Thận trọng – Tạp văn Chân Diện Mục (Cần Thơ)
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016
Các nhà
Nho xưa rất thận trọng. Giữ mình ngay cả khi ngồi một mình (thận độc). Thận
trọng tới độ ngày nay nhiều người sẽ cho là quá đáng: Thủ khẩu như bình, Phòng
ý như thành (giữ miệng mình như giữ miệng bình, giữ ý như giữ thành). Khi viết
văn thì các cụ rất ngại, rất sợ! Khôn văn tế, dại văn bia! Vì văn tế thì sẽ đốt
ngay, còn văn bia thì… để lại muôn đời (!) (có lẽ đó là văn tế bình thường đối
với một người không nổi tiếng… trong làng chăng?) Có lẽ câu này chỉ nói lên
nỗi… sợ… e rằng bài viết dở của mình… sẽ “bị“ đời sau xem tới chăng?
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác giả Chân Diện Mục
Họ tên thật Phạm Huy Viên
Ông sinh năm 1936 tại Nam Định, di cư vào Nam năm 1954
Học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khóa 1957-1960, ban Việt Hán
Dạy học tại Rạch Giá, Đà Lạt, Cần Thơ.
Nghỉ dạy năm 1978. Làm đủ thứ nghề: làm rẫy, đi buôn....
Cuối cùng viết văn thơ tại nhà nhưng không in hay đăng báo.
Email: chandienmuc36@yahoo.com.vn
Các nhà Nho xưa rất thận trọng.
Giữ mình ngay cả khi ngồi một mình (thận độc). Thận trọng tới độ ngày nay nhiều
người sẽ cho là quá đáng: Thủ khẩu như bình, Phòng ý như thành (giữ miệng mình
như giữ miệng bình, giữ ý như giữ thành). Khi viết văn thì các cụ rất ngại, rất
sợ! Khôn văn tế, dại văn bia! Vì văn tế thì sẽ đốt ngay, còn văn bia thì… để
lại muôn đời (!) (có lẽ đó là văn tế bình thường đối với một người không nổi
tiếng… trong làng chăng?) Có lẽ câu này chỉ nói lên nỗi… sợ… e rằng bài viết dở
của mình… sẽ “bị“ đời sau xem tới chăng?
Ngày nay người ta học lem nhem
(lem nhem như ba lá sách của một con trâu), người ta viết bừa, viết ẩu, cẩu thả.
Người ta chẳng có gì, nhưng viết như thùng rỗng kêu to! Viết khoe khoang, nịnh
bợ, dối trá… để lấy lòng, lên chức. Khen lẫn nhau để léo bè kéo cánh… khiến các
cụ phải ngậm ngùi than thở! Vậy nên nói điều thận trọng, đả kích thói viết bừa…
há chẳng phải là điều nên làm chăng?
Tôi từng nói một vị túc nho,
khả kính như cụ Bùi Kỷ. Cụ cực kỳ uyên bác, cực kỳ thận trọng nhưng còn có lúc
sơ xuất há không phải để chúng ta thận trọng chăng? Trong Bình Ngô Đại
Cáo, thay vì dịch: Nước đê vỡ cuốn phăng đàn kiến, cụ đã dịch là: Tổ kiến hổng
sụt toang đê cũ (Quân ta lúc đó; Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, voi uống nước,
nước sông cũng cạn, nên đã đuổi quân giặc như “cơn gió to trút sạch lá khô“, :giòng
nước lớn cuốn phăng đàn kiến“). Đàn sau nên lấy đó làm gương, xin đừng viết ẩu
tả, bôi bác, láo xược!
Một vị giáo sư Hà Nội chữ nghĩa
lem nhem dám bạo gan bình thơ Nguyễn Khuyến thì thật là không biết tự lượng sức!
Trong bài Thu Vịnh có câu:
Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái
Ông
ta giải: “hoa năm ngoái“ là hoa năm ngoái đã héo nay còn đeo trước dậu!!! Ôi! Chẳng
có phương pháp sư phạm cao quí nào, chẳng có dày công nghiên cứu Thi pháp nào
khiến cho vị giáo sư đó hiểu được Hoa năm ngoái. Người ta còn nói Thu Điếu
là Nguyễn Khuyến điếu tang mùa Thu! Uy tín của ông này lớn đến nỗi ngày nay con
cháu Nguyễn Khuyến làm hướng dẫn viên đã nói với du khách điều này khi du khách
đến thăm di tích Nguyễn Khuyến (!)
Các vị giáo sư hàng đầu đã nói Hồ
Xuân Hương yêu Tổng Cóc! Ôi! Một điều sơ đẳng mà không biết: Người ta bôi vôi vào
đầu con cóc rồi ném nó đi xa! Hồ xuân Hương đã coi tổng Cóc như loái gớm ghiếc
này!!!
Các vị còn phê bình bài Tràng Giang
của Huy Cận huy hoàng xanh, rực rỡ vàng, nồng ấm, nồng nàn… thì còn ra thể thống
gì nữa! Ôi! Muốn thưởng thức thơ Huy Cận thì hãy đi bộ bên bờ sông vắng lặng,
buổi hoàng hôn mà ngâm nga chứ không thể ngồi ở ghế giáo sư hàng đầu mà giải
mã. Giải thích, giải mả kiểu này thì không biết các ông đầu ngành, đầu ngọn cái
gì?
Cái sự lem nhem, mấp mô ,ngổn
ngang chữ nghĩa này thật là tức cười khi một vị giáo sư ra câu hỏi trắc nghiệm
cho sinh viên : Bài thơ Khiển Hoài của Phạm Ngũ Lão được viết vào thời: Hán,
thời Đường, thời Tống…? Đáp án: thời Đường (!) Nhiều vị lên tiếng chê giáo sư
đó quá dốt và điên khùng. Phạm ngũ Lão đời Trần mà cũng không biết mà lại còn
hỏi tới bốn đời bên Tầu. Tôi thấy vấn đề còn tệ hại hơn dốt. Đó là cách học lóm,
nghe hơi nồi chõ, ba chớp ba nháng. Học vội vàng rồi đem ra khoe, đem ra Nổ,
đem ra Trộ. Còn tệ hại hơn con vẹt, bởi con vẹt nó chỉ lặp lại nghuyên vănthôi
, không nguy hiểm. Đằng này người học chỉ đọc bản phiên âm, hoặc nghe người
khác ngâm thoáng qua một lượt rồi học lại. Ôi! Cái tựa đó trùng vời bài Khiển
Hoài của Đỗ Mục đời Đường. Hay là ông ta đọc qua câu hỏi của một giáo sư Trung
Quốc, và nghe qua bài thơ của Phạm ngũ Lão Việt Nam. Thế là ông ta lấy nửa Tầu,
nửa Ta lập ra câu hỏi trắc nghiệm của mình, thật là một kỳ công!
Một vị Giáo Sư nổi tiếng viết:
Lê Quí Đôn mô tả Đồng Bằng Nam Bộ mà ông đã “thấy“ đã “đi qua”! Ui chu choa!
Cha mẹ ui! Quân Trịnh ở Thuận Hóa qua Hải Vân bị nóng bệnh chết nhiều, đành
phong cho Nguyễn Nhạc làm Tây Sơn Trưởng là phong chơi! phong cho oai thôi chứ
có kiểm soát được đâu! Có phú thuế gì đâu! Trong khi phía nam Nguyễn Nhạc còn
đầy nhóc: Nguyễn Khoa Thuyên, Tống Phước Hiệp, Tống Phước Hoà, Nguyễn Ánh, Đỗ
thành Nhơn, Võ Nhàn, Võ tánh… vậy Lê quí Đôn vô miền Tây Nam Bộ bằng… trực
thăng à???
Các nhà Trí Thức, nhà Khảo Kíu
khoe chữ Tây, chữ U nói: Huỳnh thúc Kháng là trung úi của Phan Chu Trinh, Trần
quí Cáp là Trung úi của Phan Bội Châu. Thực ra Lieutenant có nghĩa là trung úi
thật nhưng nghĩa gốc của nó là Phụ tá, phó. Viết như vậy thì e rằng học sinh cũng
thắc mắc. Các lãnh tụ có thành lập quân đội chính quy bao giờ đâu, có ai phong
Trung úi, thiếu úi đâu! Người ta còn nói cái thành Xăng Đá (Soldat) ở Biên
Hòa do nghĩa quân xây nên để chống Pháp (!)
Hết khoe chữ tây rồi ngưới ta
lại khoe chữ Nho, chữ Phạn nữa mới là báo đời cho chứ! Ở Hoa Lư có cái cột đá
Linga bị mưa gió bào mòn lâu đời thành vằn vện như là có chữ. có vị giáo sư nói
rằng đó là cột kinh Phật do Đinh Liễn sai khắc bằng một thứ chữ Phạn phiên âm
chữ nho (!) (Có lẽ Đinh Liễn cũng khắc tên mình ở dưới bằng chữ Nho phiên âm
chữ Phạn chăng???)
Chữ Nho đâu có dễ học. Đến như
cụ Đông Hồ rủng rỉnh chữ Nho đầy bụng mà còn viết bậy, dịch trật nữa kìa! Viết
về Hồ Huân Nghiệp cụ Đông Hồ đã hạ:
Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi
Một
câu sếp chữ lại theo kiểu mô à mô chẳng ra câu, chẳng ra nghĩa! Rồi:
Duy luyến Cao Đường bạch phát thì
(Thương
bấy mẹ gìa (!) tóc bạc phơ)
Thật
là sốn mắt cho những người biết chữ Nho, bởi mẹ gìa là Huyên Đường không thể là
Cao đường được!
Tôi cũng xin nhắn quí vị lem
nhem chữ Nho xin đừng chú thích ẩu tả: Trịnh Giang không chết vì bệnh Tim
đâu! Chữ Tâm là tim ai mà không biết. Học ba phút thì biết liền. Nhưng Tâm
cũng là lòng, còn Tâm bịnh, tâm tật không phải là đau tim, đau lòng mà là bệnh
điên khùng. Ông Trịnh Giang điên khùng nghe lời Hoàng công Phụ giết hại anh em,
công thần, dâm dật… chứ không phải ông ta chết vì bệnh tim đâu!
Chữ Nho khó học như thế thì làm
sao trước khi ra pháp trường thi sĩ ngâm một bài thơ mà lại có thể truyền lại
hậu thế (!). Chúa ơi! Một tên Mã Tà vô học, dẫn người đi chém, nghe một lượt mà
có thể nhớ hết bài thơ, nhất là lại bài thơ thất ngôn chữ Hán (?)
Bài hịch vua Quang Trung đánh
Tầu được người ta truyền bá một cách thích thú. Sao lại như thế:
Đánh cho để tóc dài
Đánh cho để đen răng
Đánh cho chúng chích luân bất phản
Đánh cho cúng phiến giáp bất hòan
Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh Hùng chi
hữu chủ
Quân
Tầu đánh Việt Nam có xe cộ gì đâu mà không còn một bánh xe về. Tôi e rằng người
viết bảo rằng chúng không cò một cái lòn (yoni) để về. Ôi đã chạy xấc bấc xang
bang còn ngồi trên xe bò sao (không có bánh cao su thì xe ngựa làm sao nhanh
bằng xe bò), chưa nói tới đường rừng hiểm trở, leo dốc, ngay chỗ bằng phẳng thì
xe bò cũng không thể nhanh bằng chạy bộ! Câu: Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh
Hùng chi hữu chủ là mạo tác sau này. Cụm từ “Nam Quốc Anh Hùng” đủ sức lật tẩy
tác giả bài hịch kia. Thời đó chỉ có cá nhân anh hùng, không có Tập thể anh
hùng, đất nước anh hùng!
Một điều cần biết là câu văn chữ
Nho xư không có Chấm, phết. Chữ Nho không có viết hoa! Một văn bản thời
Bình Tây đời Thiệu Trị. Tới chỗ Nhân danh các cụ ghi hai nhân vật: Trà Long
Nhâm, Vu La Kiên. Có cụ ghi ba nhân vật: Trà Long, Nhâm Vu, La Kiên! Những
văn bản có chấm câu thì không phải là văn bản cổ! Xin hãy thận trọng khi
đem các văn bản cổ ra chấm câu!
Chữ Tiên Sinh khi thì chỉ một
cách xưng hô kính trọng, khi thì chỉ ông thầy dạy (như Phu Tử). người ta có thể
xưng hô Tiên Sinh một người ít tuổi hơn mình. Người Tầu còn gọi một cô giáo mới
20 tuổi là Lão Sư (lỉẻo sứ) nữa đấy. Phan Thanh Giản gọi Võ trường Toản là phu
tử khiến nhiều vị khảo cứu ba chớp nói Phan là học trò Võ. Thực ra thì cụ
Võ chết rồi cụ Phan mới ra đời.
Người ta hiểu là cụ Nguyễn đình
Chiểu là ông đồ dạy học. Sai bét! Cái người đầu tiên gọi cụ Nguyễn đình
Chiểu là ông đồ Chiểu là Phan văn Hùm. Phan văn Hùm là cháu ngoại rể của cụ
Chiểu. Nhưng Phan chỉ gọi tôn xưng thế thôi chứ có viết tiểu sử rõ ràng cụ dậy
học từ năm nào tới năm nào đâu! Người ta tôn vinh ai thì gọi là ông Nghè, ông
Cử, ông Đồ đấy! Như ông nghè Trương gia Mô, ông Cử Đa ở Long Xuyên.
Tôi
quả quyết là cụ Nguyễn Đình Chiểu không thể nào dạy học được! Chữ Nho có đánh
vần được đâu! Làm sao mà học trò mô tả chữ đó để thầy dạy đọc rồi giảng nghĩa
được. Thầy ngồi trên phản, học trò bò dưới đất giơ quyển lên hỏi: Thưa thầy chữ
gì/ Bị khuất cái cột, thầy nói; khuất cái cột tao không trông thấy. Trò bèn bỏ
tập xuống học hoài chữ: Khuất Cái Cột Tao Không Trông Thấy. Chao ôi! Học
kiểu đó thì ông thầy mù làm sao dạy được!
Viết sử không thể mâu thuẫn,
tuỳ tiện, khoa trương, thêu dệt…
Trận chiến bị bại không thể
viết thành thắng.
Nếu không thể lấy lực sĩ chuyên
nghiệp đấu với sinh viên nước ngoài thì cũng không thể lấy gà chiếp ta đấu với
gà trống Tầu rồi nói là mình thắng. Sao có thể viết ông Giang văn Minh đi sứ
tầu làm thơ chửi giữa triều đình nước Tầu. Viết như vậy để nuôi khí thế ta sao?.
Viết đến đây tôi lại nghĩ đến cái tật của trí thức ta, làm gì cũng phải cho nó…
khí thế!
Một ông Tiến Sĩ văn hay chữ tốt,
vẽ giỏi. Một hôm ông ta vẽ hai con trâu chọi nhau, ông vẽ hai cái đuôi vểnh lên.
Một em bẻ chăn trâu đi qua vỗ tay cười ngất; Trật lất rồi ông Nghè ơi!, trâu
trọi nhau thì cái đuôi nó cụp xuống! Thế mới hay, mấy ông tai to mặt lớn làm gì
cũng muốn cho nó khí thế mà không biết rằng: không phải cứ vểnh đuôi lên là khí
thế đâu!!!
18 – Giêng – Năm Khỉ
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Cần Thơ ngày 04/03/2016
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét