Di tích – Tạp văn Chân Diện Mục
Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016
Tôi đọc
chuyện du lịch Nhật Bản mà giật mình! Du khách tới Cố Đô Nara, hỏi thăm di tích.
Người ta chỉ giới thiệu hai ba di tích, thế mà mỗi năm Nara đón hàng triệu du
khách! Ngó lại nước mình! Không biết có nên hãnh diện không? Thôi thì hàng vạn
di tích. Các tỉnh, các huyện, các xã đua nhau làm hồ sơ xin công nhận di tích
cấp tỉnh, cấp quốc gia!!! Mà du khách ngoại quốc tới những “di sản“ như
Fan xi Pan hay động Phong Nha là tìm hiểu, mạo hiểm…
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Chân Diện Mục
Họ tên thật Phạm Huy Viên
Ông sinh năm 1936 tại Nam Định, di cư vào Nam năm 1954
Học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khóa 1957-1960, ban Việt Hán
Dạy học tại Rạch Giá, Đà Lạt, Cần Thơ.
Nghỉ dạy năm 1978. Làm đủ thứ nghề: làm rẫy, đi buôn....
Cuối cùng viết văn thơ tại nhà nhưng không in hay đăng báo.
Email: chandienmuc36@yahoo.com.vn
Tôi
đọc chuyện du lịch Nhật Bản mà giật mình! Du khách tới Cố Đô Nara, hỏi thăm di
tích. Người ta chỉ giới thiệu hai ba di tích, thế mà mỗi năm Nara đón hàng
triệu du khách! Ngó lại nước mình! Không biết có nên hãnh diện không? Thôi thì
hàng vạn di tích. Các tỉnh, các huyện, các xã đua nhau làm hồ sơ xin công nhận di
tích cấp tỉnh, cấp quốc gia!!! Mà du khách ngoại quốc tới những “di sản“
như Fan xi Pan hay động Phong Nha là tìm hiểu, mạo hiểm… chứ có tiêu xài như
mình mong đợi (!). Còn mình thì tới đó để xả rác, chụp ảnh, sơn tên mình lên đá!
Mà có những di tích thì người nước ngoài cũng như người mình không hiểu nó có ý
nghĩa gì (?) Có đáng để ca tụng hay tuyên truyền như thế không? Tôi thật không
hiểu đền Cẩu Nhi (chó con) thờ ai? Bà Kiệu là bà nào? Còn bà Cố hỉ là bà vui
mừng hay… hỉ mũi chưa sạch (!?)
Có
những danh nhân hiện đại mà người ta đếm được: đền thờ ngài, tượng đài, những
nơi ngài đã đi qua… lên đến con số… 3000! Quả là một nhận thức tiến bộ tuyệt
vời! Đời sau phải trên đời trước chứ! Văn hoá tâm linh thì ngày càng chồng chất
với bề dày đáng hãi và bề rộng xum xuê. Những nơi càng linh thiêng thì lợi tức
càng cao (!?). Đền Cổ Mễ ở Bắc Ninh, đền Trần ở Kiếp Bạc, bà Chúa Xứ ở Châu Đốc…
Cái gọi là “được“ thật không thống kê được!
Nhười
ta không phân biệt được chánh tín với mê tín, mà càng ở tầng lớp trên càng thấy
rõ. Đền bà Chúa Kho ở Cổ Mễ (người ta ghi tiểu sử bậy bạ cả) và đền Trần ở Kiếp
Bạc càng nhiều ông lớn tới lễ! Người ta xin ấn cầu cho phó chủ tịch lên chánh,
tá lên tướng! Chưa bao giờ quan trí thấp thế, còn mong gì nữa!
Đền
Phủ Giầy (Vụ Bản – Nam Định) và điện Hòn Chén ở Huế đông không thể tưởng vì lên
đồng nhẩy nhót vui quá mà ! Không hiểu sao các ông lớn trong ngành lí luận,
trong sử học muốn phục hồi , phát huy đạo thờ Mẫu vì đây là tôn giáo (!) thuần
Việt (!), không như đạo Phật nhập từ Ấn Độ, đạo Khổng nhập từ Trung Hoa!
Tôi
tới Kiếp Bạc thì chỉ thấy mầu sắc xanh đỏ rới rở, không khí ì sèo, ngộp thở chẳng
thấy hào khí Đông A chút nào! Tới Côn Sơn thì chẳng thấy thơ văn Nguyễn Trãi,
thậm chí Bình Ngô Đại Cáo cũng không được đề cao (!). Chỉ thấy vắng vẻ tiêu sơ.
Ôi!
Các di tích đền chùa tối cổ, tối linh chỉ là kinh doanh ì sèo, ồn ào, nhậu
nhẹt, xả rác... Tôi mắc cười nhất là thấy mấy con chó đá, không chịu nổi
tiếng ồn, xuất hồn chạy mất tiêu.
CHÓ ĐÁ
Chó đá mà biết nói năng
Rằng người cướp mất miếng ăn của mình
Suốt ngày đứng giữa sân đình
Nắng thiêu mưa ướt người đàng cướp
công
Cổng chào loè loẹt tây đông
Thu tiền vào cửa bỏ trong túi người
Lại thêm buôn bán tơi bời
Trò chơi có thưởng ời ời thét loa
Hồn chó thăng chạy ta bà
Người
ta chỉ phục dựng tô vẽ những di tích gần gần, tiện đường đi, mau lấy lại vốn và
có lời. Chẳng ai rỗi hơi mà đi nghiên cứu những điều rắc rối. Cái lăng Ba Vành
ở Huế, người ta cãi nhau om sòm, rồi cho nó đi vào quên lãng luôn (rất nhiều
nhà nghiên cứu nói lăng Ba Vành là mộ vua Quang Trung).
Đau
lòng nhất là nhìn mấy em sinh viên. Nghĩ đến Vua Bà anh hùng mà rơi lệ. Đền
Đồng Nhân, đền Sông Hát, Mê Linh… Chả kiến thiết tổ chức ra hồn… trong khi đoàn
văn nghệ Quảng Ninh sang Tầu tham dự lễ hội Phục Ba (Mã Viện) người ta cho hai
bà quỳ gối dâng rượu và dâng bản đồ đầu hàng Mã Viện. Một hành động nhục nhã
đến như thế mà người ta cũng cho qua luôn!!!
Tôi
thật không hiểu làm sao người ta cố công phục hồi những di tích đã bị san bằng
không còn vết tích mà người ta không cố gắng bảo tồn những di tích còn sờ sờ
trước mắt như Cầu Đá làng Nôm ở Hưng Yên và cầu ngói Thanh Toàn ở Huế (Cầu
Thanh Toàn có được bảo tồn, nhưng … chưa đúng mức!).
Di
tích xưa thì thế, đến như gần đây, sờ sờ trước mắt mà người ta còn dám tô vẽ
láo xược để… thu tiền!
Một
công tử ăn chơi, phá gia chi tử ở Sa Đéc cặp bồ với một cô người Âu phiêu lưu.
Người ta thăng hoa hóa cho cô ta thành văn sĩ, sách được dựng thành phim!
Chuyện tình thơ mộng này có ai thèm biết tới đâu! Thế mà bây giờ tu sửa căn nhà
cho đẹp, thu tiền vào cửa. Ai muốn ngủ trên giường của Người Tình thì đóng tiền
mỗi đêm 800.000 đồng!
NGƯỜI TÌNH
Một cô lãng mạn phiêu lưu
Từ bên Chính Quốc dạt vào An Nam
Gặp ngay chú Chệt tàng tang
Sáp vô một trận tiếng vang Nam Kỳ
Thế rồi tiểu thuyết lâm ly
Bao thằng tán láo ngu si cũng vừa
Thế này là văn chương ư
Lại đem xào lại thế là thành phim
Ngày nay di tích dễ tìm
Tám trăm ngàn ngủ một đêm sướng đời
Tệ hại
hơn nữa là công tử Bạc Liêu, một tên điên tiền, phá tiền như nước. Đốt tiền để
người đẹp lé mắt chơi! Sẵn sàng bỏ hàng chục ngàn (hàng trăm ngàn giạ lúa) để trả
tiền thua bài cho người đẹp. Bạn ghé thăm di tích này ắt sẽ vui cười khi hướng
dẫn viên du lịch nói công tử rất có tâm có tình. Chàng thương người nghèo và
làm từ thiện đều đều…
DI TÍCH GÌ ĐÂY
Đốt tiền trăm tìm giấy năm đồng
Hỏi chàng công tử chơi ngông năm nào
Cũng danh nhân, cũng anh hào
Cũng ghi sử sách tự hào đất ta
Chuyện chàng thì lắm xa hoa
Muôn ngàn trả nợ cô Ba thua bài
Công nông nô, sức trời ơi
Vứt qua cửa sổ khen ngài chơi sang
Cái trò “di tích“ lắm đường?
Ủy ban công nhận làm gương cho đời?
Tôi
không hiểu người ta chạy đua xin công nhận di tích để “giáo dục“ bọn trẻ cái gì
đây???
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Cần Thơ ngày 06/01/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét