Home
» Lý luận phê bình
» Trường ca Nguyễn Anh Nông & Dư luận – TS. Đỗ Thị Thu Huyền tuyển biên soạn
Trường ca Nguyễn Anh Nông & Dư luận – TS. Đỗ Thị Thu Huyền tuyển biên soạn
Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015
Mỗi thời đại lịch sử
có hệ thống thể loại của mình” và chúng “vừa rất cổ sơ nhưng luôn luôn mới mẻ”,
đồng thời “thể hiện thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn
nhận, giải minh thế giới và con người”([1]).
Thể loại văn học từ năm 1975 đến nay có nhiều biến chuyển và thay đổi đáng kể,
trong đó đáng kể nhất là thơ ca. Nguyên nhân thay đổi ấy chính bởi thơ thời kì
này là sản phẩm của những kiểu nhà thơ không hoàn toàn như trước. Nhiều tác giả
đã chú ý hơn đến chất sử thi nhằm tái hiện một chặng đường lịch sử dài, một
chuỗi sự kiện tiêu biểu…
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Nguyễn Anh
Nông
Họ
tên Nguyễn Anh Nông
Sinh:
Kỷ Hợi (1959)
Quê: Chín Cảnh, Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hoá
Quê: Chín Cảnh, Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hoá
Cấp
bậc: Đại tá
Chức
vụ: Quản đốc Xưởng làm phim Khoa học,
Điện
ảnh Quân đội nhân dân- Tổng cục Chính trị- QĐN DVN
Hiện
thường trú tại: 12B3/ ngõ 114/ phố Thanh Lân,
phường
Thanh Trì, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
ĐT:
098.2.004.343
Email:
nguyenanhnong@yahoo.com.vn
_____
TRƯỜNG CA NGUYỄN ANH
NÔNG & DƯ LUẬN
TS ĐỖ
THỊ THU HUYỀN TUYỂN CHỌN & BIÊN SOẠN
TRƯỜNG
CA NGUYỄN ANH NÔNG - ĐỐI THOẠI MỞ - ĐA CHIỀU
TS. Đỗ Thị Thu
Huyền (*)
Mỗi
thời đại lịch sử có hệ thống thể loại của mình” và chúng “vừa rất cổ sơ nhưng
luôn luôn mới mẻ”, đồng thời “thể hiện thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một
cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con người”([2]).
Thể loại văn học từ năm 1975 đến nay có nhiều biến chuyển và thay đổi đáng kể,
trong đó đáng kể nhất là thơ ca. Nguyên nhân thay đổi ấy chính bởi thơ thời kì
này là sản phẩm của những kiểu nhà thơ không hoàn toàn như trước. Nhiều tác giả
đã chú ý hơn đến chất sử thi nhằm tái hiện một chặng đường lịch sử dài, một
chuỗi sự kiện tiêu biểu… nhưng để tạo nên sức hấp dẫn cho trường ca thì xúc cảm
mãnh liệt vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà
Bakhtin đề cao vai trò thể loại: “Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm
ồn ào của tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơ
bản của văn học và ngôn ngữ, mà nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể
loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba”([3]). Đến nay, Nguyễn Anh
Nông đã xuất bản 7 tập thơ và 4 trường ca, đủ thấy lực viết của anh dồi dào,
mạnh mẽ. Đặc biệt với thể loại cần nhiều trải nghiệm, vốn sống và cả những đầu
tư trong kĩ thuật viết, Nguyễn Anh Nông cũng đã chứng tỏ được phong cách riêng
của mình với những đổi mới trong từng chặng.
Sau
rất nhiều thể nghiệm, sự tích tụ của thơ Nguyễn Anh Nông hiển lộ khá rõ trong
thơ ngắn. Trải qua một hành trình đi tìm những cách biểu đạt, Nguyễn Anh Nông
dành sự ưu ái của mình ở thơ ngắn - điểm độc đáo làm nên nét riêng cho phong
cách thơ anh. Không phải là không có thời gian cũng như xúc cảm cho những trang
viết dài, ở thể loại này, Nguyễn Anh Nông bộc lộ mình theo một cách lạ hơn như
anh từng thú nhận: Đôn hậu, hiền lành/ Thơ cũng lành cũng thật như đếm. Nếu như
thơ Nguyễn Anh Nông để trang trải tình cảm với bạn bè, quê hương, gia đình bằng
một chất giọng dung dị, tinh tế thì riêng thơ ngắn đã giúp anh làm mới và bộc
bạch những đúc kết về cuộc sống; đặc biệt khi thử sức với trường ca, Nguyễn Anh
Nông đã thể hiện sự bứt phá đầy quyết liệt, mạnh dạn qua những nỗ lực tìm tòi
không ngừng nghỉ.
Giai
đoạn liền kề tương đối gần trước và sau 1975, xuất hiện nhiều trường ca, phần
lớn tác giả là những người trưởng thành trong quân đội: Thu Bồn, Hữu Thỉnh,
Thanh Thảo, Anh Ngọc, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Trọng Tạo... Dần dần, trường ca
thưa thớt vì công chúng không có thời gian cho những trang viết dài. Nằm trong
xu hướng chung của trường ca Việt Nam sau 1975 là thiên về trữ tình, trường ca
của Nguyễn Anh Nông cũng không quá chú trọng đến âm hưởng sử thi, hào hùng.
Ngay cả khi viết về Trường Sơn, Nguyễn Anh Nông lựa chọn sự dung hòa nhuần nhị
giữa chất sử thi và trữ tình. Còn ở ba trường ca sau này, anh tỏ ra là người
luôn luôn không chịu bằng lòng với những cái đã có. Trong bốn năm, Nguyễn Anh
Nông trình làng bốn trường ca: Trường ca Trường Sơn (2009), Gửi Bill Gates và
Trời xanh (2011), Trò chuyện với cha con Cu Lập Sơn, Lập Thành (2012), đủ để
thấy lực viết dồi dào và sự khát khao chiếm lĩnh thể loại còn “chưa hoàn thành”
này. Với trường ca, Nguyễn Anh Nông đã tạo dựng được bức tranh sống động về
cuộc sống với những số phận con người; cũng có khi là số phận của cả một dân
tộc; và xa hơn là hướng cái nhìn về tương lai.
1- Quá
khứ chưa xa và hành trình mới
Theo
cách nói của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn, muốn viết trường ca thì phải có đủ
“tam trường”: trường vốn, trường lực và trường hơi. Với Nguyễn Anh Nông, anh
viết từ tâm thế một con người đã trải nghiệm chiến tranh, trải nghiệm cuộc sống
và không ít những ngẫm ngợi về nó. Thời đại nào cũng vậy, chiến tranh có cái
khốc liệt, thời bình có những thách thức khiến con người không thiếu những đề tài
để phản ánh hiện thực kì vĩ bằng thể loại này. Trong trường ca Nguyễn Anh Nông,
cảm xúc cá nhân được đặt trong những liên hệ mật thiết với những biến động của
đất nước, khi thì chiến tranh, khi thì thời đại công nghệ toàn cầu và cả những
câu chuyện, những số phận tưởng chừng nhỏ bé nhất. Từ đó bộc lộ những triết lý
sâu sắc, đôi lúc lấn át cả cốt truyện và hình tượng nhân vật. Trường ca Nguyễn
Anh Nông bộc lộ một tâm thế rất rõ:
Ta đi dọc hành trình không gian thời
gian
Trò chuyện cùng năm tháng
Trò chuyện cùng quá khứ tương lai
Nghe diệu vợi cõi người sáng tối
Nghe râm ran nức nở mấy vầng mây…
Đấy
là một hành trình đi dọc không thời gian, anh trò chuyện cùng quá khứ, cùng
tương lai từ hiện thực còn nhiều điều cần khám phá. Và ở nhiều bình diện tiếp
cận, những trang viết trong bốn trường ca đã hiện thực hóa một hành trình nhiều
thú vị và cũng nhiều ngã rẽ của nhà thơ.
Viết
về chiến tranh là cảm hứng lớn nhất trong những trường ca giai đoạn trước đó.
Nguyễn Anh Nông vẫn tiếp tục khơi nguồn mạch cũ này bằng cố gắng đưa vào đó cái
nhìn của riêng anh. Không dàn trải, không thuyết minh và mô tả nhiều về những
đau thương, những hy sinh, cái dụng ý lớn nhất là khắc họa hình ảnh những con
người bình dị, đại diện cho cả một thế hệ của quá khứ hào hùng đã qua:
Những chàng trai cô gái tuổi mười tám
đôi mươi
Gánh trên vai bao điều bình dị
Cõng trên lưng nặng nhọc tháng năm đi
…
Và cha thấy, cháu con
Bầu đoàn lũ lĩ
Mỗi người - chọn cho mình - một
Trường Sơn
Rồi - đi - bằng đôi chân của mình
(mặc - sức vóc - không bằng anh bằng
chị).
(Trường
ca Trường Sơn)
Những
con người được xây dựng trong Trường ca Trường Sơn cũng như những trường ca sau
này của Nguyễn Anh Nông không gánh trên vai những điều vĩ đại, lớn lao mà như
anh bộc bạch:
Tớ chỉ là một nông dân xoàng
Của xứ sở hiền hoà, nhân hậu
Mưa và nắng và gió và bão
Vẫn đồng hành
qua những thương
đau...
(Gửi Bill Gates và trời
xanh)
Lợi
thế của trường ca là khả năng tái hiện những hình ảnh, sự kiện có quy mô lớn,
nhưng ở bốn trường ca của Nguyễn Anh Nông (đặc biệt là ba trường ca sau) thì sự
chú ý chất sử thi hoành tráng không được đề cao. Những trang viết hướng nhiều
đến sự chân thực, dù quá khứ hào hùng của dân tộc được diễn tả bằng những nét
vẽ tinh tế nhưng chủ yếu là những số phận con người trong cuộc chiến ấy. Trường
ca của Nguyễn Anh Nông không ngại thâm nhập sau hơn những bộn bề, phức tạp của
cuộc sống, kể cả những mặt khuất, ở giới hạn giữa cái không thể và có thể.
Ký
ức về Trường Sơn như một ám ảnh miên man. Nếu như với Thanh Thảo, Metro mang
hơi hướng hậu hiện đại, tái hiện một Trường Sơn như mạch ngầm chạy được hai
chiều trái nhau giữa thực tại và quá khứ, thì Trường ca Trường Sơn, từ điểm
nhìn hiện tại, tác giả tái hiện chiến tranh ở cả phần ý thức và vô thức, âm
hưởng sử thi không còn được quá đề cao mà thay vào đó là những cung bậc cảm xúc
được tạo dựng liền mạch đem đến những suy tưởng mới mẻ. Hiện tại và quá khứ đan
xen tạo nên một ám ảnh không dứt, hệ thống chủ đề cũng được chọn lựa lược bớt
đến mức tối đa, chỉ giữ lại những hình tượng mang sức ám gợi. Cái được lựa chọn
không phải là tô vẽ thêm lung linh cho tượng đài đã trở thành huyền thoại này,
mà thay vào đó là sự chú trọng đến những sự thực, có khốc liệt, có đau thương
nhưng cũng không thiếu những lãng mạn, bay bổng. Tuy nhiên, đây đó vẫn còn những
đoạn dàn trải và bị dẫn dụ trôi theo mạch cảm xúc.
Khi đề tài chiến tranh chiếm vị trí chủ đạo
trong toàn bộ hệ thống thể loại của nền văn học mới nói chung và thể loại
trường ca nói riêng, ở đó tái hiện một hiện thực lớn là cuộc sống đấu tranh của
toàn dân tộc; và con người trong quá trình tham gia tích cực vào các sự kiện,
biến cố trọng đại của lịch sử. Theo Lại Nguyên Ân: “Nếu sử thi truyền thống của
nhiều dân tộc ở nhiều thời đại thường hướng sự mô tả vào quá khứ lịch sử dựa
vào truyền thống và dã sử, thì nền văn học sử thi Việt Nam hiện đại lại hướng
sự mô tả vào hiện tại đương đại của dân tộc trong diện mạo cụ thể lịch sử của
nó, dựa vào sự quan sát và tập hợp tài liệu của bản thân từng nhà văn qua kinh
nghiệm và tiếp xúc riêng của họ”([4]). Tổ quốc Việt Nam -
một biểu tượng thiêng được tạc dựng bằng nhiều phong cách khác nhau trong
Nguyễn Khoa Điềm (trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Đình Thi (Đất nước),
Huy Cận (Tổ quốc), Hoàng Trung Thông (Việt Nam ơi, ta hát), Trần Hữu Thung (Việt
Nam tổ quốc tôi), Nguyễn Xuân Sanh (Đất nước, tuổi trẻ và khúc hát)... được Nguyễn
Anh Nông tiếp thêm giai điệu cho bản hòa âm hùng tráng bằng Trường ca Trường
Sơn. Nếu như Đất nước hình tia chớp (Trần Mạnh Hảo) dẫn ngược trở về cả thời
Hùng Vương dựng nước, truyền thuyết Âu Cơ; Ngày hội của rạng đông (Võ Văn Trực)
nhắc sự kiện Xô Viết - Nghệ Tĩnh những năm 1930, kháng chiến chống Pháp; Đường
tới thành phố (Hữu Thỉnh) là hình ảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ Trường Sơn
đến thành phố Hồ Chí Minh; thì Trường ca Trường Sơn với nhiều biến tấu trong
thể loại, hình ảnh và cả những xúc cảm hướng cái nhìn ngược trở về quá khứ rồi
lại dội đến tương lai khi những đứa con có những lựa chọn Trường Sơn của riêng
mình. Trường Sơn kì vĩ, thiêng liêng nhưng ở đó cũng là những kí ức nhiều mất
mát:
Ngày cha vượt Trường Sơn
Mẹ mỏi mòn ngóng đợi
...
Ngày cha vật vã cơn đau
tiền nong không cõng được giấc mơ
Mẹ bất lực nhìn cha thoi thóp thở
Dằng dặc Trường Sơn trong mắt mẹ
buồn.
...
Hôm nay
Con vượt Trường Sơn
Cha không còn trên mặt đất.
Điều
này cũng nằm trong một mạch xúc cảm với nhiều bài thơ của anh: Những tháng ở
rừng/ Đồng đội mấy người gục ngã/ Hồn thiêng gửi lại lá cây rừng (Những tháng
năm ở rừng). Bước sang một thời kì mới, tìm một tiếng nói mới mẻ hơn, lúc này
vấn đề đề tài lớn đề tài nhỏ không còn là điều cần cân nhắc. Nguyễn Anh Nông từ
những đề tài quen thuộc, bình dị đã tìm ra một cách khai thác và truyền tải
thông điệp mới. Gửi Bill Gates và Trời xanh, Trò chuyện với cha con cu Lập Sơn
và Lập Thành của anh khiến người đọc có một cái nhìn mới hơn về trường ca. Bức
tranh về cuộc sống đa sắc màu của trường ca Nguyễn Anh Nông cung cấp thêm một
cái nhìn mới, đó là vấn đề nổi cộm, nhức nhối mà cả thế giới đang phải đối mặt:
Nếu thơ tớ mà đổi ra đô la, vàng,
bạc, kim cương
Thì trái đất nặng thêm nhiều trọng
lực
...Thiên hạ dễ đánh đồng tiền bạc với
nhân văn?
Nền
văn hóa không chỉ của riêng dân tộc Việt Nam có những biến động lớn trước xu
thế toàn cầu hóa về kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Mặc dù đã
khẳng định Nước tớ và nước cậu/ Hai lịch sử/ Hai văn hoá/ Hai sự kiêu hãnh/ mấy
ai có được? nhưng không thể phủ nhận mức độ ảnh hưởng và mối liên hệ chặt chẽ
hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa. Cũng chính vì thế mà một vấn đề khiến rất nhiều
người quan tâm là sự biến đổi ra sao của nền văn hóa, văn học, hẹp hơn là thơ
ca trước sự giao lưu đó. Nguyễn Anh Nông miêu tả cũng là để cảnh báo:
Những tổ hợp nhả khói độc lên trời
Từng đám mây a-xít lặc lè bay quanh
trái đất
...Trái đất như con người bị moi dần
tim, gan, lá lách
...Ta mơ màu xanh râm mát
Ta mơ giấc mơ trái đất
Vĩnh viễn là người bất tử, em ơi!
Những giọt sương long lanh ánh trời
Nhuần nhuỵ cỏ cây hoa lá
Mỗi ngày sống ta như người mắc nợ
Với trái đất này, bạn ơi!
Có
người quan niệm, khi chiến tranh kết thúc cũng là lúc trường ca hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của mình. Điều ấy chỉ đúng với những trường ca mang âm hưởng sử
thi ngợi ca cái hào hùng của thời đại đã qua. Trường ca là thể loại lớn, nó
cũng như tiểu thuyết khi gánh vác vai trò tái hiện những biến động lớn của xã
hội và con người. Lúc này, ở thời kỳ đương đại, khi con người đứng trước rất
nhiều thách thức, cuộc sống biến đổi từng ngày bởi cuộc cách mạng công nghệ
thông tin, sự xâm nhập văn hóa giữa các quốc gia dân tộc, biến đổi khí hậu toàn
cầu… những vấn đề ấy cũng cần một cái nhìn và sự phản ánh bề thế. Giai đoạn sau
của Trường ca Trường Sơn, Nguyễn Anh Nông không khai thác đề tài chiến tranh mà
chuyển sang những vấn đề mang tính thời sự. Gửi Bill Gates và trời xanh là cuộc
đối thoại đầy thân thiện và kiêu hãnh giữa một người nông dân xứ sở hiền hòa
với một con người xuất chúng cả thế giới đều biết. Ở trường ca này, sự đối lập
vẫn được tạo dựng nhưng không phải là sự đối lập gay gắt mà chính xác hơn là
những đối sánh tương hỗ của “hỗn độn và trật tự”. Vẽ ra một khung cảnh của thời
đại internet công nghệ cao với những ứng dụng tài tình và đối xứng một bên của
đất nước nhỏ bé đã đi qua chiến tranh, nỗi đau chồng nỗi đau và giờ là xứ sở
bình dị, hình ảnh những muỗi, kiến, cóc, còng gió nhưng cũng không thể bỏ qua
những lá vàng xao xác, mây bay hay hoa bung biêng gõ vang nỗi nhớ… Tính chất
nhân văn của trường ca được thể hiện ngày một rõ hơn. Không cần cao đàm khoát
luận, không cần mỹ từ về hòa giải dân tộc sau chiến tranh, ước vọng cuối cùng
của con người chính là hòa bình trên trái đất, lúc ấy, mọi đô la, vàng bạc hay
chức quyền đều trở thành bé nhỏ tầm thường.
Nguyễn
Anh Nông có nhiều thơ viết cho thiếu nhi và trong số đó có không ít những bài
thành công, bộc lộ cái nhìn trong trẻo, hồn hậu phù hợp với tâm lý trẻ thơ. Với
trường ca, anh hướng cái nhìn của mình tới trẻ thơ bằng Trò chuyện với cha con
cu Lập Sơn và Lập Thành, qua đó gửi gắm những thông điệp về cuộc sống, về tương
lai. Bốn trường ca của Nguyễn Anh Nông đều trong tư thế đối thoại, đặc biệt hơn
là đối thoại mở. Trò chuyện với cha con cu Lập Sơn và Lập Thành đối thoại với
tương lai: một không gian làng quê với bề dày văn hóa, những giấc mơ, những kí
ức, những trò chơi, những sự vật gần gũi, và cả những “dự phóng ngày gần” theo
mạch thời gian không ngừng nghỉ:
Ý thức, không ý thức
Bản năng, khuôn phép hay vật tự nó?
Có thể là một, hai, ba hoặc chẳng là
gì cả?
Cũng không sao, ta còn thời gian
Chảy không ngưng nghỉ
Trong động mạch và tĩnh mạch
Hồng hào, hoan hỉ.
(Lập
Thành)
Khác
với Trường ca Trường Sơn, tái hiện số phận của cả một dân tộc đi qua nỗi đau
kiêu hùng, ở đây từ số phận của một con người cụ thể, Nguyễn Anh Nông thể hiện
sự trân trọng hạnh phúc gia đình, tin tưởng vào khát vọng về một tương lai tươi
sáng khi “cây lúa cây khoai được dát bạc, dát vàng”.
Viết
cho thiếu nhi cần đến sự giản dị, phù hợp lứa tuổi, có người còn đặt ra những
yêu cầu khi một người nghệ sĩ viết cho thiếu nhi đồng thời phải có thêm thiên
chức của nhà tâm lý, nhà giáo, nhà sư phạm, nhà khoa học…([5]).
Nguyễn Anh Nông viết Trò chuyện với cha con cu Lập Sơn và Lập Thành lấy đối
tượng chính là thiếu nhi nhưng cũng không hẳn chỉ hướng tới bàn chuyện trẻ con.
Nó là cái nhìn thức tỉnh cả người lớn với những suy ngẫm về thời cuộc, những ước
vọng được hiện thực hóa từ những điều giản dị, trong đó không thiếu những hoài
bão bay bổng mời gọi. Âm hưởng này chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp trong Gửi Bill
Gates và trời xanh. Trong nhiều chương đoạn của Trò chuyện với cha con cu Lập
Sơn và Lập Thành, tác giả Nguyễn Anh Nông đã chứng tỏ được cách viết điêu luyện
(dù đôi lúc kết cấu giữa các phần còn có sự lơi lỏng) khi kết hợp giữa việc tái
hiện một thế giới tuổi thơ với những trí tưởng tượng phong phú và sự triết lý
sâu xa gửi gắm qua đó. Cùng với sự hiểu biết, tâm hồn con người ngày càng được
bồi đắp bởi những trí tưởng tượng và ước mơ. Khi thì là một cuộc sống chuyển
động về phía sáng:
Biệt hoàng hôn đón bình minh
Nhú non lộc biếc trên cành cây khô
Buồn vui ùa đến không ngờ
Lâm râm mưa móc trổ cờ ban mai
Líu lo trẻ nỏ học bài
Mầm cây cụ cựa vươn vai mỉm cười
Toác toang áo vỏ hong phơi
Dịu dàng ánh mắt ngời ngời tin yêu
Xác xao gương mặt quê nghèo
Mẹ ta lận đận bóng chiều lom khom
Ngác ngơ rơm rạ gầy nhom
Phất phơ ngọn khói xanh om cánh đồng.
Khi thì là những ước vọng đi xa:
Mái nhà cu Lập Sơn lợp bằng tình yêu
sáng choang,
Nhìn hai bố con tập lẫy tập bò
Không biết rồi ai đi xa hơn ai...
Quá
trình vận động của văn học liên quan mật thiết đến sự thay đổi quan niệm về con
người và cá nhân. Giai đoạn hiện tại, con người cá nhân được đề cao, có khi chỉ
một số phận như trường hợp của hai trường ca Trò chuyện với cha con cu Lập Sơn
và Lập Thành cũng soi chiếu được cuộc sống ở cả bề rộng và bề sâu với nhiều
phương diện khám phá. Ở khía cạnh này, trường ca cũng giống như tiểu thuyết với
khả năng “tiếp xúc tối đa với cái hiện tại ở thì chưa hoàn thành của nó”
(Bakhtin), trường ca cũng vận động như chính cuộc sống đang diễn ra, số phận
dân tộc nhiều lúc nhường tiếng nói cho những số phận cá nhân nhỏ bé. Chính ở
điểm này, trường ca Nguyễn Anh Nông đã làm một cuộc hành hương ngược về quá khứ
chưa xa nhưng để nhận thức thực tại và vươn lên một hành trình mới ở tương lai.
Trong chặng đường nhiều trải nghiệm đó, anh đã thể hiện được trong những trang
viết của mình nhiều tư tưởng nhân văn sâu sắc.
2- Chọn một con đường còn dang dở
Dấn
thân vào một thể loại còn nhiều dang dở chưa hoàn thành, Nguyễn Anh Nông cũng ý
thức được những khó khăn mình sẽ vấp phải. Cũng như thơ, trường ca của anh là
những tiếng nói trang trải với cuộc đời mà anh tự nhận mình còn nhiều mắc nợ.
Nhưng điều đặc biệt hơn trong trường ca Nguyễn Anh Nông là tính chất đa thanh
trong cách anh nhìn về cuộc sống, bề bộn, phức tạp mà cũng nhiều yêu thương
này.
Điểm nổi bật của bốn trường ca Nguyễn Anh
Nông là sự tập trung trong một mạch xuyên suốt. Cái tính chất đối thoại thể
hiện rất rõ. Trường ca Trường Sơn là đối thoại với quá khứ để giúp nhận chân
giá trị, một phần lịch sử đã qua; Gửi Bill Gates và Trời xanh là cuộc đối thoại
đa thanh đầy kiêu hãnh từ một thi sĩ với tỉ phú nổi tiếng toàn thế giới; và Trò
chuyện với cha con cu Lập Sơn và Lập Thành là cuộc đối thoại với tương lai. Dù
với tâm thế nào, trường ca Nguyễn Anh Nông cũng hướng cái nhìn đến một tương
lai đầy hứa hẹn. Có thể đó là khát vọng mạnh mẽ:
Cha mừng - con - vượt - Trường Sơn
Mạnh mẽ
Dứt khoát
Bằng
Vượt
Qua
Cái - bóng - của- mình.
(Trường ca
Trường Sơn)
Có thể chỉ là một con người nhỏ
bé:
Nhìn hai bố con tập lẫy tập bò
Ai biết được ai đi xa hơn ai?
Những le lói con đường xa ngái.
(Trò chuyện với cha con Cu Lập Sơn)
Cũng
như ở trường ca Chín tháng của Y Phương, hình ảnh đứa trẻ là trung tâm của thế
giới, nó khiến cho người lớn phải nhận thức và suy ngẫm nhiều hơn trước một số
phận mới đang hình thành:
Thời gian ái ngại
Hy vọng rụt rè rón rén ngập ngừng đi
Hai cái mậm cây nhúc nha nhúc nhắc.
Vô tư khóc cười
Những đứa trẻ thiên thần trong trắng
Dạy người lớn quên âu sầu, lo lắng
(Trò chuyện với cha con Cu Lập
Sơn).
Trường
ca Nguyễn Anh Nông nhất quán ở tính chất tăng cường đối thoại – cuộc đối thoại
phong phú, đa chiều từ nhiều vấn đề của cuộc sống: chiến tranh, hội nhập văn
hóa, tương lai con người và thậm chí là kín đáo đối thoại với chính mình để tự
lý giải bản thân. Điều này mang đến tính chất động rất rõ cho trường ca Nguyễn
Anh Nông. Nếu như thơ ngắn của Nguyễn Anh Nông chắt lọc, chú ý tạo dựng những
ấn tượng sâu, đập mạnh vào trực giác người đọc thì trường ca của anh nhiều khi
dẫn dụ người đọc trôi theo mạch cảm xúc chứ ít khi tái hiện một cốt truyện hoàn
chỉnh. Nhiều chương đoạn có những biến hóa và vận động mới mẻ như Khúc V, VI,
VIII của Gửi Bill Gates và trời xanh; Chương 2 của Trò chuyện với cha con cu
Lập Sơn…
Điểm
đặc biệt nổi bật nữa có thể thấy trong bốn trường ca Nguyễn Anh Nông là dung
lượng vừa và ngắn với cấu trúc vững. Cũng như tiểu thuyết hiện đại, dung lượng
ngắn là một đặc điểm chung dễ nhận thấy của trường ca giai đoạn sau này. Trường
ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông bộc
lộ nhiều cố gắng trong việc mở rộng dung lượng tự sự và quy mô cảm xúc, có sự
kiện và những biến chuyển trong từ trường của một tư tưởng chủ đạo (Chương VI Vượt dốc
với ba phần (Tỉnh táo, Hôn mê, Gượng dậy); Chương VII Mây; IX Lời một người con,
XI Nhà thơ, XII Nữ chiến sĩ, XIII Cánh bướm - Hồn trinh nữ, XIV Lời kẻ đào ngũ,
XV Lời một người cha, XVI Lời căn hầm dã chiến, XVII Lời cây cầu tạm, XVIII Lời
con đường, XIX Lời một em bé, XX Lời già làng, Vĩ thanh). Tác giả chọn chỗ đứng
ở thời hiện tại để hướng cái nhìn về quá khứ đã qua:
Trường Sơn
Ai lại về đây
Lặng nhìn hôm nay
...
Bài ca mưa nắng xanh tuôn
Máu xương đồng đội mạch nguồn núi
sông.
Nguyễn
Anh Nông viết gọn và chắt lọc ở từng phần, dường như tránh cho người đọc cảm
giác nặng về miêu tả kiểu diễn ca, khi số phận nhân vật, sự kiện đan cài nhiều
lúc tạo ra sự liệt kê dàn trải. Bên cạnh đó lại là những chương đoạn có được sự
linh hoạt giữa chủ quan và khách quan, giữa cảm xúc và tự sự. Điều này có thể
thấy rõ nhất trong trường ca Trường Sơn không chỉ phản ánh chiến tranh với sự
bừng bừng khí thế mà đã đào sâu vào hiện thực, nhận thức và tái hiện cuộc chiến
ở nhiều mặt, trong đó nhấn mạnh đến những góc còn khuất lấp - đó là số phận của
những người lính, người mẹ, người vợ và cả những đứa con đang chịu nhiều đau
khổ khi đất nước đã hòa bình. Đặc biệt là sự sáng tạo nhân vật kẻ đào ngũ:
Ngày ấy, nếu tôi…không còn
Buồn đau, thống khổ đổ dồn vào ai?
Đêm đêm thao thiết thở dài
Ngày ngày tức tưởi, thân trai bẽ bàng
Cúi đầu đi giữa xóm làng
Thấm bao vinh - nhục, khẽ khàng nỗi
đau...
(trường
ca Trường Sơn)
Ở
ba trường ca sau này, dung lượng còn được thu gọn hơn nữa. Dường như sự thu gọn
dung lượng là chủ ý nhường chỗ cho bề sâu được đào xới kĩ càng, nhưng trong đó
vẫn dung hợp được nhiều thể loại.
“Kết
cấu tác phẩm không chỉ là liên kết các hiện tượng, con người. Mối quan tâm lớn
của nhà văn là làm sao sắp xếp tài liệu để cho cái chính yếu được nổi bật lên,
cái quan trọng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Kết cấu tác phẩm thể hiện quá trình
vật lộn của nhà văn với tài liệu sống, để biểu hiện một chân lý khách quan… Tư
tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu và qua kết
cấu”([6]). Trường ca khởi đầu
là cấu trúc tự sự rồi khi đạt đến sự hoàn chỉnh lại mang dáng dấp trữ tình. Vấn
đề mà trường ca tập trung một cách có chủ ý là phản ánh những vấn đề liên quan
đến vận mệnh dân tộc mình. Chính bởi sự bề thế ấy, khi đến với trường ca, không
nhiều nhà thơ giữ được sự kiệm lời súc tích và tiết chế cảm xúc. Trò chuyện với
cha con Cu Lập Sơn có sự đan cài thể loại linh hoạt hơn, ý tứ rõ hơn nhưng đôi
lúc loãng hơn (nhiều liên tưởng khiên cưỡng trong mắt trẻ thơ) điều này khác
với thơ thiếu nhi của anh. “Vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là mối liên
hệ giữa đặc điểm phổ biến của một thể loại văn học với những đóng góp riêng của
từng dân tộc về sự phát triển của thể loại đó. Và cũng là hạn chế nếu không chỉ
được ra phần đặc sắc riêng của từng dân tộc đã đóng góp vào sự phát triển chung
của thể loại”([7]). Từ những trường ca
của Nguyễn Anh Nông có thể thấy, cấu trúc của trường ca nhiều khi không phụ
thuộc vào chương, đoạn hay những phần liền mạch mà có được từ một tư tưởng nhất
quán xuyên suốt.
Cấu
trúc điệp thường trở đi trở lại trong những trường ca của Nguyễn Anh Nông. Đó
cũng là một cách khắc phục và khỏa lấp sự triền miên, lan man của dòng cảm xúc.
Điều này thể hiện rất rõ và ấn tượng trong trường ca Gửi Bill Gates và trời
xanh với cấu trúc nối tiếp chương bằng những lời rào đón trước: (Cái miệng, Con
muỗi, Kiến, Cóc, Nàng còng gió). Kết cấu trùng điệp thường thấy trong trường ca
Nguyễn Anh Nông tạo nhiều dư âm vang vọng:
...Sớm nay
Con đường đã mở
Con đường chồng lên con đường
Như ta chồng lên nhau
những ước mong khát vọng
Niềm vui nhân niềm vui
Nhớ ngày sương tháng gió.
(trường ca Trường
Sơn)
Khác
với quan niệm quá trình vươn tới cái đích của trường ca là “tái hiện được những
sự kiện, những vấn đề liên quan tới vận mệnh của một cộng đồng, một dân tộc,
trong một thời gian và không gian rộng lớn”([8]), trường ca của Nguyễn
Anh Nông lại hướng cái nhìn về những điều bình dị. Dù tập trung xuyên suốt như Trường
ca Trường Sơn, có lúc lại nặng về tính suy tưởng, nhiều chiêm nghiệm như Gửi
Bill Gates và Trời xanh; hay nhiều đoạn, phân khúc được dồn nén, tích hợp như Trò
chuyện với cha con Cu Lập Sơn... tất cả tạo nên một diện mạo phong phú hấp dẫn
riêng cho những trường ca của Nguyễn Anh Nông. Khi thì là sự độc đáo đến từ
cách chọn vần:
Thôi kệ! Thôi kệ!
Mặc xác mèo lười
Khói bếp rong chơi vẽ vời trăng sáng.
(Trò chuyện với cha con Cu Lập Sơn)
Trường
ca Nguyễn Anh Nông không chỉ hướng đến những đề tài đa dạng, phản ánh đời sống,
lịch sử tâm hồn con người dân tộc mình mà ở đó còn thể hiện những chủ động tìm
tòi trong cách biểu hiện: kết cấu đa dạng, ngôn từ giàu hình tượng, câu thơ co
giãn linh hoạt… Dù tập trung xuyên suốt như Trường ca Trường Sơn, Gửi Bill
Gates và trời xanh; mang tính suy tưởng, nhiều chiêm nghiệm như Trò chuyện với
cha con cu Lập Sơn; hay dồn nén, tích hợp như Lập Thành, tất cả tạo nên một
diện mạo phong phú và đa phong cách cho những trường ca của anh.
Thế
giới nhân vật trong các trường ca Nguyễn Anh Nông không quá phong phú. Có nhân
vật với tên tuổi cụ thể, lại có những con người vô danh, tuy nhiên cái tác giả
chú trọng lại là sức khái quát từ những con người ấy. Ở Trường ca Trường Sơn,
có khi chỉ một đoạn viết ngắn về cánh bướm – hồn trinh nữ nhưng lại đem đến
những liên tưởng xa hơn, hay như ở Gửi Bill Gates và trời xanh, Trò chuyện với
cha con cu Lập Sơn, qua một vài nhân vật cụ thể, tinh thần đề cao những nét đẹp
văn hóa làng quê Việt Nam được thể hiện rõ với nhiều biểu tượng đẹp…
Trong
xúc cảm về Tổ quốc và nhân dân thì hình tượng cao đẹp nhất được Nguyễn Anh Nông
tập trung khắc họa lại là người cha, rồi qua đó mới gián tiếp ngợi ca công lao
của những người mẹ. Và dù trực diện hay gián tiếp, người mẹ, người cha ấy vẫn
gắn với số phận và vận mệnh dân tộc.
Ngày cha vượt Trường Sơn
Mẹ mỏi mòn ngóng đợi…
Cha, bay bay về miền cực lạc
Chốn bồng lai tiên cảnh
Dằng dặc nỗi nhớ
Dằng dặc niềm thương
…Với mẹ của con
(Người vợ yêu dấu của cha)
Ngàn lời vàng ngọc không đủ để ngợi ca.
Trường
ca Trường Sơn nằm trong một mạch phản ánh của trường ca sau 1975, khi
Hữu Thỉnh viết Đường tới thành phố, Thanh Thảo viết Dấu chân qua trảng cỏ, Anh
Ngọc viết Sông Mê Kông bốn mặt, Nguyễn Đức Mậu viết Trường ca sư đoàn... Trường
ca Trường Sơn mang âm hưởng của sự hào sảng, tính chất sử thi vẫn còn nhưng
không lệ thuộc vào nó một cách hoàn toàn. Đây đó là những sự pha trộn hài hòa,
cuộc chiến đấu khốc liệt, hi sinh anh dũng đi liền với những phút lãng mạn của
tâm hồn, cái bình dị của đời sống. Những nhân vật em bé, già làng, người cha,
nữ chiến sĩ… như một sự đối lập gay gắt với cuộc chiến của lý trí tỉnh táo: Gió
thốc/ Nắng xém/ Tóc cứng/ Miệng khát/ Họng rát/ Mắt chói/ Bụng đói/ Miệng ói/
Chân run/ Tay mỏi/ Gối đau (Tỉnh táo) của những con người mang trên vai bao
trọng trách và những điều bình dị/ Những trọng trách có tên và không tên… Bởi
“sự tái hiện biến cố các sự kiện của trường ca là gắn với những hoạt động tinh
thần và thực tiễn của cá nhân nhà thơ, và điều kiện quan trọng hơn, nó lấy sự
trưởng thành của ý thức nhân vật làm thước đo các biến cố và sự kiện”([9]) do đó, trường ca
Nguyễn Anh Nông thường chú ý khai thác hệ thống sự kiện và nhân vật. Có thể đó
là cây cầu, căn hầm, con đường… hay những nhân vật có tên tuổi cụ thể Lập Sơn,
Lập Thành… nhưng “sự tổ hợp nhân vật không thể thực hiện được nếu không có một
hệ thống sự kiện tương ứng”([10]).
Có
thể thấy sự vận động từ lối trần thuật, phô diễn, kể tả đến lối viết chắt lọc
chi tiết, cô đọng, súc tích là một bước tiến với ý thức chủ động mạnh mẽ của
nhiều nhà thơ. Ở nhiều trường ca khi tập trung vào cốt truyện và tái hiện số
phận nhân vật, nhiều tác giả không tìm được sự mới lạ của bút pháp, nhìn một
cách tổng thể ấn tượng đọng lại nơi người đọc chỉ là những đoạn/ những câu thơ
hay trong một thiên truyện hoàn chỉnh, giàu cảm xúc. Với Nguyễn Anh Nông,
trường ca của anh khi thì khai thác đề tài chiến tranh nhưng không chỉ phản ánh
chiến tranh với sự bừng bừng khí thế mà đã đào sâu vào hiện thực, nhận thức và
tái hiện cuộc chiến ở nhiều mặt, trong đó nhấn mạnh đến những góc còn khuất lấp
- đó là số phận của những con người chịu nhiều đau khổ, ám ảnh khi đất nước đã
hòa bình; khi thì khai thác cuộc sống của những con người bình dị nhưng ước mơ
không hề nhỏ bé… Khi trường ca của Nguyễn Anh Nông khai thác các đề tài trong
đời sống xã hội hiện tại thì lại thể hiện sự tái nhận thức những vấn đề nhức
nhối, những mặt được và cả chưa được của những biến chuyển khi đất nước trở
mình trong công cuộc hội nhập. Nhưng dù ở tâm thế nào thì cũng le lói nhiều hi
vọng, tin yêu.
Thơ
Anh Nông đa dạng các thể loại, ngay ở trường ca điều này cũng được thể hiện rõ.
Những phân khúc trong trường ca Gửi Bill
Gates và Trời xanh mang lại những biến đổi linh hoạt, Nàng còng gió với thể thơ 5 chữ
linh hoạt và duyên dáng, Phân thân lại là thể tự do nhưng mang đến
âm điệu tươi mới hơn, là điểm nhấn về giọng điệu trường ca này. Nhưng điều đặc biệt ở
thơ anh không đến từ sự linh hoạt của giọng điệu mà phần nhiều đến từ liên
tưởng đa chiều từ những hình ảnh thơ. Trường ca Trường Sơn với cảm hứng anh
hùng đã tạo nên giọng điệu hào sảng cho nhiều trang viết nhưng Gửi Bill Gates
và trời xanh, Trò chuyện với cha con cu Lập Sơn và Lập Thành lại mang đến những
tiếng nói tâm tình như để sẻ chia những vấn đề nhân sinh, thế sự. Ở ba trường
ca sau, những phân tích diễn biến nội tâm nhiều lúc có sự linh hoạt hơn và
những liên tưởng phong phú hơn Trường ca Trường Sơn. Có thể thấy, bốn trường ca
của Nguyễn Anh Nông đem đến một chất giọng riêng thống nhất. Nó là sự kết hợp
nhuần nhị của nhiều thể thơ với tính chất đa giọng điệu. Lúc thì trần thuật,
lúc lại tâm tình, lúc lại độc thoại nội tâm… nhưng ở cung bậc nào cũng hướng
đến những đối thoại với cuộc đời. Anh không chú trọng việc tạo dựng nhân vật,
cốt truyện mà đề cao tính chặt chẽ của bố cục, cấu trúc với việc dung hòa tính
tự sự và trữ tình. Trong các trường ca, không ít những chi tiết đắt ở mỗi đoạn
được anh chọn lựa, nó là những điểm sáng đem đến sinh khí mới cho cả trường ca.
Nhiều đoạn thơ nếu tách riêng ra vẫn có dáng dấp của một bài thơ hoàn chỉnh cả
về nội dung lẫn hình thức biểu đạt.
***
Với
bốn trường ca đã trình làng, Nguyễn Anh Nông phần nào khẳng định được phong
cách của mình với thể loại còn dang dở này. Góp một cái nhìn Trường Sơn – dài –
rộng – của – riêng – mình, một tiếng nói với Bill Gates khi kiêu hãnh khẳng
định chúng mình là – hạt – cát – biết – yêu – đương, và hai cuộc trò chuyện với
Lập Sơn, Lập Thành như một ẩn ngữ về niềm tin cuộc sống, Nguyễn Anh Nông đã cho
thấy một tư tưởng nhân văn sâu sắc trong những trường ca của mình. Lựa chọn một
lối đi với những gập ghềnh, trường ca Nguyễn Anh Nông dường như muốn khám phá
đến tận cùng những góc khuất còn dang dở, những số phận con người dù bình dị
nhưng đủ sức đại diện cho một thế hệ. Hướng ngòi bút vào thời kỳ bão táp sôi
động cách mạng hay thời đại hòa bình nhiều thách thức, anh vẫn chứng tỏ được
bản lĩnh chín chắn từ những trải nghiệm dồi dào, phong phú. Không còn là những
thể nghiệm với bước đi dè dặt ban đầu, Nguyễn Anh Nông đã tạo cho mình một chỗ
đứng trong thi đàn không chỉ bằng các thể loại thơ, mà bằng bốn trường ca với
nhiều biến hóa linh hoạt, đa dạng./.
Hà Nội, hoàn chỉnh, 5/2015
TS. Đỗ Thị Thu
Huyền
Nguyễn Anh Nông gửi đăng.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 10.11.2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
______________________________________________
([10]) Phương Lựu (Chủ biên), Lý luận văn học, Sđd, 1997; tr.302.
_____________________________________________________
_____________________________________________________
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐẠI
TÁ, NHÀ THƠ NGUYỄN ANH NÔNG
Tác
giả Nguyễn Anh
Nông
Họ
tên Nguyễn Anh Nông
Sinh:
Kỷ Hợi (1959)
Quê: Chín Cảnh, Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hoá
Cấp
bậc: Đại tá
Chức
vụ: Quản đốc Xưởng làm phim Khoa học,
Điện
ảnh Quân đội nhân dân- Tổng cục Chính trị- QĐN DVN
Hiện
thường trú tại: 12B3/ ngõ 114/ phố Thanh Lân,
phường
Thanh Trì, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
ĐT:
098.2.004.343
_____
HỘI VIÊN CÁC HỘI:
- Hội Nhà Văn VN
- Hội Điện ảnh VN
- Hội Nhà báo VN
- Hội Văn học Nghệ thuật C.D.T.T.S.VN
- Chi hội Nhà văn Quân đội
(Từng là Hội viên Hội Văn nghệ các tỉnh: Cao Bằng, Thái Bình, Hòa Bình)
TRANG CHỦ:
VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH
HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC
Tháng
9 năm 1975 đến tháng 12 năm 1980 là công nhân kỹ thuật của mỏ Crômit Cổ Định,
thuộc Bộ Cơ khí và luyện kim.
Tháng
2 năm 1979 chiến tranh biên giới xảy ra. Viết đơn lên đường bảo vệ Tổ quốc.12/1980
nhập ngũ. Tháng 5 năm 1981 là Học viên trường sĩ quan Lục quân 1, đến tháng 6 năm
1984 , tốt nghiệp với quân hàm Trung úy. Tình nguyện đi chiến đấu, được điều
động lên biên giới Cao Bằng, thuộc Binh đoàn Pác Bó( Quân đoàn 26, quân khu 1);
7 năm gắn bó với biên giới Cao Bằng(1984-1992),
đầu năm 1992 chuyển công tác về Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh Thái Bình(QK3), gắn bó với quê Lúa 3 năm(1992-1995); tháng 12
năm 1995, được điều động lên Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh Hòa Bình(QK3), công tác tại tỉnh miền núi Hòa Bình này 9 năm(1995-2004); từ tháng 2 năm 2004 đến
nay(2015) là Biên kịch phim, rồi làm Quản đốc xưởng làm phim Khoa học, Điện ảnh Quân đội nhân dân- Tổng cục Chính trị- QĐNDVN.
Hiện với quân hàm Đại tá.
TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ
XUẤT BẢN:
VĂN HỌC:
Năm 1982 có thơ in báo. Tính đến nay, có 11 tác
phẩm đã xuất bản; gồm 4 trường ca và 7 tập thơ.
Về trường ca:
Trường
Sơn, NXB Văn học, năm 2009
Gửi
Bill Gates và trời xanh, NB XB Văn học, năm 2011
Trò
chuyện với cha con Cu Lập Sơn, NXB Văn học năm 2012
Lập
Sơn, NXB Văn học, năm 2012
Về thơ:
Bàn tay lá cỏ(tập 1), NXB Văn học, năm
1993
Bàn tay lá cỏ (tập 2) NXB Văn học, năm
1995
Kỵ sĩ ngựa gỗ, Sở VH-TT Hòa Bình, 1998
Mây báy, Sở VH-TT Hòa Bình, năm 2000
Những tháng năm ở rừng, NXB Quân đội nhân
dân, 2005
Lững thững xanh, NXB Văn học, năm 2010
Hà Nội và Em, NXB Quân đội nhân dân, năm
2011
A- GIẢI THƯỞNG VỀ THƠ:
3 bài thơ: Trước mỗi ban mai, ý nghĩ một người,
Kiếp phù dung - giải B cuộc thi thơ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm
2007.
Với
chim câu trắng - (bài thơ)- Giải C Hội Thơ Thanh Xuân Hà Nội, năm 1992
Bàn
tay lá cỏ- (tập thơ) Giải B về Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hòa Bình lần thứ
Nhất(1999)
Mây
bay- Giải B (tập thơ)- Trong cuộc vận động sang tác Văn học - Nghệ thuật- Báo
chí tỉnh Hòa Bình 10 năm sau đổi mới (1991- 2000)
B- VỀ KỊCH BẢN VĂN
HỌC CÁC PHIM: TRUYỆN, TÀI LIỆU, KHOA HỌC:
CÁC KỊCH BẢN VĂN HỌC PHIM TÀI LIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐIỆN ẢNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
SẢN XUẤT:
1- SAO VUÔNG MẮT LƯỚI (2005), Giải C báo
chí
2 - ĐIỂM TỰA KA LĂNG (2006), Kịch bản đạt
Giải B, của Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch năm 2007. Phim đạt Giải C - 5 năm
của Bộ Quốc phòng 2004-2009
3 - ĐÔNG BẮC - NỖI NIỀM NGƯỜI LÍNH (2006),
Kịch bản đạt giải B, của Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch tin, 2007)
4- ÁNH TRĂNG TRÊN ĐẤT CHÍN RỒNG (NIỀM TIN
XÓM ẤP) - ((2006)
5- VẪN LÀ NGƯỜI LÍNH TRƯỜNG SƠN (NĂM 2007-
2008)
6- KÝ ỨC KHÔNG THỂ PHAI MỜ (NĂM 2009), Giải
thưởng báo chí Toàn quốc năm 2009 (Giải C, không có giải A)
7- ĐẤT ẤM HƠI NGƯỜI (2010)
8- NỮ TƯỚNG XỨ DỪA (NĂM 2012)
KỊCH BẢN PHIM KHOA HỌC:
9- HẬU CẦN TRONG TÁC CHIẾN VÙNG ĐỒNG
NƯỚC (NĂM 2013)- Giải C Giải thưởng 5
năm Bộ Quốc phòng
KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN
10. MƯỜI BẾN NƯỚC, chuyển thể từ truyện ngắn
cùng tên của nhà văn Sương Nguyệt Minh; đồng kịch bản với ĐẶNG THÁI HUYỀN, ĐAQĐND SẢN
XUẤT NĂM 2008 ( Bộ phim đoạt giải Huy Sen Vàng, Liên hoan phim VN lần thứ 16,
2009, tại tp Hồ Chí Minh, Cánh Diều Bạc, tại Hà Nội, 2010) và 4 giải xuất sắc
nhất.
GIẢI THƯỞNG KHÁC:
Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì Ba
Huân chương Quân kỳ Quyết thắng hạng Nhất,
Nhì, Ba
Huân chương chiễn sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì,
Ba
Nhiều bằng, giấy khen
DƯ LUẬN:
Nguyễn Anh Nông- Đi từ miền lá cỏ, NXBQĐND, năm
2013, do TS Đỗ Thị Thu Huyền biên soạn, tuyển chọn, gồm 46 bài viết của nhiều tác
giả về thơ và trường ca Nguyễn Anh Nông. Sách dày 272 trang.
Thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Anh Nông-
khóa luận của Hà Thị Liên, Đại học Sư phạm Thái Nguyên- Đại học Thái Nguyên, năm
2014
Văn
hóa Hòa Bình thế kỷ XX, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 2.000, sách 260
trang. Trang 94, nhà thơ Nguyễn Tấn Việt viết:
“Anh
Nguyễn Anh Nông là tác giả thơ của đằm thắm, nồng nàn, cảm xúc của anh khá mạnh
mẽ khi tứ thơ mở ra thì anh đi hết, đi dấn tới. Anh qua thơ ý thức được rõ rànng
tính thời sự và tính vĩnh cửu, vì vậy thơ anh thường có cặp đôi ý nghĩ ấy trong
từng đoạn cắt của thơ và khi anh thái quá thì sự cặp đôi ấy cùng cặp đến địa
hạt thi ca rất thi vị”
Nhiều
bài viết của các nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ về thơ và trường ca của Nguyễn
Anh Nông- được in, giới thiệu trên báo chí Trung ương và địa phương.
VTT:
NGUYỄN ANH NÔNG- LỬA TRONG THƠ, thời lượng 25 phút; phát hình tháng 5/ 2013 (Về
chân dung tác giả và thơ NAN)
Một số báo, tạp chí Trung ương như: Văn nghệ, tạp chí Nhà văn, tạp chí Văn
nghệ Quân đội; Quân đội nhân dân, báo Quân đội nhân dân-CT, tạp chí Văn hóa Quân
sự, tạp chí Giáo dục và thời đại, tạp chí Tri thức và Thời đại; tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật Quân đội, tạp chí Khoa học và
Tổ quốc…
Tập
sách: Nơi ước mơ hẹn gặp của Phùng Văn Khai, NXB Hội Nhà văn, năm 2013, sách dày
428 trang. (Từ trang 306 đến trang 314 - viết về thơ Nguyễn Anh Nông, với tên bài:
Nguyễn Anh Nông- Thơ ngay ở trái tim mình.
Tập
sách: Tôi và bạn- Bạn và tôi của nhà văn Nguyễn Đức Thiện, Nhà xuất bản Thanh
niên, năm 2010, sách dày 320 trang.228 đến trang 232 có bài viết về trường ca
Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông (bài cũng đã in báo Văn nghệ), với tên bài viết:
Trường ca Trường Sơn- trường ca của lớp lớp con người.
Có
thơ in trong nhiều tuyển thơ.
TỔNG HỢP QUÝ I/2015
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Hà Nội ngày 10.11.2015
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét