ngài đã được viết hàng ngàn trang và sẽ đi vào lịch sử, văn học
sử. Bài thơ “Khung Trời Cũ” của ngài là một bài được nhà thơ
Bùi Giáng, cũng là một nhà thơ được trọng vọng bậc nhất Việt Nam
đánh giá là một bài thơ “đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường Thi Trung Hoa
tới Siêu Thực Tây Phương.”
Trước
hết, ta hãy thưởng thức khổ đầu của bài thơ “Khung Trời Cũ”:
Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội
cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi
hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng
tàn
Bình
về ba chữ “đôi mắt ướt”, nhà thơ Bùi Giáng đã viết: “Đôi mắt ướt?
Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh? Thi sĩ không
nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ. Tha hồ chúng
ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ
nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước
suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ
đã đánh mất rồi chăng?”
Bùi
giáng không bình hai chữ “tuổi vàng". Thế nhưng ta biết “tuổi vàng”
cũng có nhiều nghĩa. Tuổi vàng là tuổi thời thanh xuân trẻ đẹp. Tuổi vàng cũng
là tuổi về già như lá vàng ảm đạm.
Về
cụm từ “khung trời hội cũ” Bùi Giáng viết: “Đôi mắt ướt tuổi vàng /Khung trời
/Hội cũ. Xin xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị
thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? - Cung trời hội cũ. Một hội đạp thanh? Một
hội nao nức? - "Giờ nao nức của một thời trẻ dại?".
Về
câu thơ “Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang” nhà thơ Bùi Giáng viết: “Áo
nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia
băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?” Bùi giáng cho biết,
Tuệ Sĩ vốn xưa kia có một thời ở Lào nên có thể “áo màu xanh” là áo của cô gái
Lào thuở ấy.
Đọc
khổ thơ nầy, Châu Thạch liên nghĩ đến “đôi mắt ướt” không phải là đôi mắt lệ
trào mà cũng không phải là đôi mắt long lanh. Ở đây Tuệ Sĩ không nói rõ đôi mắt
của ai những có thể hiểu ngầm là đôi mắt cúa chính nhà thơ.
Nhà
thơ là một tu sĩ đầy đạo hạnh, cho nên khó mà ngài chú ý đến một đôi mắt long
lanh của giai nhân nào đó để đến nỗi thành thơ, cho nên cũng khó mà làm cho đôi
mắt ngài ướt lệ bởi cái tâm ngài đã đi vào cõi tịnh, không khóc cười cho sinh
diệt của trần gian.
Vậy
“đôi mắt ướt” của Tuệ Sĩ là đôi mắt gì? Đó là đôi mắt huệ. “Đôi mắt thấu
rõ, thông suốt, vượt ra ngoài chấp trước, không hề vương vấn,
không hề lưu lại, không chìm nơi cảnh, chẳng đọng nơi tâm, phủ sạch mê mờ. Nhìn
mà không đắm, thấy mà không vương không khởi, thấy đơn
thuần chỉ là thấy, thấy như là không thấy, thấy một cách rõ
ràng chân thật, thấy trọn vẹn tận cùng thể tánh các
pháp, cái thấy đó mới là đích thực”. Cái thấy đó nằm trong “đôi mắt ướt” của
thi nhân.
Từ
quan niệm về cái thấy trong đôi mắt ướt của thi nhân, Châu Thạch nghĩ rằng hai
chữ “tuổi vàng” cũng không để chỉ thời thanh xuân trai trẻ hay thời già lão của
đời người. Bởi vì với cái nhìn Phật pháp như thế, thì những biến động vô thường
của kiếp sống, ngài sẽ thấy xa hơn một đời người ngắn ngủi..
Vậy
thì “tuổi vàng” ở đây là tuổi của linh hồn, tức là tuổi mà linh hồn tồn tại qua
bao nhiêu kiếp cho đến nay. Hiểu như thế vì chúng ta suy diễn từ cụm từ “khung
trời hội cũ” của câu thơ. Ta để ý đến chữ “hội”. Hội là tề tựu lại, là tập
trung lại. Vậy “khung trời hội cũ” là khung trời của bao nhiêu kiếp
sống mà nhà thơ đã trãi qua được hoài niệm lại, hay được thấy lại trong đôi mắt
ướt là đôi mắt thông tuệ, đôi mắt nhìn thấy bánh xe luân hồi đã quay trong
những đời quá khứ của thi nhân.
Vậy
thì qua câu thơ “Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ” có thể hiểu Tuệ Sĩ đã
“quán” được, nghĩa là đã thấy được quá khứ, thấy được những tiền
kiếp của linh hồn mình.
Từ
câu thơ thứ hai “Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang” ta liên nghĩ đến
bốn câu trong bài thơ “Hợp Tan” của Vũ Hàng Chương:
Phải chăng từ độ ấy quan san
Trời Đất cùng nhau nỗi hợp tan
Nhưng chỉ mình ta phai áo lục
Còn Khanh sau trước vẫn hồng nhan
(Hợp
tan)
Đọc
Vũ Hoàng Chương ta hiểu “áo lục” là áo của thi nhân hay nói chung là áo của kẻ
sĩ, của người nho nhã. Do vậy ta suy diển được câu thơ “Áo màu xanh không xanh
mãi trên đồi hoang” nói về sự phai màu của chiếc áo kẻ sĩ phải dãi đầu nắng mưa
nơi thâm sơn cùng cốc.
Như
thế “Áo màu xanh” chắc chắn không phải của một nàng trinh nữ nào đó trên đất
Mường hay trên đất Lào xa xôi mà một tu sĩ Phật pháp cao thâm như Tuệ Sĩ có thể
lưu lại trong tâm mình bởi “một lần nhìn đắm đuối”. Cho dầu Tuệ Sĩ là một nhà
thơ chăng nữa, thì dưới con mắt đạo mạo cúa bậc chân tu, cái nhìn “áo màu xanh”
phải đem đến một suy tư cao hơn với cái nhìn trần tục như ta.
Vậy
thì qua thơ, ta có thể hình dung Tuệ Sĩ đang ngồi một mình trên đồi cao vắng
vẽ, quán tưởng thấy tiền kiếp của mình, và bởi một phút nhìn thấy bất ngờ đó,
nhà thơ biết được linh hồn mình lang thang qua bao thế hệ như là một tên du
thủ:“Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ”. Du thủ du thực hiểu nghĩa xấu là chơi
bời lêu lỏng, xấu xa, hung bạo. hiểu theo nghĩa bình thường thì là người nay
đây mai đó, sống lông bông không ổn định.
Du
thủ hiểu theo nghĩa thơ Tuệ Sĩ là một con người cô đôc đi mãi mê trong vô định,
từ kiếp nầy lang thang qua kiếp khác, để bây giờ ngồi đây “Thắp đèn khuya ngồi
kể chuyện trăng tàn”.
Khuya
là hình ảnh cúa đêm thế gian mờ tối, trăng tàn là sự sáng của trăng sắp tắt,
hay là hình ảnh của đời người đi qua muôn kiếp, chẳng khác chi những
đêm trăng tàn trên trần thế.
Tuệ
sĩ đã “Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn”. Nhà thơ kể cho ai nghe đây? Kể
cho mình nghe, trước sự vô thường, phôi pha, biến động thầm lặng của
đất trời:
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa
tan
Cười với nắng một ngày sao chóng
thế
Nay
mùa đông mai mùa hạ buồn chăng!
Nhà
thơ Bùi Giáng đã bình khổ thơ nầy như sau:
“Thy
nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng
giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?
Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ
về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của
trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuyết nguyệt
phiêu du”.
Nhà
thơ Tuệ Sĩ đã đem đỉnh đá và hạt muốn đặt ngang nhau. Ta thây hạt
muối tan mau, đỉnh đá tồn tại ngàn năm nhưng rồi cũng sẽ tan một thời kỳ nào
đó. Hiện giờ cả hai chưa tan nhưng sự phù du của nó có khác gì nhau. Đối với
thiên nhiên “ngàn năm như một ngày, một ngày như ngàn năm” vậy. Nhà thơ hiểu
luật vô thường nên cười với một ngày nắng qua mau và tự tại khi thấy nay mùa
đông mai đã mùa hạ rồi.
Khổ
thơ cho ta thấy một thế giới lạnh lùng biến động, muôn vật đều đồng một
thể, thay đổi trong cái thời gian lạnh lùng mà sự ngắn dài của tháng
năm trở thành vô nghĩa. Khổ thơ cũng dạy nhìn đời bằng cái tâm trung tính, vắng
lặng với nụ cười như nụ cười vô tư trong nắng.
Cuối
cùng nhà thơ tự thú mình chưa già mà đã mỏi gối chồn chân:
Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Ở
vế thơ trên Tuệ Sĩ nói mình đang ngồi trên “Đỉnh đá nầy” để thấy “đồi hoang”,
“núi lạnh” và “biển im”. Vậy nhưng bây giờ nhà thơ “ngó lại” thì
thấy “bốn vách tường ủ rủ”. Đây là bức tường của những kiếp nhân sinh, bức
tường khổ đế, bức tường sinh lão bệnh tử. Đúng ra là bức tường thời gian nhốt
bánh xe luân hồi trong đó để Tuệ Sĩ hay loài người cứ phải lang thang trong đó
vạn ngàn năm.
Bài
thơ cho ta thấy một tuổi vàng, một tuổi muối, một tuổi đá đều như nhau cả, Tất
cả sẽ từ tuổi nầy đi qua tuổi khác, lang thang trong thời gian vô định như bốn
bức tường nhốt linh hồn ta trong trủng bóng chết đời đời mà dầu tu
hành như thiền sư cũng chưa thể thoát ra! Đọc bài thơ linh hồn ta cảm nhận
được hết cái thú đau thương là cái thú được nghe tiếng thơ trong
sáng vô biên viết về sự trầm tư trong linh hồn cúa một thiền sư đức cao trọng
vọng./.
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật lại theo nguyên bản của tác giả gởi từ Đà Nẵng ngày 13/5/2019
Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét