Chất lính – Truyện ngắn Nguyễn Đức Hậu (Bình Thuận)
Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
Một lần lên Buôn Ma Thuột công tác, tôi mượn chiếc xe 67 của đứa em họ đi làm việc cho tiện. Trên đường về ghé đổ xăng, tình cờ tôi gặp Nhỡ cũng đang mua xăng. Mừng quá, anh cứ một mực mời tôi về nhà chơi. Hai xe nối đuôi nhau chạy tuốt ra ngoại ô thành phố.
Thông tin cá
nhân: (VanDanVietNet)
Tác giả Nguyễn Đức Hậu
Sinh ngày 21-3-1952
Hội viên hội Văn nghệ Bình Thuận
Địa chỉ: 406 Thủ Khoa Huân – Thành phố Phan Thiết
ĐT: 090 4462958
Email: nguyenduchau406@gmail.com
_____
Sinh ngày 21-3-1952
Hội viên hội Văn nghệ Bình Thuận
Địa chỉ: 406 Thủ Khoa Huân – Thành phố Phan Thiết
ĐT: 090 4462958
Email: nguyenduchau406@gmail.com
_____
1.
Một lần lên Buôn
Ma Thuột công tác, tôi mượn chiếc xe 67 của đứa em họ đi làm việc cho tiện. Trên
đường về ghé đổ xăng, tình cờ tôi gặp Nhỡ cũng đang mua xăng. Mừng quá, anh cứ
một mực mời tôi về nhà chơi. Hai xe nối đuôi nhau chạy tuốt ra ngoại ô thành
phố.
Trời chiều. Chỉ
còn vài chòm nắng yếu ớt như những chiếc chiếu phơi trên mấy mỏm núi xanh xanh.
Đây đó, những sợi khói lam chiều lan tỏa rối vào nhau. Anh giơ tay xin đường, mặc
dù xi nhanh bên phải xe anh đang nhấp nhóa. Tôi rẽ theo anh và thắng lại trước
một căn nhà xây kiểu một mái, lợp tole thiếc trên sườn đồi thoai thoải. Sau
hàng rào có cánh cổng bằng những thanh bìa gỗ ghép lại là khoảng sân hẹp đất
đồi nâu đỏ. Trước thềm, hai chậu cảnh trồng cây lá vàng bạc nom cằn cỗi đặt hai
bên. Chứng tỏ chủ nó không chăm sóc chu đáo.
Một người đàn bà
trẻ, đẹp, chừng hai lăm hai sáu tuổi cùng một bé gái xấu xí khoãng bốn tuổi ra
mở cổng. Tôi chào, chị không đáp lễ. Hai mẹ con ngó tôi bằng cặp mắt lạnh lùng
rồi quay vào ngay sau khi cổng mở.
- Vào đi Dũng. Anh
lúng túng mời tôi vào nhà. Ông ra giếng đằng sau rửa ráy rồi chờ tôi dăm mười
phút, tôi về ngay.
Nói xong, anh quay
xe phóng vù đi. Tôi không kịp phản ứng gì. Tôi vào nhà, đặt giỏ xách lên bàn. Trong
nhà cũng tuềnh toàng. Một bộ sa-lon hộp cũ kỹ, màu đã xỉn lại, lưng ghế đen xì
những ghét đặt chổng chơ ở phòng khách khá rộng. Một cái giường đơn kê cạnh cửa
sổ. Vài cái quần áo trẻ con vương vãi cuối chiếu. Một làn đủ các loại đồ chơi: xe
ô tô chạy pin, đồ nấu ăn… ở góc nhà. Trên tường màu xanh dương nhạt đã bạc
loang lổ, một cuốn lịch gãy thanh kẹp xõa xuống.
Tôi chưa kịp rửa
mặt mũi chân tay, anh đã về. Tôi vội ra mở cổng vì cánh cổng cứ tự động khép
vào. Anh dựng xe, bỏ đồ ăn xuống, không nhìn tôi nói:
- Bây giờ thì tôi
và ông vào bếp một chút, làm món gì lai rai.
Tôi xách những bị
nilon ra giếng. Khi đi ngang qua cửa sổ phòng trong, tôi tò mò đánh mắt vào, thấy
chị vợ nằm nghiêng quay về phía trong vách. ”Chắc hai vợ chồng giận nhau”. Tôi
nghĩ. Nhưng giận gì thì giận, nhà có khách cũng nên vui vẻ, lo nấu nướng, chứ ai
lại để cả chồng lẫn khách chui và bếp, còn mình thì nằm ườn ra đấy. Tự nhiên
tôi thấy hối tiếc là mình đã theo anh về không đúng lúc.
2.
Anh dọn cho hai mẹ
con ăn ở phòng trong. Lấy chiếc chiếu trải giữa phòng khách, bày thức ăn ra. Một
đĩa cá chiên,rá rau sống, chén mắm ớt, một bị đậu phộng da cá, vài cái bánh
tráng nướng và hai chai rượu trắng.
- Tôi đã nhiễm
cách nhậu miền Nam
từ lúc nào rồi “nước nhiều hơn mồi”. Anh cúi lom khom xê dịch các món ăn cho
hợp lý, nghiêng mặt về phía tôi vừa nói vừa cười.
- Ngược lại tôi là
dân phá mồi dữ lắm đấy.
- Đừng bậy, hôm
nay hai thằng phải say ra say. Đâu phải ngày xưa ở rừng Kon Tum, Gia Lai mà lo.
- Sao không để vợ
con cùng ngồi cho vui? Tôi ý tứ thăm dò.
Mắt anh hơi tối
lại, khiến tôi muốn rút lại lời nói của mình. Anh nhìn như đọc hết những ý nghĩ
diễn ra trong đầu tôi từ lúc về nhà đến giờ.
- Từ từ, đừng nóng
ruột. Trong số bạn bè thì ông là người đáng để cho tôi giải tỏa nỗi đau của số
phận đấy!
Rượu được vài
tuần. Anh hơi ngả người về phía sau, tay trái chống chiếu, tay phải dụi cái
đuôi thuốc lá vào gạt tàn, cặp mắt như nhìn vào một nơi nào đó xa xăm. Anh kể:
Sau khi ông bị
thương ra Bắc. Tôi ở lại đánh nhau thí xác. Sau cũng lên được chức tiểu đoàn
phó. Mùa xuân năm 1975, đơn vị mình không được tiến về Sài Gòn, mà trụ lại ở
Tây Nguyên, chuyển sang làm kinh tế. Trước khi nhập ngũ, tôi là sinh viên
trường Đại học Giao thông Sắt bộ Hà Nội, ông đã biết rồi.. Đơn vị bố trí cho
tôi trở lại trường, học xong, lấy bằng đâu đấy rồi về phụ trách đơn vị thi công
cầu đường. Và chính ở đây, tôi đã đánh mất cái “chất lính” tiềm ẩn trong mình
bao nhiêu năm qua chỉ vì một chút ham vui. Ban đầu, làm ăn cũng gặp khó khăn. Sau
khá dần lên. Được trên khen là đơn vị làm kinh tế giỏi. Nhưng ông ạ. Ở đời như
có quy luật bù trừ, được cái nọ thì cái kia phải vơi đi. Khi tiền về nhiều thì
lương tâm lại hao dần và tan vào không khí như băng phiến. Đồng tiền nó làm
thay đổi nếp nghĩ của mình nhiều quá! Những mối quan hệ làm ăn hình thành kéo
theo những mánh lới khôn ngoan và ma mãnh. Tôi bắt đầu học cách ăn chơi qua
những chuyến đi công tác. Mỗi buổi chiều, sau khi giải quyết một đống công
việc, là cùng đơn vị đối tác kiếm nơi ăn nhậu chu đáo nhất. Các nhà hàng với
những món ăn sang trọng, lạ miêng và cả “đặc sản” đặc biệt nữa. Nhậu la đà cho
đến mười giờ khuya, quay về khách sạn, mở cửa phòng ra là đã thấy một con gà tơ
nhốt sẵn.
- Ăn nhậu no say
thế, đêm lại còn nấu cháo à? Tôi hỏi cắt ngang.
- Ông thì bao giờ
cũng chỉ là thằng Dũng tồ. Đừng ngắt lời tôi. Dân làm ăn ám chỉ “cái món kia”.
- A, à!
Dừng một tí, anh
hơi đỏ mặt, giọng thú tội:
- Lâu dần thành
quen mới chết chứ! Nhậu xong, không có không chịu được! Lính tráng chúng nó
bảo: ”Thủ trưởng chưa vợ con, bệnh gì mà cữ? Cứ xả láng đi, lúc lấy vợ vào là
bị cấm chỉ! ”Thời gian cứ thế trôi. Tiền làm ra càng nhiều thì những ngón nghề
ăn chơi càng sắc sảo. Một hôm, trong lúc nhậu, thằng Trọng kế toán trưởng ghé
tai tôi thì thầm:
- Em nhốt sẵn cho
anh một con “tơ” trăm phần trăm ở phòng ấy.
- Sao mày biết là
“tơ”? Tôi nhướng mày hỏi.
- Em đến tận nơi, đặt
con mụ chủ bốn vé chứ anh tưởng ít hả?
- Hàng rởm đấy mày
ơi! Tao lạ gì mấy con mụ Tú bà.
- Không mà anh, nó
đàng hoàng tử tế lắm. Vả lại nó đã cầm tiền của mình đâu. Để anh kiểm chứng
xong em mới chi chứ.
Nghe đến đây tôi
bất giác thở dài. Anh ngồi thẳng dậy, rút diếu thuốc, bật quẹt, nhưng không
châm, lại tắt đi:
- Hôm đó tôi say
lắm, chân đi không vững. Nhưng cái đầu tôi thì lúc nào cũng tỉnh. Chả thế mà
mấy con bé bia ôm không bao giờ ăn gian tôi được một xu.
Cầm hóa đơn, tôi
còn chỉ cho bọn nó từng chỗ tính nhầm. Tôi về phòng với tâm trạng lâng lâng, phấn
chấn. Bụng cứ háo hức như đi gặp người yêu.
Nhỡ để thuốc và
quẹt xuống chiếu, cầm ly rượu, nhướng mày ra ý bảo tôi cầm ly lên. Anh cụng vào
ly tôi, tợp một hớp,bẻ cái vây đuôi con cá bỏ vào miệng nhai chậm rãi. Đoạn tợp
một hớp nữa cho ngọt giọng, anh kể tiếp:
- Mở cửa phòng ra,
tôi ngây người ngắm. Cô gái đẹp mê hồn! Cô mặc thật đơn giản. Một bộ đồ lấm tấm
hoa xanh vải KT. Mớ tóc dài kẹp trễ, buông hờ hững sau lưng. Đường ngôi chẻ cân
ở giữa. Hai mái tóc cong cong ôm lấy gương mặt trái xoan trắng mịn. Cái mũi dọc
dừa thanh tú. Đôi mắt hơi hoang dã, dài dại nhìn tôi trân trân, không tỏ ra sợ
sệt, cũng không tỏ ra vồ vập như những cô gái làng chơi khác.
Cảm giác thèm khát
dâng mạnh trong tôi. Tuy vậy,trước một cô gái đẹp như thế, không gã đàn ông nào
dám sỗ sàng.
- Em ngồi xuống
đây. Tôi chỉ vào ghế salon da mời.
…
- Đợi anh lâu
chưa? Mạnh dạn hơn, tôi tán.
Nhưng câu hỏi của
tôi rơi tõm vào khoảng không của căn phòng lịch sự, rồi bị quạt hút hút đi thổi
ra ngoài.
- Sao em không nói
gì với anh?
…
Tôi đến gần cô, giơ
tay khẽ khàng vuốt mái tóc óng mượt. Mùi dầu thơm, mùi da thịt con gái dâng lên
mũi tôi ngây ngất. Cô đứng im không động tĩnh. Không một cử động nào trên nét
mặt thanh tú của cô. Mạnh dạn hơn, tôi hôn nhẹ vào tóc cô. Vẫn không có một cử
chỉ phản kháng hay đồng tình. Tôi đâm ngán. Nhưng rồi tôi tự nhủ: ”Chắc con gái
nhà lành, lần đầu chưa biết gì, nghèo khổ, cần tiền thì tìm đên con mụ chủ
chứa, đâu ý thức hết được điều gì sắp xảy ra với mình. ”Trong tôi thoáng gợn
lên sự phản kháng: ”Mình là kẻ độc ác” Thằng đàn ông trong tôi cãi lại, lý
giải: ”Đời mà, không mình thì thằng khác”. Tôi đánh liều, dịu dàng dắt cô vào
giường, dịu dàng cởi từng nút áo của cô… cho tới khi người cô không còn một
mảnh vải. Cô vẫn lặng im. Đôi mắt cô nhìn tôi ngây ngây, không trách móc, không
phản kháng, không khuyến khích.
Tôi ngây dại ngắm
bức tranh tuyệt mỹ. Vẻ đẹp thuần khiết và thánh thiện quá khiến tôi chùn tay, như
sợ động vào thì vẻ đẹp ấy tan biến mất.
Say ngắm hồi lâu, khi
không còn đủ sức cưỡng lại sự bức bối, tôi gạt phắt những băn khoăn, và…
Hình như tôi đã
làm việc ấy không chỉ đơn thuần của kẻ mất tiền, mà bằng tất cả sự dịu dàng, đắm
say của một người chồng trong đêm tân hôn. Bỗng cô ôm xiết lấy tôi, rùng mình… mắt
cô ánh lên tia nhìn ngây ngất, ấm áp, làn môi hé mở, mấp máy. Tai tôi thoảng
một tiếng: ”Anh”!
3.
Có tiếng gõ cửa nhè nhẹ.Tôi mở mắt.Trong ánh sáng lờ mờ của
ngọn đèn ngủ,tôi thấy kim đồng hồ chỉ 4 giờ hơn gì đó.Tôi vừa mặc quần áo vừa
ngắm cô lần cuối.Cô đang ngủ ngon lành như nhà mình,mặt rạng lên mãn nguyện.Tôi
mặc quần áo cho cô và một cảm giác vừa thỏa mãn vừa day dứt xáo trộn trong tôi
khi mặt nệm trắng cho thấy trước đó vài giờ cô ấy còn là một cô gái trong trắng
nhường nào!
Tôi thức cô dậy,
đưa cô ra cửa và không quên đặt vào tay cô một xấp tiền.
Cô nhìn tôi với
con mắt lạnh lùng, vô cảm. Bàn tay xòe ra. Những đồng tiền xanh xanh rơi tung
tóe trên nền nhà. Tôi kịp nhìn bàn tay trắng mềm mại, những ngón búp măng thon
và dài. Lòng tôi thoắt buồn ngơ ngác, trống rỗng.
Cửa mở, một phụ nữ
sồn sồn dẫn cô đi.
4.
Những tháng ngày
sau đó, trong tôi có một cái gì rất khác lạ. Cảm giác ấy thực sự chưa bao giờ
xuất hiện trong cơ thể tôi. Nó bần thần, nó khắc khoải thế nào đó, rất khó
chịu! Hàng trăm câu hỏi về cô ấy cứ xoắn lấy đầu tôi mà không có câu trả lời.
Thế rồi công trình
miền Tây kết thúc. Tôi rút quân đi làm chỗ khác. Mãi tới hơn một năm sau, và
dường như mọi cảm giác đã trôi tuột đi hết, tôi đã quên bẵng cô gái làng chơi
ngày nào bởi có những cô trẻ đẹp khác cùng những thú vui mới lấp vào. Tưởng
quên chuyện cũ được luôn. Ai ngờ chúng tôi lại có công trình gần Cao Lãnh. Tự
nhiên trong tôi lại bùng lên cái tình cảm tưởng như đã nguôi ngoai. Tôi kêu
thằng Trọng nhờ nó tìm lại cô gái ấy. Thằng Trọng nhăn nhở bảo:
- Em cũng có ý tìm
để hưởng sái. Nhưng con mụ chủ chứa nó bảo trên đường người của nó dẫn về sáng
hôm đó, con bé giằng ra chạy mất. Buổi chiều thằng mặt rỗ của nhà hàng phát
hiện ra một người đàn ông ấn con bé lên xe đò chạy hướng Sa Đéc. Nó lấy xe
honda bám theo nên biết nhà con bé ở miệt quê, cách Sa Đéc hơn chục cây số.
- Bọn chủ nó quản
gái kỹ lắm cơ mà? Sao lại xổng được?
Thằng Trọng ghé
tai tôi thì thào:
- Nó bị tâm thần!
- Hả!
- Bọn chủ chứa
khốn nạn,thấy đặt giá cao,chúng sai người tìm con bé tâm thần thường tha thẩn
trên đường phố những ngày trước đó.Tìm thấy,chúng dắt về tắm rửa,chải chuốt
rồi…
Tôi điếng người!
Trời ơi! Thảo nào cô ấy không nói. Tại sao mình lại không nhận ra những biểu
hiện của cô ấy cơ chứ? Tôi cứ tự xỉ vả mình là kẻ ngu ngốc. Và từ lúc nào hình
bóng cô gái ấy đã bước hẳn vào đời tôi. Người tôi gầy rộc đi. Từ đó tôi đâm
ngán những trò chơi bời nhăng nhít như thế. Tôi bàn với Trọng:
- Tiền đây,chú
giúp anh đưa thằng mặt rỗ,bảo nó chỉ nhà cô bé rồi về đây đón anh.
- Để làm gì hả
anh?Quên đi,một con bé tâm thần!
- Tao quyết định
rồi,mày phải giúp tao bằng được,để tao gặp gỡ gia đình người ta.
- Anh điên rồi!
Nói vậy, nhưng
Trọng vẫn giúp tôi. Hai ngày sau, nó đưa tôi đến cổng rồi chuồn. Tôi mạnh dạn
vào thẳng nhà. Ba má cô ấy là người làm vườn, hiền lành, chất phác. Nhà nghèo,
nhưng vẫn cho con ăn học tử tế. Tên cô là Võ Thị Sương. Học đại học Sư phạm năm
thứ ba thì mắc bệnh. Cậu em trai đang học lớp mười hai. Sương thường bỏ nhà đi
vào lúc lên cơn bất chợt. Gia đình đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không có kết
quả. Lên cơn là cô lang thang, không hề biết những nguy hiểm đang rình rập
mình. Má Sương đau đớn cho tôi biết là cô đã sinh con gái. Đứa bé xấu xí, trán
gần như không có, chậm chạp và ngớ ngẩn. Tôi bàng hoàng, lòng như xát muối!
Một tuần sau, tôi
tìm được ông thầy ở Buôn Ma Thuột đồng ý chữa cho Sương. Nhà ông ở trong làng,
cách đây non ngày đường đi bộ.
Còn ngôi nhà này,
tôi mua lại của người ta trước ngày cưới nửa tháng.
- Cưới? Tôi tròn
xoe mắt.
Anh mỉm cười:
- Vâng! Khi Sương
tỉnh táo. Tôi sung sướng như trẻ con. Cô và tôi xin phép được về miền Tây sau
khi tạ lễ ông thầy. Ba má cô đồng ý khi tôi ngỏ lời xin cưới. Sương ôm lấy cổ
tôi như cách ôm của con nít và hỏi một câu rõ ngớ ngẩn, giọng nũng nịu, tràn
đầy hạnh phúc:
- Sao…tự nhiên em
lại có anh?
- Trời cho em
đấy!Tôi sung sướng trả lời và ấp cái má đỏ rực nóng hổi của cô vào ngực mình.
5.
Nghe chuyện
anh,đầu tôi ong ong,mắt cay sè.Tôi rụt rè hỏi anh một câu mà tôi băn
khoăn:
- Thế… lại để một
đức bé đần độn nữa ra đời à?
Mặt anh xầm
xuống,nét đau khổ như kéo khuôn mặt méo đi trong tư thế nhìn nghiêng.
- Thực ra cô ấy
chưa khỏi hẳn, chỉ mười phần bớt bảy. Năm thì mười họa mới lên cơn như hôm
nay.Bây giờ thì tôi không còn tiền. Nhưng tôi nhất định sẽ chữa khỏi cho cô ấy.
Còn vấn đề sinh thêm con,tôi đã tính kỹ, chỉ khi nào Sương khỏi hẳn mới nghĩ
tới. Còn nó,… vợ chồng tôi thương cháu vô cùng! Tất cả dồn cho nó. Nó là sản
phẩm tội lỗi của tôi. Tôi có bù trì, chăm bẵm hai mẹ con đến chết vẫn không
chuộc được sai lầm mà mình đã làm!
Câu nói sau cùng
của Nhỡ nghẹn lại như có hòn gạch phồng chẹn giữa cổ. Mắt anh hoe đỏ, rân rấn
nước!
Tôi và Nhỡ cùng
lặng đi. Người anh thấp hẳn xuống như thể bị sức nặng vô hình đè lên. Cuối cùng
thì tôi lên tiếng trước:
- Cũng may anh
thức tỉnh kịp thời để tìm lại cái “chất lính” mà anh đã đánh mất nó.
Phải đến mấy phút
sau,anh bỗng ngẩng phắt lên như dùng sức hất đi một tảng đá nặng đang đè lên
đời mình. Nét mặt anh tươi tắn hẳn lên. Anh với chai rượu rót đầy hai ly rồi
cầm một ly nâng ngang mặt:
- Nào! Chúc mừng
ngày hội ngộ!
Nguyễn Đức Hậu Địa chỉ: 406 Thủ Khoa Huân – TP Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP Phan Thiết ngày 26.12.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
__________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét