Trên con đường khổ ải “phục nguyên” Truyện Kiều – Bài Nguyễn Anh Tuấn
Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015
Trong suốt thời gian dài- kể cả khi đứng trên bục trường phổ thông giảng dạy về Truyện Kiều, với những câu chữ Truyện Kiều in có trên tay, trong thâm tâm tôi vẫn nghĩ rằng: đó là văn bản chính thức được công nhận, nên đáng tin cậy. Nhưng với thời gian, đặc biệt là sau khi được tiếp xúc với các nhà Kiều học vốn là những vị túc Nho rành Nôm, càng ngày tôi càng cảm thấy cái nhu cầu cấp bách của không ít người đọc- trong đó có bản thân tôi: đã tới lúc cần phải có một bản Truyện Kiều gần với nguyên tác của đại thi hào Nguyễn Du hơn cả! Trong giai đoạn quay tư liệu để làm bộ phim "Truyện Kiều Xưa và Nay",
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả: Đạo diễn điện ảnh Nguyễn Anh Tuấn
Bút
danh: Mai An Nguyễn Anh
Tuấn
Địa
chỉ: Phố Thái Hà, Hà Nội
ĐT:
0912174947
Email: anhtuan.daodien4@gmail.com
_____
TRÊN CON ĐƯỜNG KHỔ ẢI "PHỤC NGUYÊN" TRUYỆN KIỀU
Trong suốt thời gian dài- kể
cả khi đứng trên bục trường phổ thông giảng dạy về Truyện Kiều, với những câu chữ Truyện
Kiều in có trên tay, trong thâm tâm tôi vẫn nghĩ rằng: đó là văn bản chính
thức được công nhận, nên đáng tin cậy. Nhưng với thời gian, đặc biệt là sau khi
được tiếp xúc với các nhà Kiều học vốn là những vị túc Nho rành Nôm, càng ngày
tôi càng cảm thấy cái nhu cầu cấp bách của không ít người đọc- trong đó có bản
thân tôi: đã tới lúc cần phải có một bản Truyện
Kiều gần với nguyên tác của đại thi hào Nguyễn Du hơn cả! Trong giai đoạn
quay tư liệu để làm bộ phim "Truyện
Kiều Xưa và Nay", là kẻ vốn chỉ có trong tay độ hơn chục bản in Truyện
Kiều đời mới bằng chữ quốc ngữ, tôi không ít lần phải ngẩn ngơ kính nể trước
những bản Kiều Nôm cũ kỹ ố vàng được gìn giữ trong tư gia không chỉ những nhà
Kiều học có tên tuổi, mà còn của nhiều người dân bình thường có ít nhiều chữ
nghĩa đã coi đó là "gia bảo" của mình! Tôi ngộ ra điều này: hơn hai
thế kỷ qua, Truyện Kiều đã được xuất
bản hàng trăm lần bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và dịch ra nhiều thứ tiếng khác
trên thế giới; song do không sưu tầm được nguyên tác của đại thi hào, nên mỗi
soạn giả lại cho ra đời một văn bản Truyện
Kiều có sai khác về số câu và khác biệt khá nhiều về từ ngữ. Các bản Truyện Kiều quốc ngữ hiện đang được lưu
hành thông dụng nhất hiện nay và được tái bản nhiều lần là những bản do các tác
giả Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Thạch
Giang... phiên âm, biên soạn. Song các tác giả trên đều mới chỉ dựa vào một vài
bản Kiều Nôm mà mình may mắn mắn sưu tập được, nên cái mơ ước cần phải xây dựng
văn bản "Kiều tầm nguyên" của học giả Hoàng Xuân Hãn năm nào dường vẫn
còn là một cái đích xa vời! Và giữa khi việc tìm nguyên tác Truyện Kiều dường trở thành điều “không
tưởng”, thì các nhà nghiên cứu, những người yêu Truyện Kiều vẫn tiếp tục cố gắng với những nỗ lực đáng trọng để
mong muốn đưa ra một bản Truyện Kiều
có thể đạt được sự đồng thuận cao nhất!
Vì thế, suốt hai năm qua, khi tận mắt được
chứng kiến (và ghi hình) gần chục buổi cặm cụi làm việc của các nhà Kiều học
"ăn cơm nhà vác ngà voi", thực hiện một trong những nhiệm vụ trọng
yếu của Hội Kiều học Việt Nam là "phục nguyên văn bản Truyện Kiều", tinh tuyển từ hơn chục bản Kiều Nôm thành một
văn bản Truyện Kiều chính thức, trong
khi không có bất cứ một sự tài trợ nào từ phía Nhà nước, còn tư nhân giúp đỡ
thì chỉ là sự "thơm thảo", tôi đã vô cùng thán phục, và hồi hộp chờ
đợi. Công trình này do một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Hội Kiều học Việt Nam
tổ chức hiệu khảo biên soạn, chỉnh lý, chú giải, gồm: PGS Nguyễn Văn Hoàn
(nguyên chủ tịch Hội Kiều học), PGS-TS Nguyễn Hữu Sơn (phó Viện trưởng Viện Văn
học), GS Trần Đình Sử ( chuyên gia nghiên cứu về thi pháp Truyện Kiều), nhà Hán
Nôm Nguyễn Thế Anh, ông Nguyễn Khắc Bảo (người có nhiều bản Truyện Kiều cổ nhất
hiện nay), nhà giáo Hoàng Xuân Khóa, (giảng viên Đại học Hải Phòng, đồng thời
là cháu ruột cụ Hoàng Xuân Hãn, một nhà nghiên cứu về Truyện Kiều nổi tiếng),
nhà giáo, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khôi (tác giả tiểu thuyết "Nguyễn Du-Trên
đường gió bụi"), và nhà thơ Vương Trọng (tác giả bài thơ nhiều người biết
“Bên mộ cụ Nguyễn Du”, đã có nhiều năm nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều).
Các thành viên Ban văn bản vốn ở phân tán (Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội...),
phần lớn cao tuổi (70 đến 90 tuổi), không có địa điểm làm việc cố định, lại bị
câu thúc về thời gian. Theo ông Nguyễn Khắc
Bảo, phó chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam, đã nổi danh nhiều năm nay là
"người đòi lại chữ cho đại thi hào Nguyễn Du", hiện
nay đương tồn tại hàng trăm bản Truyện
Kiều lưu hành khắp Việt Nam và trên thế giới, và riêng ông đã sưu tập hàng
chục bản Kiều Nôm! Trong số những bản Truyện
Kiều này, các nhà nghiên cứu đã so sánh và tìm được hàng nghìn từ khác nhau
từng tốn bao giấy mực tranh luận.
Và đến
nay trong bộ sưu tập của các hội viên Hội Kiều học gồm trên 500 người ở toàn
quốc đã có được 60 bản Kiều Nôm và trên 80 bản Kiều quốc ngữ, ngoại ngữ. Trong
đó, có các bản hiện nay vào hàng cổ nhất như: Liễu Văn Đường 1866, 1871, Duy
Minh Thị 1872, Thịnh Mỹ Đường, Quan Văn Đường, Thuận Thành 1879 hay những bản
độc hữu như Tụ hiền đường 1886, Ấn Thư hội 1896, Quan Văn Đường 1911... hoặc
bản Kinh Bắc, Tiêu Tương, Quế Võ ở quê ngoại, bản Diễn Châu ở quê nội, bản Thái
Bình ở quê vợ Nguyễn Du, ngoài ra còn tham khảo các bản Nguyễn Hữu Lập 1870,
Tăng Hữu Ứng 1874, Trương Vĩnh Ký 1875, Abel Michels 1884, Edmond Nordemanm
1897, Kiều Oánh Mậu 1902, Chu Mạnh Trinh 1906, VNb60 ở Thư viện quốc gia... Ban
văn bản Truyện Kiều của Hội Kiều học
đã đã dựa vào chữ Nôm ở các bản Kiều cổ, cách đọc theo các Tự điển và dựa vào
văn cảnh của câu thơ mà chọn âm quốc ngữ phù hợp, có sai khác khá nhiều với văn
bản của nhóm học giả, nhà thơ, nhà nghiên cứu do Đào Duy Anh chủ trì, thể hiện
sự cố gắng của Hội Kiều học trong quá trình phục nguyên văn bản Truyện Kiều. Văn bản này có thể chưa hẳn
là nguyên tác của đại thi hào, nhưng với 488 chữ thay đổi so với bản Đào Duy
Anh in năm 1979, người đọc có cơ sở để hy vọng tìm thấy sự đồng thuận mới của
toàn xã hội. Còn theo ông Vũ Ngọc Khôi, thường trực Hội Kiều học Việt Nam, thư
ký tổ biên soạn cuốn sách cho biết, để làm được cuốn sách này, các nhà nghiên
cứu đã lựa chọn khoảng 13 bản Truyện Kiều
cổ, trong đó có 8 bản chính thức bằng chữ Nôm, rồi căn cứ vào những chữ Nôm
trong đó tìm xem bản nào lặp lại từ ấy nhiều nhất, có lý nhất thì sử dụng. Ông
Khôi khẳng định, trong quá trình biên soạn, các nhà nghiên cứu chỉ khảo lại
những từ và thống nhất cách gọi, cách dùng cho hợp lý chứ tuyệt đối không bịa
thêm từ mới. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng căn cứ vào phẩm chất của ngôn
từ, bởi Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du
là thơ, nên các nhà nghiên cứu tìm trong số các từ khác nhau, từ nào có “chất
thơ” hơn thì dùng. Ví dụ: trong nhiều bản Kiều Nôm, có viết: Sống làm vợ khắp người ta/ Hại thay tác
xuống làm ma không chồng, nhưng trong bản Nôm của Liễu Văn Đường năm 1871
thì lại viết là: Sống thời tình chẳng
riêng ai/ Hại thay thác xuống ra người tình không. Hoặc có bản viết: Thân lươn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh
bạch từ sau xin chừa nhưng cũng có bản lại viết: Thân lươn bao quản lấm đầu/
Xót lòng trinh bạch từ lâu đến giờ… Hay là, "như 2 câu thơ 696-697, hầu hết cả bản xưa nay đều là: Một mình nàng ngọn đèn khuya,/ Áo đầm giọt
lệ tóc se mái sầu thì về mặt ngữ nghĩa hoàn toàn ổn, không có gì đáng suy
nghĩ. Thế nhưng xem xét lại, thì chữ thứ ba của câu lục chữ Nôm
có thể phiên âm thành nhiều cách: nàng,
nường và nương. Chữ “nương” ở đây
mang hai nghĩa, một chỉ cô gái, một chỉ sự nương tựa. Thế thì khi để ý đến ngôn
ngữ thơ, ta sẽ phiên âm thành “nương”: Một
mình nương ngọn đèn khuya, câu thơ hay hẳn lên, và tin chắc Nguyễn Du có ý
viết như thế!" (Lời nói đầu). Ai cũng biết rằng: trong khi chúng ta
chưa thể tìm ra được bản Truyện Kiều
gốc của đại thi hào Nguyễn Du, thì việc xây dựng một bản Truyện Kiều có được sự đồng thuận cao thực không dễ dàng chút nào!
Khi bản thảo sắp xong, may mắn có được sự tài trợ xuất bản của tỉnh Hà Tĩnh. Và
ngày 08 tháng 8 năm 2015 tại Hội thảo Quốc tế Kỷ niệm 250 năm sinh đại thi hào
Nguyễn Du, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tặng mỗi đại biểu tham dự Hội thảo một cuốn Truyện Kiều của Hội Kiều học Việt Nam,
do NXB Trẻ ấn hành quý III năm 2015. Trong lời nói đầu, Ban văn bản đã có lời
mong mỏi: "Bản Truyện Kiều này không
thể tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc gần xa để
chúng tôi có thể chỉnh sửa trong những lần tái bản sau".
Tôi xin dẫn ra
đây những nguyên tắc chính đã được Ban Văn bản thống nhất trong khi cùng nhau
hiệu khảo Truyện Kiều, và trên thực
tế, Ban Văn bản đã thực hiện được nghiêm túc những nguyên tắc đó: "1.
Hiệu khảo chứ không phải biên tập, do đó không chấp nhận việc đưa vào Truyện Kiều những chữ, những từ mới chưa
từng có trong các văn bản Nôm đáng tin cậy trước đây... 2. Về cơ bản, việc hiệu
khảo phải căn cứ vào các bản Nôm khắc in ngay trong thế kỷ XIX, cụ thể là các
bản Liễu Văn Đường, Thịnh Mỹ Đường, Quan Văn Đường, Duy Minh Thị… Còn các bản
Kiều Nôm và Quốc ngữ xuất bản ở thế kỷ XX, kể cả bản Kiều Oánh Mậu, chỉ nên
được dùng để tham khảo, khi khó tìm được câu chữ hợp lý trong các bản Truyện Kiều Nôm đã kể trên. 3. Phải chú
ý ngữ nghĩa trong văn cảnh. Chúng ta biết rằng, mỗi một chữ Nôm viết ra có
nhiều cách phiên âm khác nhau, và có khi mang ý nghĩa khác nhau, nên muốn chọn
cách phiên âm nào cho hợp lý thì phải chú ý chữ trong câu và trong cả đoạn văn.
4. Luôn nghĩ đến chất thơ trong câu để chọn từ, chọn cách
phiên âm. Nếu chỉ xem mặt chữ Nôm rồi phiên âm theo thói quen mà không lưu ý
đến chất thơ trong câu, nhiều khi chúng ta đã làm cho câu thơ không đúng như ý
Nguyễn Du muốn viết... 5.
Tránh việc làm lạ hóa Truyện Kiều...
Ví như câu thơ số 2297: Nghiêm quân chọn
tướng sẵn sàng Chữ (…) xưa nay được phiên âm
là “nghiêm”, nhưng có người lý luận rằng, chữ đó có thể phiên âm thành chữ
“nghiềm” (có dấu huyền), một từ cổ, trong nhiều sách cổ vẫn dùng theo nghĩa như
chữ “rèn”. Ban Văn bản nhận thấy sự khác biệt không lớn, nên không thay đổi, mà
vẫn phiên âm là “nghiêm” như các bản Truyện
Kiều quen thuộc." (Lời nói đầu Truyện
Kiều- Nxb Trẻ, 2015)
Cung cách làm việc khoa học và nghiêm túc
như thế đã là cơ sở cho người đọc hoàn toàn tin tưởng ở chất lượng của cuốn
sách- cũng như cái đích mong đợi của nhiều thế hệ người yêu Truyện Kiều!
Tuy nhiên, sau khi sách được phát hành, đã
có người phát hiện ra vài sai sót nhỏ. Ngoài lỗi chính tả, lỗi thừa chữ, còn có
cả đôi chỗ biểu hiện sự thiếu đồng thuận trong nhóm Văn bản. Điều đó chứng tỏ,
để có được sự đồng thuận tuyệt đối trong chuyện này thực khó khăn chừng nào!
Nhưng xem ra, đó là những lỗi khó tránh khỏi ngay đối với cả những cuốn từ điển
nước ngoài! (Xin tham khảo:
http://giaobao.com/giai-tri/phat-hien-sai-sot-cua-tu-dien-oxford_tin37731.html).
Đó là những lỗi gì? Chú thích câu 62 ở
trang 29 đã đánh máy thừa một chữ. Lẽ ra là: "ca nhi, vũ nữ" (con
hát, con gái múa), thì in sai thành: "ca nhi, vũ nữ" (con trai hát,
con gái múa). Và một số sai sót do kỹ thuật in ấn, như: câu 1686 lẽ ra là: Tìm
đâu thì cũng biết tin rõ ràng, in sai thành: Tìm dâu. Câu 1760 in thiếu 2 chữ
"bàn hoàn", lẽ ra là: Nỗi lòng no những bàn hoàn niềm tây, hoặc còn
vênh giữa câu thơ trên văn bản với chú thích ở các câu 2568 (trang 357), câu
866 (trang 139), câu 1951 vênh giữa văn bản với lời nói đầu (trang 10). Riêng
cái sai thừa chữ trong câu giải thích"ca nhi, vũ nữ", tôi chợt bật cười
nghĩ đến giai thoại trong dân gian: "Một người đố Kiều: nàng Kiều mang
thai vào lúc nào? Thì có người trả lời: Thất
kinh nàng chửa biết là làm sao! " Tôi nghĩ sai sót nhỏ đó chỉ nên biến
thành một thứ giai thoại góp thêm vào kho tàng giai thoại quanh Truyện Kiều, chứ không nên biến thành
một cớ để chế riễu sâu cay hòng vùi dập toàn bộ công sức tâm trí của những nhà
Kiều học đáng kính trong Ban Văn bản- những người làm cả một công trình không
để mong được trả thù lao ( Và quả thực, cho đến bây giờ, các vị đó vẫn chưa
nhận được một đồng thù lao nào!) Còn những sai sót nhỏ của cuốn sách, cùng
những sự "ném đá" vô tình hay cố ý vào nó cũng chỉ nên coi là tai nạn
khó tránh khỏi trên con đường gian khổ tìm chân lý cuối cùng! Giờ đây, tôi nghĩ
thực đơn giản, chỉ cần in một bản đính chính nhỏ kèm vào những bản chưa phát
hành, sau đó, khi tái bản sẽ tiếp tục hoàn thiện. Theo
PGS-TS Nguyễn Hữu Sơn, người trong Ban Văn bản, việc đầu tiên cần làm lúc này
là khảo dị lại các bản chữ Nôm Truyện
Kiều, để đi tới một sự đồng thuận cao hơn (ít nhất là trong Ban Văn bản).
"Vừa qua, ngày 11.8, NXB Trẻ cùng với các hội đồng thành viên Ban văn bản
Hội Kiều đã ngồi họp và nhất trí sẽ chỉnh lý, sửa sai. Vào tháng 11 tới đây,
tại Hà Tĩnh sẽ diễn ra cuộc hội thảo về Nguyễn Du – Truyện Kiều, có thể chúng
tôi tính đến phương án, tái bản cuốn sách đã được chỉnh sửa." Tôi
trộm nghĩ: nếu thế, người đọc sẽ có một bản Truyện
Kiều quốc ngữ tốt nhất so với các bản đã in trước đây, trên con đường khổ
ải để "phục nguyên" Truyện Kiều
của chính đại thi hào Nguyễn Du!
(Đạo diễn điện ảnh, nhà báo)
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ TP. Hà Nội ngày 17.8.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng
Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét